Vảy nến da đầu gây ngứa ngáy khó chịu, vảy gàu rụng lả tả gây nhiều bất tiện trong cuộc sống của người mắc. Việc tìm được cách trị vảy nến da đầu an toàn, hiệu quả và tiết kiệm là mong muốn của nhiều người bệnh. Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn 10 cách giúp cải thiện hiệu quả, an toàn bệnh vảy nến da đầu.

Trị vảy nến da đầu bằng lá trầu không

Từ xa xưa, trầu không đã được sử dụng trong cải thiện các bệnh lý về da. Lá trầu không có tác dụng sát khuẩn, giảm viêm, sưng, ngứa ngáy nên đẩy lùi các triệu chứng của bệnh hiệu quả. 

Cách thực hiện như sau:

  • Chuẩn bị 5 lá trầu không đã rửa sạch và 2 thìa dầu dừa.
  • Dùng cối giã nát lá trầu không và vắt lấy nước cốt.
  • Thêm dầu dừa vào, trộn đều và thoa lên vùng da đầu bị vảy nến.
  • Người bệnh nên massage nhẹ và giữ yên trong khoảng 20 phút.
  • Sau đó gội lại đầu bằng nước sạch.

Cách trị vảy nến da đầu bằng lá trầu không

Cách trị vảy nến da đầu bằng lá trầu không

Cách trị vảy nến da đầu bằng dầu dừa

Nhờ tác dụng dưỡng ẩm, phục hồi da, tóc mà dầu dừa được lựa chọn trong cải thiện tình trạng vảy nến da đầu. Sử dụng dầu dừa đúng cách có thể ngăn ngừa tình trạng bong tróc và khô ngứa. 

Cách thực hiện như sau:

  • Lấy 2-3 thìa dầu dừa nguyên chất và thoa lên vùng da bị bệnh.
  • Massage nhẹ nhàng trong khoảng 5 phút để giúp dầu dừa thẩm thấu vào da đầu nhanh hơn.
  • Bạn nên sử dụng khăn tắm để ủ tóc trong khoảng 1 tiếng và sau đó xả sạch lại bằng nước sạch.
  • Để tăng cường hiệu quả điều trị, bạn có thể sử dụng thêm tinh dầu hoa oải hương hoặc tinh dầu bạc hà.

Cách trị vảy nến da đầu bằng dầu dừa

Cách trị vảy nến da đầu bằng dầu dừa

Sử dụng giấm táo trị vảy nến da đầu

Giấm táo có nhiều lợi ích cho da và tóc. Một số nghiên cứu cho thấy, trong giấm táo có chứa acid malic, acid lactic có tác dụng làm mềm da, loại bỏ các tế bào chết giúp làn da mềm mại và khỏe mạnh. Một số acid trong giấm táo còn có tác dụng diệt nấm men giúp da đầu bạn tránh được tình trạng nhiễm nấm. Tuy nhiên, tính acid trong giấm táo cũng có thể gây kích ứng da khi sử dụng. Bạn nên pha loãng giấm táo với nước mỗi lần dùng. 

Cách thực hiện như sau:

  • Chuẩn bị 2 thìa giấm táo, 1 ít nước sạch và bông gòn.
  • Pha loãng giấm táo bằng nước. Dùng bông gòn thấm dung dịch này lên vùng da bị vảy nến.
  • Massage nhẹ nhàng và giữ nguyên trong khoảng 20 phút để giấm táo có thể thấm sâu vào da đầu.
  • Gội lại đầu bằng nước sạch.
  • Người bệnh nên thực hiện 2 lần mỗi tuần để cải thiện được triệu chứng của vảy nến da đầu.

Cách trị vảy nến da đầu bằng giấm táo

Cách trị vảy nến da đầu bằng giấm táo

Cách trị vảy nến da đầu bằng nha đam

Nha đam có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, giảm kích ứng da hiệu quả. Vì thế sử dụng nha đam để điều trị bệnh vảy nến da đầu giúp giảm hiện tượng ngứa ngáy và hạn chế nguy cơ nhiễm trùng. 

