Dầu gội trị vảy nến da đầu là vấn đề nhận được sự quan tâm của rất nhiều người. Bởi đây là phương pháp đơn giản, nhanh chóng mà khá hiệu quả. Tuy nhiên, nhiều người khá đắn đo khi lựa chọn các loại dầu gội trị vảy nến da đầu. Bài viết sau đây sẽ gợi ý cho bạn một số loại dầu gội có khả năng trị vảy nến da đầu tốt, mời bạn tham khảo.
Dầu gội chứa axit salicylic
Axit salicylic là một hoạt chất được sử dụng phổ biến trong điều trị vảy nến nói chung và vảy nến da đầu nói riêng. Thành phần axit salicylic trong dầu gội sẽ giúp các mảng bám dần mềm ra, vảy bong dễ dàng hơn và được loại bỏ nhanh chóng. Bạn cũng có thể dùng trực tiếp thành phần này lên vùng da bị tổn thương bởi vảy nến.
Tuy nhiên, một số người sử dụng dầu gội trị vảy nến da đầu chứa axit salicylic gặp phải tình trạng kích ứng da ở nồng độ cao và có thể dẫn đến rụng tóc tạm thời.
Dầu gội trị vảy nến da đầu chứa axit salicylic giúp bong vảy dễ dàng hơn
>>> XEM THÊM: Viêm da thần kinh: XEM NGAY để biết cách điều trị hiệu quả
Dầu gội chứa nhựa than
Dầu gội trị vảy nến da đầu chứa nhựa than được khá nhiều người bệnh sử dụng hiện nay. Than đá chứa các thành phần giúp làm giảm sự phát triển quá mức của tế bào da, đồng thời cải thiện tình trạng đau nhức, sưng viêm.
Dầu gội chứa than đá có thể làm thay đổi màu tóc nếu trước đó tóc bạn vàng hoặc sáng màu. Ngoài ra, chúng có thể làm đổi màu hoặc ố quần áo nên trong quá trình sử dụng, bạn cần hết sức cẩn thận. Tần suất sử dụng dầu gội chứa than đá để trị vảy nến da đầu còn phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng và khả năng đáp ứng của người bệnh.
Dầu gội chứa hoạt chất clobetasol propionate
Nếu tình trạng vảy nến da đầu không đáp ứng tốt với các loại dầu gội kể trên bạn có thể tìm dầu gội có chứa thành phần clobetasol propionate. Người bị vảy nến da đầu có thể sử dụng loại dầu gội này mỗi ngày, tối đa trong 4 tuần liên tục. Một khi các triệu chứng đã được cải thiện, bạn có thể giảm tần suất sử dụng, khoảng 1 - 2 lần/ tuần để giúp giảm hẳn tình trạng bong tróc, ngứa ngáy.
Các chuyên gia khuyên bạn nên thay đổi loại dầu gội và kết hợp với những phương pháp điều trị tại chỗ khác để tránh “nhờn thuốc”. Ví dụ như dùng kem bôi, thuốc uống,...
Dầu gội trị vảy nến da đầu chứa clobetasol propionate giúp cải thiện nhanh nhưng không nên lạm dụng
>>> XEM THÊM: Mụn nước ở tay và những điều có thể bạn chưa biết
Sử dụng thành phần tự nhiên làm dầu gội trị vảy nến da đầu
Ngoài các dầu gội kể trên, bạn có thể tự chuẩn bị nước gội đầu từ nguyên liệu tự nhiên để chống viêm, kháng khuẩn và cải thiện vảy nến da đầu ngay tại nhà. Một số nguyên liệu bạn có thể tìm kiếm và sử dụng làm dầu gội trị vảy nến da đầu như:
Giấm táo
Đây là nguyên liệu có khả năng tăng độ ẩm trên da và kháng khuẩn tốt nên bạn cũng có thể sử dụng làm dầu gội trị vảy nến da đầu. Cách thực hiện khá đơn giản:
- Lấy 1 muỗng cà phê giấm táo pha vào 200ml nước, thêm 2-3 giọt tinh dầu sả.
- Làm ướt tóc rồi xoa đều hỗn hợp này lên da đầu.
- Để yên trong 10 phút, sau đó gội sạch với nước.
- Nên thực hiện 2-3 lần/tuần để tình trạng vảy nến da đầu được cải thiện tốt.
