Vảy nến là một loại bệnh mạn tính về da, tuy không gây ra biến chứng nguy hiểm nhưng lại dễ tái phát nhiều lần khiến cuộc sống của người mắc bị ảnh hưởng đáng kể. Một trong những cách kiểm soát bệnh phổ biến hiện nay là dùng thuốc bôi vảy nến. Vậy có những loại thuốc nào và bạn cần lưu ý gì khi sử dụng? 

Thuốc bôi vảy nến corticosteroid

Nhóm thuốc đầu tiên phải kể đến và cũng có thể coi là loại được dùng nhiều nhất trong điều trị vảy nến chính là corticosteroid (hay corticoid). Một số thuốc điển hình của nhóm này bao gồm hydrocortisone, betamethasone, clobetasol,… có khả năng chống viêm và giảm tăng sinh các tế bào vảy sừng. Từ đó giúp giảm triệu chứng đỏ da, bong vảy. 

Tất nhiên, mức độ hiệu lực và tác dụng phụ của corticosteroid sẽ tỷ lệ thuận với nhau. Những tác dụng phụ hay gặp nhất khi dùng thuốc bôi vảy nến corticoid là làm teo da, rạn da, mỏng da, dễ bội nhiễm vi khuẩn hoặc nấm do bị ức chế miễn dịch, bệnh dễ tái phát và có nguy cơ cao mắc hội chứng cushing. Dù giảm được triệu chứng bệnh vảy nến nặng nhưng cũng không nên dùng lâu dài để tránh sự phụ thuộc vào thuốc. 

Corticoid bào chế dưới dạng mỡ được coi là tối ưu nhất nhờ khả năng thấm tốt qua da. Tuy nhiên, để tiện cho việc sinh hoạt mà vẫn mang lại hiệu quả điều trị tốt, người mắc bệnh vảy nến nên bôi dạng kem ban ngày và dạng mỡ cho ban đêm. 

thuoc-boi-corticoid-co-the-lam-mong-da-teo-da.webp

Thuốc bôi corticoid có thể làm mỏng da, teo da

>>> XEM THÊM: Bệnh vảy nến có lây không?

Thuốc bôi vảy nến chứa các dẫn xuất của vitamin D3

Dẫn xuất tổng hợp từ vitamin D3 để trị bệnh vảy nến được sử dụng nhiều nhất là calcipotriol (hay calcipotriene). Bên cạnh đó còn một số dược chất phổ biến khác như calcitriol, maxacalcitol, tacalcitol,… 

Nhóm thuốc bôi vảy nến này có tác dụng biệt hóa tế bào keratin trong vảy sừng, giảm sự tăng sinh của các tế bào này và hoạt động của tế bào lympho T trong hệ thống miễn dịch của cơ thể. Thuốc thường được chỉ định trong 4 - 8 tuần cho các trường hợp vảy nến nhẹ đến trung bình. Bác sĩ có thể kết hợp thuốc bôi calcipotriol vào buổi sáng và corticoid dạng bôi vào buổi tối để tăng hiệu quả điều trị.

Các loại thuốc này có thể gây ra các tác dụng phụ như kích ứng, khô da, rát da (đặc biệt đối với vảy nến vùng da mặt), tăng calci máu, ức chế một số hormone của cơ thể nếu dùng liều cao hoặc có tiền sử bệnh lý về thận. 

Các loại retinoid dạng bôi trong điều trị vảy nến

Retinoid là tên gọi chung cho các hợp chất được tổng hợp từ vitamin A dưới dạng acid (chủ yếu) hay ester (được chuyển hóa thành acid trước khi hoạt động trên da). Hay gặp nhất trong nhóm thuốc bôi vảy nến này là tazarotene.

Tazarotene có tác dụng giúp giảm các tế bào sừng biệt hóa bất thường đồng thời giảm tăng sinh chất sừng. Thuốc được khuyến cáo sử dụng trong 8 - 12 tuần cho những người bị vảy nến nhẹ và trung bình. Nên dùng sản phẩm dạng kem, nồng độ thấp để tránh tác dụng phụ gây mụn, đỏ da, bỏng rát da. Nên bôi cách ngày nếu có sự đồng ý của bác sĩ.

tazarotene-dang-kem-la-mot-loai-thuoc-boi-tri-vay-nen-thuong-duoc-su-dung.jpg

Tazarotene dạng kem là một loại thuốc bôi trị vảy nến thường được sử dụng

Anthralin được chỉ định để điều trị vảy nến

Anthralin (hay Dithranol) là một hoạt chất chính trong thuốc bôi vảy nến, có khả năng ngăn chặn hoạt động của tế bào lympho T và thúc đẩy quá trình biệt hóa tế bào sừng. Người bệnh thường được chỉ định dùng thuốc trong 8 - 12 tuần, nồng độ có thể tăng dần (từ mức thấp nhất là 0,1%) theo thời gian để da kịp dung nạp. Anthralin có hai dạng bào chế phổ biến là kem và mỡ. 

