Da đầu là một trong những vị trí tổn thương thường gặp ở người bị vảy nến, gây ảnh hưởng lớn tới sức khỏe và thẩm mỹ. Do đó, cách chữa vảy nến da đầu tại nhà là biện pháp được rất nhiều người quan tâm, bởi sự an toàn cũng như đạt được hiệu quả nhất định. Để tìm hiểu rõ hơn, mời bạn tham khảo ngay những nội dung sau đây!

Nguyên nhân nào gây nên vảy nến da đầu?

Vảy nến da đầu là tình trạng khá phổ biến, có thể gặp ở cả người lớn và trẻ nhỏ. Ở giai đoạn nhẹ, bệnh lý này còn khiến người mắc lầm tưởng là gàu nên thường bỏ qua mà không chữa trị.

Tuy chưa có kết luận chính xác nhưng nhiều nhà khoa học đã chỉ ra rằng, nguyên nhân khởi phát vảy nến da đầu là do sự suy yếu của hệ miễn dịch trong cơ thể. Bình thường, hệ thống này có chức năng phát hiện và tiêu diệt những tác nhân lạ gây hại cho cơ thể. Tuy nhiên, vì một lý do nào đó, hệ miễn dịch lại nhận diện nhầm, tấn công chính những tế bào da quen thuộc, khiến chúng tăng sinh và chết đi nhanh chóng, xếp chồng lên nhau, tạo nên những mảng da sưng đỏ, sần sùi, bong tróc liên tục.

60.jpg

Hình ảnh bệnh vảy nến da đầu

Bên cạnh đó, một số yếu tố từ môi trường cũng khiến vảy nến da đầu tiến triển nhanh chóng và trầm trọng hơn như:

- Nhiễm khuẩn hô hấp, đặc biệt là liên cầu nhóm A.

- Chấn thương, trầy xước da đầu.

- Dị ứng thực phẩm.

- Sử dụng rượu, bia, hút thuốc lá.

- Lo âu, căng thẳng kéo dài.

- Thời tiết thay đổi đột ngột.

- Sử dụng một số thuốc gây tác dụng phụ trên hệ thống miễn dịch, chẳng hạn như: Điều trị tăng huyết áp, bệnh tim mạch,...

Vảy nến da đầu có lây không?

Triệu chứng của vảy nến da đầu được đặc trưng bởi những mảng da đỏ, đóng vảy li ti phía trên, rất ngứa ngáy và dễ bong tróc khi chạm vào hoặc cào gãi. Những người xung quanh thường bị ác cảm, lo sợ lây nhiễm khi nhìn thấy những tổn thương trên. Tuy nhiên, cần khẳng định rằng, nguyên nhân là do rối loạn miễn dịch trong cơ thể nên vảy nến da đầu không hề lan truyền từ người này sang người khác.

Tuy nhiên, nếu không điều trị sớm, những đám da tổn thương sẽ lan rộng cả đầu, có khi ra sau gáy, xuống tai, trán và nhiều vị trí khác trên cơ thể.

Cách chữa vảy nến da đầu đơn giản tại nhà

Trong dân gian có rất nhiều mẹo chữa vảy nến tại nhà từ những nguyên liệu sẵn có mà lại an toàn, hiệu quả. Sau đây là một số cách được nhiều người áp dụng:

Dùng dầu ô liu

Đây là chất béo rất tốt cho sức khỏe nhưng cũng là nguyên liệu giúp dưỡng ẩm tốt cho vùng da đầu bị tổn thương. Bên cạnh đó, dầu ô liu còn chứa nhiều hoạt chất có khả năng chống oxy hóa, nhờ đó sẽ giảm nhẹ phản ứng viêm trên da, đồng thời giúp vùng da sưng đỏ mau hồi phục. Cách thực hiện như sau: Bạn hãy chuẩn bị một chén dầu ô liu, đun nhẹ cho ấm nóng, sau đó, thoa đều lên da đầu trong vòng 3 - 4 phút để thấm đều dưỡng chất. Nên thực hiện 3 lần mỗi tuần để cải thiện sớm tình trạng bệnh.

63.jpg

Chữa vảy nến da đầu bằng dầu dừa

Kết hợp dầu tỏi và lô hội

Sự phối hợp của một nguyên liệu có khả năng kháng khuẩn, giảm viêm, tiêu sưng như tỏi với thành phần giúp làm mềm mịn da như lô hội sẽ giúp các triệu chứng của bệnh vảy nến trên da đầu được khắc phục hiệu quả hơn.

Cách thực hiện như sau: Bạn hãy lấy 1 muỗng cà phê dầu tỏi trộn đều với 1 muỗng cà phê gel lô hội, rồi lấy mát - xa nhẹ nhàng lên da đầu trong 10 - 15 phút, sau đó gội đầu bằng nước ấm. Áp dụng đều đặn mỗi tuần 2 - 3 lần, bạn sẽ nhận thấy sự thay đổi đáng kể trên da.

Sử dụng lá trầu không

Với khả năng sát khuẩn, giảm viêm, săn chắc cấu trúc da, sử dụng lá trầu không cũng là cách chữa vảy nến được nhiều người áp dụng. Bạn chuẩn bị 10 - 15 lá trầu không, đem rửa sạch, xay nhuyễn hoặc giã nát, lọc lấy nước. Dùng nước chiết này thoa lên vị trí da đầu bị tổn thương, để trong khoảng 30 phút rồi gội lại. Áp dụng liên tục trong vòng 1 tháng, bạn sẽ nhận thấy các biểu hiện được khắc phục đáng kể.