Viêm da cơ địa là một bệnh lý da liễu thường gặp với triệu chứng đặc trưng nhất là ngứa, ban đỏ và có thể dẫn đến lichen hóa (dày da) mức độ nặng. Viêm da cơ địa không chỉ đem lại cảm giác khó chịu mà còn có nguy cơ biến chứng nghiêm trọng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Vậy bạn đã biết gì về viêm da cơ địa? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về căn bệnh này và các vấn đề liên quan qua bài biết sau đây nhé!
Viêm da cơ địa là gì?
Viêm da cơ địa là một bệnh lý da liễu mạn tính và tiến triển theo từng đợt. Bệnh thường xuất hiện ở trẻ nhỏ với đặc điểm nhận biết là những nốt mẩn, ngứa và có tổn thương dạng chàm. Khi bước vào tuổi trưởng thành các dấu hiệu của viêm da cơ địa sẽ thuyên giảm hoặc có thể khỏi hẳn.
Ở nước ta, theo thống kê của Bệnh viện Da liễu TP. HCM năm 2014, tỷ lệ người bệnh đến khám và mắc viêm da cơ địa lên đến 34%. Tỷ lệ này đang có xu hướng tăng trong những năm gần đây.
Viêm da cơ địa xuất hiện nhiều ở trẻ em
Căn nguyên gây ra viêm da cơ địa
Nguyên nhân gây ra viêm da cơ địa thường khó xác định, nhưng có 3 yếu tố chính ảnh hưởng trực tiếp đến sự hình thành của bệnh, đó là:
- Yếu tố môi trường: Đây được coi là yếu tố đóng vai trò động lực của bệnh, bao gồm: Ô nhiễm môi trường, các dị nguyên như phấn hoa, bụi nhà, lông động vật, đồ đạc,...
- Yếu tố di truyền: Đến hiện tại vẫn chưa xác định rõ được viêm da cơ địa do gen nào đảm nhiệm. Tuy nhiên, theo thống kê có khoảng 60% cha hoặc mẹ bị viêm da cơ địa thì con cái của họ cũng mắc phải bệnh này. Trong trường hợp cả cha và mẹ đều bị viêm da cơ địa thì tỷ lệ gặp phải của con là 80%.
- Yếu tố bảo vệ bị tổn thương: Da chính là hàng rào bảo vệ cơ thể khỏi các tác động của môi trường. Nếu da gặp phải tình trạng mất nước hoặc bị tổn thương thì hình thái da sẽ biến dạng và mất khả năng đề kháng. Đây là điều kiện thuận lợi cho các yếu tố môi trường tấn công vào cơ thể. Nhờ vậy, chúng rất dễ dàng xâm nhập thông qua các kẽ hở của hàng rào bảo vệ và gây viêm da.
Bụi nhà là yếu tố môi trường tạo điều kiện thuận lợi cho viêm da cơ địa tái phát
>>> XEM THÊM: Điểm danh 5 nguyên nhân viêm da cơ địa ai cũng phải nhớ
Đặc điểm nhận biết viêm da cơ địa
Tùy vào từng lứa tuổi mà bệnh viêm da cơ địa có những triệu chứng khác nhau như mụn nước, các nốt mẩn đỏ,...
Viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh
Chỉ sau khi sinh khoảng 3 tuần, các dấu hiệu của viêm da cơ địa đã có thể xuất hiện ở trẻ với các triệu chứng cấp tính như ngứa, có đám đỏ trên da và sau đó xuất hiện nhiều mụn nước nông, khả năng vỡ cao gây xuất tiết và đóng vảy. Khi các mụn nước vỡ có nguy cơ bị bội nhiễm kèm thêm các hạch vùng lân cận sưng to. Vị trí thường gặp các biểu hiện này là ở hai má, da đầu, trán, cổ và lòng bàn tay/chân. Đặc biệt, khi trẻ đang trong giai đoạn tập bò, các mụn nước có thể xuất hiện ở vùng đầu gối.
Ở độ tuổi sơ sinh, trẻ rất nhạy cảm với các yếu tố như thay đổi thời tiết, tiêm chủng, mọc răng, thức ăn lạ,... Đây có thể là yếu tố gây khởi phát viêm da cơ địa nên cha mẹ cần thận trọng khi cho trẻ tiếp xúc với các yếu tố này để tránh tái phát nhiều lần. Đến thời điểm từ tháng 18-24, hầu hết trẻ sẽ tự khỏi và không còn xuất hiện các triệu chứng viêm da cơ địa nữa.