Anthralin chỉ có một tác dụng phụ hay gặp nhất là kích ứng da, đặc biệt ở vùng kẽ, có thể thấy các vết ố màu nâu trên da nhưng sẽ sớm biến mất. 

Điều trị vảy nến bằng thuốc bôi acid salicylic

Acid salicylic có công dụng bạt sừng tại chỗ nhờ khả năng phá vỡ sự kết dính giữa các tế bào sừng đồng thời hạn chế sự đóng mảng vảy nến trên da. Nhờ đó làm tăng tính thấm của các hoạt chất chữa vảy nến khác trên da. Điều này cực kỳ hữu hiệu với những người bị vảy nến vùng da đầu hoặc vùng vảy dày. Loại thuốc bôi vảy nến này được khuyến cáo dùng trong 8 - 16 tuần kết hợp cùng các thuốc khác. 

Tuy nhiên, acid salicylic nên được sử dụng một cách thận trọng với người bị bệnh gan/thận vì thuốc được hấp thu toàn thân và khó đào thải hơn trên những đối tượng này. Lúc đó, người bệnh sẽ có các biểu hiện của hội chứng salicylic như nôn/buồn nôn, thở nhanh. Không nên dùng đồng thời với các thuốc tương tự vitamin D3 vì pH của acid salicylic có thể làm giảm hoạt tính của nhóm thuốc này. 

acid-salicylic-giup-bat-sung-tang-tinh-tham-cua-cac-thoi-boi-vay-nen-khac.jpg

Acid salicylic giúp bạt sừng, tăng tính thấm của các thuốc bôi vảy nến khác

Hướng dẫn cách sử dụng thuốc bôi vảy nến đạt hiệu quả cao

Tuy chỉ là kem bôi ngoài da nhưng nếu chúng ta không tìm hiểu kỹ cách dùng cũng như những lưu ý trong thói quen sinh hoạt thì sẽ rất khó chữa khỏi bệnh. Một số chú ý dành cho bạn khi dùng thuốc bôi vảy nến:

Làm sạch da đúng cách

Không làm sạch da quá nhiều lần trong ngày hay chà xát mạnh khi vệ sinh da. Sau mỗi lần rửa sạch vùng da bị tổn thương, cần lấy khăn sạch lau nhẹ để da luôn khô thoáng.

Không nên sử dụng các loại sữa tắm, dầu gội thông thường bởi hàm lượng xà phòng cao có thể khiến bệnh vảy nến trầm trọng hơn. Thông thường, bác sĩ đều kê cho bạn các sản phẩm chuyên dùng cho người bị vảy nến của các hãng dược mỹ phẩm lớn. Các sản phẩm này đã được nghiên cứu và thử nghiệm qua nhiều giai đoạn nên có độ lành tính và an toàn cao. 

Cách thoa thuốc bôi lên vùng da bị vảy nến

  • Đảm bảo da sạch và khô. Rửa tay sạch trước khi bôi thuốc. 
  • Lấy một lượng thuốc bôi vảy nến vừa đủ ra đầu ngón tay, thoa nhẹ lên vùng da cần điều trị một lớp thật mỏng. Không bôi tràn ra các vùng da không bị vảy nến. 
  • Đợi khoảng 5 phút cho thuốc thấm vào da trước khi da tiếp xúc với các đồ vật khác. 

dung-thuoc-boi-tren-vung-da-vay-nen-dung-cach-de-dat-hieu-qua.jpg

Dùng thuốc bôi trên vùng da vảy nến đúng cách để đạt hiệu quả

Bảo vệ da bằng kem dưỡng ẩm và kem chống nắng

Bảo vệ da bằng kem dưỡng ẩm và chống nắng là rất cần thiết khi điều trị bệnh vảy nến bởi làn da của bạn trong và sau khi sử dụng thuốc bôi vảy nến trở nên rất yếu và dễ bị kích ứng. Vì thế, việc bảo vệ da trước các tác nhân khói bụi, ánh nắng trực tiếp là điều thiết yếu. 