Cách thực hiện như sau:

  • Sử dụng ¼ cốc gel nha đam. Bạn có thể cho thêm 6-8 giọt tinh dầu hoa oải hương.
  • Trộn đều hỗn hợp này và thoa lên vùng da đầu bị vảy nến.
  • Massage nhẹ nhàng trong khoảng 3-5 phút và bạn có thể dùng khăn ủ trong khoảng 30 phút nữa.
  • Sau đó bạn gội lại đầu bằng nước sạch
  • Bạn nên thực hiện 2 lần mỗi tuần để nhận thấy hiệu quả.

Cách trị vảy nến da đầu bằng nha đam

Cách trị vảy nến da đầu bằng nha đam

>>> XEM THÊM: Mẹo hay chữa vảy nến da đầu tại nhà cực đơn giản! XEM NGAY

Dầu gội trị vảy nến da đầu

Dùng dầu gội trị vảy nến là biện pháp dễ thực hiện và hiệu quả giúp giảm triệu chứng bệnh vảy nến da đầu. Người bệnh có thể sử dụng các loại dầu gội chứa các thành phần sau:

  • Than đá: Có tác dụng làm giảm sự phát triển của các tế bào da, giúp bong vảy, bạt sừng. Ngoài ra, than đá còn giúp giảm triệu chứng ngứa ngáy và cải thiện làn da đầu. Tuy nhiên, người bệnh nên hạn chế tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời khi dùng dầu gội chứa than đá.
  • Acid salicylic: Có tác dụng bạt sừng, tẩy tế bào chết. Tuy nhiên, việc dùng thuốc bôi chứa thành phần acid salicylic trên da đầu có thể gặp khó khăn khi bôi do vướng tóc. Vì vậy, sử dụng dầu gội chứa thành phần này có thể giúp người bệnh điều trị vảy nến da đầu đơn giản hơn. 
  • Steroid: Loại dầu gội chứa steroid chỉ được sử dụng khi có chỉ định của bác sĩ. Người bệnh không nên sử dụng trong thời gian dài để tránh các tác dụng không mong muốn.
  • Dầu dừa: Dầu dừa có tác dụng cung cấp các vitamin và khoáng chất để cải thiện làn da của bạn. Ngoài ra, dầu dừa còn giúp dưỡng ẩm, giảm các triệu chứng khô ráp, ngứa ngáy và cải thiện mái tóc cho bạn.

Dầu dừa là thành phần trong dầu gội trị vảy nến da đầu

Dầu dừa là thành phần trong dầu gội trị vảy nến da đầu

>>> XEM THÊM: Đâu là loại dầu gội trị vảy nến da đầu tốt nhất hiện nay?

Thuốc bôi vảy nến da đầu

Điều trị bệnh vảy nến da đầu bằng thuốc bôi, kem bôi, thuốc mỡ cho hiệu quả tốt với trường hợp bệnh nhẹ và chưa lan rộng. Một số loại thuốc bôi được sử dụng trong điều trị bệnh vảy nến da đầu như:

  • Corticoid: Giúp giảm các hiện tượng ngứa ngáy, viêm nhiễm, đau rát,... của bệnh vảy nến. Tuy nhiên, người bệnh nên tuân thủ theo chỉ dẫn của bác sĩ, dùng thuốc trong thời gian ngắn và tránh lạm dụng thuốc do corticoid gây nhiều tác dụng phụ như mỏng da, dễ bầm tím trên da, teo da,...
  • Retinoid: Đây là một dẫn chất của vitamin A có tác dụng chống oxy hóa, ngăn chặn quá trình sản xuất các tế bào da. Retinoid được dùng trong điều trị bệnh vảy nến da đầu nói riêng và bệnh vảy nến nói chung. Trong quá trình sử dụng retinoid, người bệnh cần che chắn cẩn thận vì thuốc này làm tăng độ nhạy cảm của da với ánh nắng mặt trời, thuốc cũng có thể gây kích ứng, đỏ da, lột da khi sử dụng. 
  • Acid salicylic: Thuốc có tác dụng làm bong sừng, bạt vảy, loại bỏ các tế bào chết trên da. Bác sĩ có thể kết hợp acid salicylic và corticoid để làm tăng hiệu quả chữa bệnh vảy nến da đầu.
  • Anthralin: Giúp hoạt động của các tế bào da trở lại bình thường. Thuốc này cũng giúp loại bỏ tế bào da, làm giảm tình trạng bong tróc, đóng vảy, giúp da mịn màng hơn. Tuy nhiên, hoạt chất này có thể gây kích ứng da, làm bẩn quần áo, chăn màn.
  • Dẫn xuất vitamin D: Những hoạt chất thường dùng là calcipotriol, calcitriol có tác dụng ngăn chặn quá trình tăng sinh quá mức của các tế bào da, giúp giảm các triệu chứng bệnh vảy nến. Một số trường hợp có thể gặp tác dụng phụ khi sử dụng loại thuốc này như khô da, đau rát, tấy đỏ,... Lúc này, người bệnh nên dừng sử dụng thuốc và thông báo cho bác sĩ để được hướng dẫn.
  • Nhựa than: Có tác dụng làm giảm viêm, ngứa da đầu và giúp bong vảy hiệu quả.

Để việc bôi thuốc trên da đầu đạt được hiệu quả tốt, người bệnh nên  chia tóc thành từng lớp để dễ bôi thuốc vào phần da đầu tiếp xúc với chân tóc. 

Sử dụng thuốc bôi điều trị vảy nến da đầu hiệu quả

Sử dụng thuốc bôi điều trị vảy nến da đầu hiệu quả

Thuốc uống trị vảy nến da đầu

Nếu người bệnh bị vảy nến nặng và không đáp ứng với các biện pháp khác thì bác sĩ có thể chỉ định thuốc uống trị vảy nến. Do có nhiều tác dụng phụ nghiêm trọng nên người bệnh chỉ sử dụng trong thời gian ngắn và cần kết hợp với các biện pháp điều trị khác (dùng thuốc bôi, dầu gội). Một số loại thuốc uống trong điều trị vảy nến da đầu là:

  • Retinoid: Khi sử dụng thuốc bôi Retinoid không hiệu quả thì người bệnh sẽ được chỉ định sang thuốc uống.
  • Methotrexate: Thuốc này có tác dụng làm giảm quá trình sản xuất của các tế bào da, giảm viêm và chống lại tình trạng viêm khớp vảy nến ở một số bệnh nhân. Thuốc có hiệu quả trong điều trị vảy nến nhưng có thể gây ra các tác dụng không mong muốn như tổn thương gan, thận, giảm sản xuất các tế bào máu,...
  • Cyclosporin: Thuốc có tác dụng ức chế miễn dịch tương tự methotrexate. Tác dụng phụ có thể gặp là tăng nguy cơ bị nhiễm trùng, ung thư, các bệnh về thận, tăng huyết áp,...

Cách trị vảy nến da đầu bằng thuốc tiêm

Một số loại thuốc sinh học được sử dụng đường tiêm bắp, tiêm dưới da, tiêm truyền tĩnh mạch để điều trị vảy nến như: Guselkumab (tremfya), adalimumab (humira), etanercept (enbrel), ustekinumab (stelara), ixekizumab (taltz), infliximab,... Những thuốc này có tác dụng ức chế miễn dịch chọn lọc hơn thuốc uống, giảm phản ứng viêm miễn dịch giúp làm giảm các triệu chứng của bệnh. Tuy nhiên, chi phí cho thuốc sinh học đắt có thể lên tới 200-300 triệu/năm.

Trị vảy nến da đầu bằng thuốc tiêm sinh học hiệu quả

Trị vảy nến da đầu bằng thuốc tiêm sinh học hiệu quả

Quang trị liệu điều trị bệnh vảy nến da đầu

Phương pháp này sử dụng ánh sáng tự nhiên hoặc nhân tạo để điều trị vảy nến da đầu. Khi tiếp xúc với tia cực tím trong ánh nắng mặt trời hoặc ánh sáng nhân tạo thì các tế bào T sẽ bị chết đi và làm chậm quá trình phát triển của các tế bào da.