Hai má là vị trí thường xuất hiện của viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh
Viêm da cơ địa ở trẻ em
Trẻ em từ 2 tuổi trở lên gặp phải tình trạng viêm da cơ địa hầu hết là do từ giai đoạn sơ sinh chuyển sang. Các dấu hiệu của bệnh ở giai đoạn này cũng nặng hơn, điển hình là các nốt sẩn đỏ, vết trợt và dày da. Lúc này, mụn nước xuất hiện dày đặc hơn, khu trú hoặc lan tỏa cấp tính dẫn đến nhiễm khuẩn thứ phát. Vị trí xuất hiện dễ nhận thấy nhất là ở khoeo, nếp gấp khuỷu tay, cẳng tay, mi mắt, hai bên cổ,...
Khi trẻ gặp phải các yếu tố dị nguyên như lông động vật, đồ len, dạ,... thì có nguy cơ trở nên cấp tính. Trường hợp các tổn thương trên da lớn, lên đến hơn 50% diện tích da thì trẻ có nguy cơ bị suy dinh dưỡng. Sau 10 tuổi, có khoảng 50% trẻ sẽ khỏi viêm da cơ địa hoàn toàn.
Viêm da cơ địa ở người lớn
Ở độ tuổi này, các biểu hiện của viêm da cơ địa cũng tương tự như giai đoạn trước nhưng mức độ thì nặng nề hơn. Người bệnh xuất hiện mụn nước, các nốt sẩn đỏ dẹt, trên lớp da dày bị lichen hóa có vùng da mỏng và ngứa dữ dội hơn. Vị trí xuất hiện cũng tương tự như ở trẻ nhỏ nhưng khi viêm lan tỏa thì vùng nặng nhất là các nếp gấp.
Ngoài ra, người bệnh còn có thể gặp phải một số biểu hiện khác như:
- Khô da, bong da: Nguyên nhân do da bị mất nước nước nhiều.
- Da cá, lông mi thưa, da lòng bàn tay/chân dày, nang lông dày sừng.
- Viêm môi bong vảy.
- Chứng da vẽ nổi trắng.
Mụn nước xuất hiện tại nếp gấp khuỷu tay
>>> XEM THÊM: Bỏ túi những thông tin cần biết về bệnh viêm da cơ địa ở tay
Tiêu chuẩn chẩn đoán xác định viêm da cơ địa
Để chẩn đoán xác định viêm da cơ địa cần dựa vào tiêu chuẩn của Hanifin và Rajka. Người bệnh phải đạt từ 3 tiêu chuẩn chính kết hợp với 3 tiêu chuẩn phụ trở lên thì mới được xác định là viêm da cơ địa.
Tiêu chuẩn chính:
- Ngứa.
- Có triệu chứng điển hình như lichen hóa ở các nếp gấp (đối với trẻ em) hoặc thành dải (đối với người lớn). Vị trí xuất hiện ở mặt hoặc các mặt duỗi của chi.
- Phát ban tái phát nhiều lần hoặc mạn tính.
- Cá nhân hoặc gia đình có tiền sử mắc các bệnh dị ứng.
Tiêu chuẩn phụ:
- Khô da, vảy cá, tăng đường kẻ lòng bàn tay, nang lông dày sừng.
- Chàm vú, viêm da môi, da tay/chân, vảy phấn, nếp ở cổ.
- Khi gặp phải các yếu tố môi trường và tâm lý thì các tổn thương có xu hướng nặng lên.
- Sau bài tiết mồ hôi thì bị ngứa.
- Xét nghiệm máu thấy IgE tăng.
- Sắc tố quanh mắt tăng.
- Mi mắt dưới xuất hiện 2 nếp gấp.
- Viêm kết mạc, đục thủy tinh thể.
- Giác mạc hình chóp.
Viêm da cơ địa có biến chứng nguy hiểm nào?
Bản chất của viêm da cơ địa là bệnh mạn tính, tái phát theo từng đợt rồi sau đó thuyên giảm dần. Tuy nhiên, có đến 30% người bệnh vẫn bị viêm da cơ địa kéo dài dai dẳng. Dưới đây là một số biến chứng có thể gặp phải.
- Nhiễm trùng da: Với những người bệnh có triệu chứng nhẹ thì có thể không gây biến chứng nguy hiểm. Nhưng đối với người bị ngứa dữ dội, gãi nhiều, có thể gây nhiễm trùng da. Khi cấu trúc da bị phá vỡ, vi khuẩn dễ dàng có thể xâm nhập làm tổn thương sâu rộng hơn. Các vết thương này sau khi lành lặn có nguy cơ để lại sẹo gây mất thẩm mỹ trên da người bệnh. Một số trường hợp bị bội nhiễm nặng hơn có thể gây hội chứng Kaposi-juliusberg với biểu hiện nặng như sốt, mệt mỏi, nổi mụn nước và gây nguy cơ tổn thương các tạng.
