Theo thống kê, khoảng 50% người bị vảy nến xuất hiện triệu chứng ở trên đầu. Nhiều người đã áp dụng các cách chữa vảy nến da đầu hiệu quả, trong đó có quang hóa trị liệu. Vậy đặc điểm của phương pháp này như thế nào? Ưu và nhược điểm ra sao? Nếu có chung những thắc mắc này, bạn đừng bỏ qua thông tin bài viết dưới đây nhé!

Triệu chứng bệnh vảy nến da đầu

Vảy nến da đầu khiến người bệnh tự ti, mặc cảm, né tránh mọi người. Vậy làm thế nào để nhận biết triệu chứng bệnh để có giải pháp cải thiện hiệu quả?

- Da đầu xuất hiện các mảng tổn thương đỏ: Ở giai đoạn đầu tiên, các mảng đỏ có kích thước nhỏ, giới hạn rõ ràng với vùng da còn lại. Những nốt lấm chấm đỏ, kèm theo vảy bong tróc sẽ xuất hiện. Người bệnh có thể ngứa ngáy rất khó chịu.

- Ở giai đoạn nghiêm trọng hơn, tổn thương có thể lan rộng ra toàn da đầu, kéo xuống 2 tai, sau gáy và ra trán gây bong tróc rất khó chịu.

- Tóc có thể bị rụng do gãi và thường mọc lại sau khi được điều trị.

61.jpg

Hình ảnh bệnh vảy nến

Nguyên nhân vảy nến da đầu

Nguyên nhân vảy nến da đầu cũng tương tự như tại các vị trí khác. Đó là do sự rối loạn của hệ miễn dịch kết hợp với các yếu tố nguy cơ từ môi trường.

- Hệ miễn dịch giúp bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh bằng cách phát hiện, tiêu diệt virus, vi khuẩn trước khi chúng xâm nhập. Tuy nhiên, khi bị bệnh vảy nến, các tế bào miễn dịch (ở đây là tế bào T) bị suy yếu, rối loạn nên nhận diện nhầm, coi các tế bào da là những tác nhân ngoại lai nên tấn công chúng. Điều này làm cho thời gian sống của các tế bào da chỉ là 3 – 4 ngày so với 28 – 30 ngày như bình thường. Chúng được đẩy lên bề mặt da, tích tụ và gây ra các tổn thương sưng viêm, đỏ và bong tróc vảy.

Ngoài ra, một số yếu tố khiến bạn có nguy cơ bị vảy nến cao hơn hoặc trầm trọng thêm các triệu chứng bệnh, bao gồm:

- Yếu tố di truyền, lịch sử gia đình: Vảy nến có yếu tố di truyền. Nếu bố hoặc mẹ bị vảy nến thì con có nguy cơ mắc vảy nến 8%, còn cả bố mẹ đều bị vảy nến thì con sinh ra có tỷ lệ mắc vảy nến là 41%.

- Stress kéo dài: Điều này có thể làm suy yếu hệ miễn dịch, từ đó gây bùng phát hoặc làm trầm trọng thêm tình trạng vảy nến.

- Chấn thương da: Các vết thương, vết tiêm chủng, xăm đều có thể gây ra những tổn thương bệnh vảy nến. Vì thế, bạn hãy thận trọng.

- Thừa cân, béo phì: Tổn thương trong bệnh vảy nến đảo ngược có xu hướng phát triển ở các nếp gấp trên da của người béo phì.

- Uống nhiều bia, rượu: Thói quen này khiến triệu chứng bệnh vảy nến trầm trọng hơn và làm hiệu quả điều trị của nhiều loại thuốc giảm xuống.

- Hút thuốc lá: Thói quen hút thuốc lá cũng có thể kích hoạt bùng phát vảy nến. Bạn nên bỏ thuốc và tránh xa người hút thuốc.

- Sử dụng một số loại thuốc: Một số loại thuốc điều trị cao huyết áp, điều trị rối loạn lưỡng cực có thể kích hoạt đợt bùng phát vảy nến mới.

- Bị nhiễm trùng: Những người đã bị viêm họng liên cầu khuẩn, nhiễm trùng đường hô hấp trên có nguy cơ cao mắc vảy nến.

Cách chữa vảy nến da đầu bằng quang hóa trị liệu

Hiện nay, các phương pháp điều trị vảy nến da đầu bao gồm sử dụng thuốc, quang hóa trị liệu giúp cải thiện triệu chứng và ngăn ngừa tái phát hiệu quả. Trong đó, điều trị vảy nến bằng liệu pháp ánh sáng được nhiều người áp dụng. Phương pháp này sử dụng tia cực tím nhân tạo A (UVA) hoặc tia cực tím B (UVB) một cách đơn độc hoặc kết hợp với thuốc đặc trị.

- Điều trị vảy nến bằng UVB: Việc tắm nắng hoặc tiếp xúc da với nguồn ánh sáng nhân tạo có thể cải thiện triệu chứng bệnh vảy nến nhẹ hoặc trung bình. Phương pháp này giúp cải thiện triệu chứng và ngăn ngừa tổn thương lan rộng. Tuy nhiên, hãy thận trọng bởi nó có thể gây khô, ngứa, đỏ da.

- Tiếp xúc với ánh sáng mặt trời: Phương pháp này ức chế sự tăng sinh của tế bào da, giảm viêm hiệu quả. Tiếp xúc với ánh sáng mặt trời nhẹ nhàng lúc bình minh có thể cải thiện triệu chứng vảy nến, nhưng tiếp xúc với ánh nắng mặt trời gay gắt dẫn đến các tổn thương trầm trọng hơn.

- Điều trị Goeckerman: Đây là sự kết hợp của phương pháp điều trị UVB và chế phẩm từ than đá.

- Psoralen kết hợp với tia cực tím A (PUVA): Psoralen là chất giúp da hấp thụ tia cực tím A tốt hơn, từ đó cải thiện triệu chứng vảy nến hiệu quả.

- Excimer laser: Đây là một dạng điều trị vảy nến da đầu bằng cách chiếu một chùm tia UVB lên các mảng vảy nến để kiểm soát triệu chứng và giảm viêm. Phương pháp này có tác dụng mạnh hơn các biện pháp truyền thống, tuy nhiên, chúng có thể gây tổn thương và phồng rộp da.

Tuy được đánh giá là hiệu quả và khá an toàn nhưng phương pháp điều trị vảy nến bằng quang hóa trị liệu có thể khiến da bị nhăn nheo, tàn nhang, nhạy cảm với ánh nắng mặt trời, ung thư da. Ngoài ra, nó có chi phí cao nên không nhiều người tiếp cận được với phương pháp này.