  • Dùng ánh nắng mặt trời: Phơi nắng nhẹ có thể giúp cải thiện tình trạng vảy nến. Tuy nhiên, người bệnh không nên tiếp xúc với ánh nắng có cường độ cao vì có thể làm nghiêm trọng hơn tình trạng của bệnh.
  • Liệu pháp UVB: Biện pháp này thường được áp dụng cho những trường hợp vảy nến nhỏ lẻ trên da đầu và không đáp ứng với thuốc bôi. Tia UVB tác động lên vùng da bị vảy nến và làm chậm quá trình phát triển của bệnh. Một số tác dụng phụ mà người bệnh có thể gặp là đỏ, ngứa, khô da và sử dụng trong thời gian dài làm tăng nguy cơ mắc ung thư da.
  • Liệu pháp UVA: Khi sử dụng liệu pháp tia UVA cần dùng thêm thuốc Psoralen để làm tăng tác dụng của phương pháp này. UVA thâm nhập vào da sâu hơn so với liệu pháp UVB. Liệu pháp này thường được sử dụng cho những trường hợp bệnh nặng. Một số tác dụng phụ mà người bệnh có thể gặp như buồn nôn, nôn, đau rát, ngứa da. Nếu sử dụng lâu dài có thể gây khô da, nhăn da, tàn nhang, thậm chí là ung thư da. 

Sử dụng thảo dược giúp giảm triệu chứng vảy nến da đầu an toàn, hiệu quả

Một số thảo dược đã được nghiên cứu trong cải thiện bệnh vảy nến mà bạn có thể tham khảo: 

  • Chitosan: Đây là lựa chọn an toàn dành cho bạn vì chitosan đã được nghiên cứu tác dụng kháng khuẩn, giúp hồi phục làn da tổn thương, làm mềm và mịn da tại trường Đại học Y Harvard.
  • Lá sòi: Có tác dụng diệt khuẩn và làm lành vết thương nhanh chóng. Ngoài ra, lá sòi còn có tác dụng giảm viêm, nhanh làm lành sẹo, giải độc hiệu quả nên rất có lợi cho người mắc bệnh vảy nến.
  • Phá cố chỉ: Trong thành phần phá cố chỉ chứa hoạt chất Psoralen, có tác dụng làm tăng nhạy cảm với ánh sáng nên thường được sử dụng kết hợp với liệu pháp UVA trong điều trị bệnh vảy nến. Ngoài ra, phá cố chỉ còn giúp bình ổn chu trình tăng sinh tế bào da giúp cải thiện triệu chứng vảy nến.
  • Ba chạc: Có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, giảm tình trạng nhiễm trùng da hiệu quả. Sử dụng ba chạc giúp cải thiện được các triệu chứng viêm, ngứa ở những vùng da bị bệnh.

Người bệnh nên kết hợp các loại thảo dược trên để có được hiệu quả cải thiện bệnh vảy nến tốt nhất. Việc sử dụng những loại thảo dược từ thiên nhiên có thể dùng đồng thời với các thuốc điều trị mà không gây tác dụng phụ. Người bệnh có thể sử dụng trong thời gian dài mà vẫn đảm bảo được sức khỏe chung.

Sử dụng thảo dược cải thiện bệnh vảy nến da đầu

Sử dụng thảo dược cải thiện bệnh vảy nến da đầu

Trên đây là những cách trị vảy nến da đầu hiệu quả và phổ biến hiện nay. Người bệnh cần tuân thủ chỉ định của bác sĩ và kết hợp các thảo dược như lá sòi, ba chạc, dầu dừa, phá cố chỉ,... để hỗ trợ cải thiện triệu chứng của bệnh. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến những thông tin trong bài viết, bạn có thể bình luận hoặc để lại số điện thoại để được tư vấn và giải đáp chính xác nhất.

Nguồn tham khảo 

https://www.webmd.com/skin-problems-and-treatments/psoriasis/scalp-psoriasis 

https://www.healthline.com/health/scalp-psoriasis-picture 

https://www.aad.org/public/diseases/psoriasis/treatment/genitals/scalp-shampoo