Đa số các thuốc đều gây ra tác dụng phụ là làm khô da, bỏng rát da nên một sản phẩm dưỡng ẩm sẽ mang lại cảm giác dịu nhẹ và dễ chịu cho da. Ngoài ra, kem dưỡng ẩm còn có tác dụng giảm ngứa và bong vảy. Bạn nên dưỡng ẩm cho da 2 lần/ngày sau khi tắm hoặc làm sạch da.   

Chắc hẳn chúng ta đều biết tác hại của tia UV đối với làn da nên việc thoa kem chống nắng là bắt buộc. Người bệnh nên chọn những loại kem chống nắng được bác sĩ da liễu khuyên dùng để tránh kích ứng da. 

>>> XEM THÊM: Bệnh vảy nến kiêng ăn gì?

Những lưu ý khi dùng thuốc bôi chữa bệnh vảy nến

Điều trị vảy nến là một quá trình lâu dài, không chỉ dừng lại ở việc sử dụng thuốc bôi vảy nến mà bạn còn cần chú ý những điều sau:

Tránh tâm lý căng thẳng khi mắc bệnh vẩy nến

Rất nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, việc giảm tình trạng căng thẳng có tác động tích cực tới mức độ nghiêm trọng của bệnh. Cụ thể, một báo cáo của Mỹ vào năm 2013 cho biết, có gần 70% người trưởng thành mắc vảy nến tái phát sau giai đoạn stress kéo dài. Nghiên cứu này cho rằng stress làm giảm các phản ứng đáp ứng miễn dịch, kích thích các yếu tố gây viêm sản sinh nhiều hơn. 

Vì vậy, người bệnh nên giữ tinh thần thoải mái, lạc quan trong quá trình điều trị cũng như sau khi khỏi bệnh. Giữ chế độ nghỉ ngơi hợp lý, ngủ đúng giờ, đủ giấc và tránh xa những điều tiêu cực trong cuộc sống. Nếu người bệnh cảm thấy quá căng thẳng, lo âu thì có thể tìm tới các lớp học thiền hoặc yoga.

stress-keo-dai-co-the-lam-giam-hieu-qua-cua-thuoc-boi-vay-nen.jpg

Stress kéo dài có thể làm giảm hiệu quả của thuốc bôi vảy nến

Khi nào cần kết hợp phương pháp trị bệnh vảy nến khác?

Các phương pháp khác trong điều trị vảy nến chủ yếu là quang trị liệu (sử dụng tia UV) và các thuốc trị vảy nến toàn thân. Liệu pháp tia UV thường được chỉ định cho những người mắc bệnh vảy nến trên vùng da rộng. Trong khi đó, điều trị toàn thân được áp dụng cho những trường hợp bệnh nặng hoặc không đáp ứng khi dùng thuốc bôi vảy nến. 

Ngoài ra, với người đã tái phát bệnh nhiều lần thì việc dùng các thuốc bôi vảy nến trên có thể gây ra tác dụng phụ không chỉ cho da mà còn cho toàn thân. Vì thế, một sản phẩm có nguồn gốc dược liệu kết hợp mang lại nhiều công dụng và để điều trị lâu dài sẽ là một lựa chọn để bạn cân nhắc. 

Bạn có thể sử dụng kem bôi chứa các thành phần như phá cố chỉ, ba chạc, lá sòi, chitosan,… Trong đó phá cố chỉ có công dụng chống viêm, bạt sừng; ba chạc, lá sòi có khả năng kháng khuẩn, kháng nấm, chống oxy hóa tốt. Đặc biệt là chitosan đã được nghiên cứu tại trường Đại học Y Harvard với tác dụng giúp chữa lành vết thương, ổn định pH da, làm mịn da, kháng khuẩn trong nghiên cứu tại trường Đại học Y Harvard. Sự kết hợp này giúp sản phẩm giải quyết được nhiều vấn đề của vảy nến cùng một lúc.

Trên đây là những thông tin cơ bản mà bạn cần nắm được về các loại thuốc bôi vảy nến và những điều cần chú ý khi sử dụng thuốc. Điều trị vảy nến luôn cần cân bằng giữa yếu tố lợi ích và nguy cơ để hạn chế tối đa các tác dụng phụ. Vì thế, bạn hãy cân nhắc lựa chọn một sản phẩm có nguồn gốc dược liệu để điều trị lâu dài căn bệnh mạn tính này. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào về bệnh vảy nến, hãy để lại bình luận hoặc số điện thoại để được giải đáp chính xác nhất.

Tài liệu tham khảo:

https://www.jaad.org/article/S0190-9622(20)32288-X/fulltext

https://www.healthline.com/health/psoriasis#statistics

https://www.webmd.com/skin-problems-and-treatments