Dầu dừa
Dầu dừa có tác dụng làm mềm tóc và làm tăng độ ẩm cho da đầu nên được ứng dụng trong hỗ trợ điều trị vảy nến da đầu khá tốt. Cách thực hiện khá đơn giản, tương tự như giấm táo. Bạn nên kiên trì dùng đều đặn trong 4-5 tuần để đạt hiệu quả được hiệu quả tốt nhất.
Dùng dầu dừa để gội đầu giúp dưỡng ẩm, cải thiện tình trạng vảy nến da đầu
Lưu ý khi sử dụng dầu gội trị vảy nến da đầu
Thông thường các loại dầu gội trị vảy nến da đầu chỉ có tác dụng hỗ trợ cải thiện triệu chứng chứ không loại bỏ được chúng hoàn toàn.Do đó, người bệnh vẫn nên tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ, sử dụng thuốc uống, thuốc bôi và kết hợp kem bôi thảo dược để tăng cường hiệu quả điều trị.
Đối với người bị vảy nến da đầu, ngoài việc lựa chọn loại dầu gội phù hợp, người bệnh cũng cần lưu ý các vấn đề khác như cách gội đầu, tần suất sử dụng dầu gội,... Dưới đây là một số lời khuyên dành cho người bị vảy nến da đầu:
- Chỉ nên sử dụng dầu gội trị vảy nến da đầu 3-4 lần/tuần để hỗ trợ cải thiện các triệu chứng bệnh. Đối với người có da đầu nhạy cảm nên chọn sản phẩm không gây kích ứng da và giảm tần suất gội đầu khoảng 1-2 lần/tuần.
- Không sử dụng các loại dầu gội có thành phần là các chất tẩy rửa mạnh vì có thể khiến da dầu dễ bị kích ứng và tăng tiết bã nhờn. Ngoài ra, sử dụng các sản phẩm tẩy rửa mạnh có thể làm da mất đi độ ẩm tự nhiên, khiến lớp biểu bì trên da đầu dễ bong tróc hơn.
- Nên gội đầu bằng nước ấm nhẹ. Gội đầu bằng nước quá lạnh vừa không tốt cho sức khỏe mà lại còn khó loại bỏ chất nhờn trên da và tóc. Ngược lại, nếu sử dụng nước quá nóng có thể gây bỏng và khiến da đầu dễ bị kích ứng hơn.
- Chỉ nên massage nhẹ, không nên vò hoặc cào mạnh vì có thể khiến da đầu bị tổn thương.
- Sau khi gội đầu nên để tóc khô tự nhiên, không dùng máy sấy ở nhiệt độ cao.
- Trong quá trình điều trị vảy nến da đầu, tuyệt đối không nhuộm, uốn, tạo kiểu hoặc xử lý tóc bằng hóa chất.
- Sau khoảng 8 tuần, nếu các triệu chứng vảy nến không cải thiện, người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ để cân nhắc lựa chọn các biện pháp thay thế hoặc chuyển sang phương pháp điều trị phù hợp hơn.
- Cần chú ý đến chế độ ăn uống, cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng, vitamin và khoáng chất như vitamin H, A, D, C,... để hỗ trợ phục hồi da và tóc nhanh chóng.
- Hạn chế sử dụng các loại thực phẩm kích thích quá trình bong tróc vảy, tạo gàu như cà phê, dầu mỡ, thực phẩm đóng gói, đóng hộp….
- Kết hợp sử dụng kem bôi có thành phần thảo dược như chitosan, ba chạc, lá sòi, phá cố chỉ,... để tăng cường cải thiện vảy nến da đầu. Do các sản phẩm bôi da thảo dược này rất an toàn, lành tính nên người bệnh có thể yên tâm sử dụng, không các tác dụng không mong muốn.
Một số thành phần tự nhiên nên có trong kem bôi trị vảy nến da đầu
Bài viết trên là tổng hợp một số loại dầu gội trị vảy nến da đầu, bạn đọc có thể tham khảo và lựa chọn cho mình sản phẩm phù hợp nhất. Nếu bạn có điều gì thắc mắc thêm về các loại dầu gội trị vảy nến da đầu, hãy đặt câu hỏi cho chúng tôi ở phần bình luận, đội ngũ chuyên gia của chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp.
Tài liệu tham khảo:
https://www.healthline.com/health/psoriasis/best-shampoo-for-scalp-psoriasis
https://www.webmd.com/skin-problems-and-treatments/psoriasis/psoriasis-shampoo