- Biến chứng do lạm dụng thuốc: Người bị viêm da cơ địa thường nghĩ đây là bệnh lý không quá phức tạp nên tự mua thuốc về điều trị. Điều này có thể để lại hậu quả nặng nề nếu người bệnh lạm dụng quá mức các loại thuốc uống/ bôi chứa corticoid. Nguy cơ gặp phải các tác dụng không mong muốn ảnh hưởng đến chức năng thận là rất cao.
- Biến chứng trên mắt: Trường hợp người bệnh bị viêm da cơ địa tại vùng mắt có thể gây khó chịu, ngứa và nguy cơ ảnh hưởng đến thị lực. Nếu bạn gặp phải các triệu chứng như nước mắt chảy liên tục, viêm mí mắt, viêm kết mạc,... thì cần đến gặp bác sĩ để có những xử trí kịp thời.
Viêm mí mắt - Biến chứng trên mắt của viêm da cơ địa
Phương pháp điều trị viêm da cơ địa hiệu quả
Để điều trị viêm da cơ địa hiệu quả, người bệnh nên tìm hiểu kỹ về các phương pháp, ưu nhược điểm của chúng để có thể lựa chọn cho mình cách điều trị phù hợp nhất.
Phương pháp không sử dụng thuốc
Giữ gìn vệ sinh là cách để phòng ngừa và cũng là một phương pháp điều trị viêm da cơ địa.
- Tắm rửa sạch sẽ hàng ngày với nước ấm, sau khi tắm dùng các loại kem dưỡng ẩm để tránh khô da, bong tróc da.
- Vệ sinh môi trường xung quanh, loại bỏ các yếu tố nguy cơ gây tái phát viêm da cơ địa như bụi nhà, lông động vật, phần hoa,... Đảm bảo môi trường sông khô ráo, thoáng mát.
- Đối với trẻ sơ sinh cần vệ sinh vùng tã lót, tránh chất tiết gây kích thích và làm nặng tình trạng bệnh.
Phương pháp sử dụng thuốc
Để điều trị viêm da cơ địa bằng thuốc, người bệnh có thể lựa chọn 2 loại: Thuốc bôi tại chỗ và uống tác dụng toàn thân
- Dùng thuốc dạng bôi: Các loại thuốc mỡ, kem bôi da có chứa thành phần Corticoid thường hay được sử dụng cho người bị viêm da cơ địa. Lưu ý, nếu sử dụng cho trẻ em hoặc các vùng da mỏng, nhạy cảm nên lựa chọn Corticoid có hoạt tính yếu như Hydrocortison 1-2,5%. Đối với trẻ lớn và người trưởng thành, có thể lựa chọn corticoid có hoạt tính trung bình như Budesonide, Clobetasone butyrat. Có thể kết hợp sử dụng thêm các loại thuốc mỡ chứa kháng sinh để chống nhiễm khuẩn. Nên sử dụng với liều vừa phải và giảm dần để tránh tình trạng tái phát viêm da cơ địa.
- Dùng thuốc dạng uống: Người bệnh có thể sử dụng các loại thuốc chống dị ứng kháng Histamin H1 kết hợp với kháng sinh để chống nhiễm khuẩn. Một số thuốc chống dị ứng thường được chỉ định như Clorpheniramin, Cetirizin,... Ngoài ra, có thể sử dụng thêm Corticoid đường uống trong thời gian ngắn để kiểm soát bệnh được tốt hơn. Đối với tất cả các thuốc sử dụng đường uống kể trên, người bệnh cần phải có sự chỉ định của bác sĩ mới được sử dụng, đặc biệt là dùng trên đối tượng trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ.
Một số loại thuốc bôi và uống để điều trị viêm da cơ địa
Liệu pháp ánh sáng tia cực tím
Liệu pháp ánh sáng (hay còn được gọi là quang trị liệu) được sử dụng trong trường hợp viêm da cơ địa lan rộng. Ngay cả khi bạn tiếp xúc với ánh sáng mặt trời (có chứa tia UVA và UVB) cũng sẽ giúp cải thiện tình trạng bệnh. Liệu pháp này ít được ứng dụng trong điều trị viêm da cơ địa bởi chi phí thực hiện khá cao và người bệnh có thể đối mặt với các nguy cơ gây tổn thương da.
Kết hợp sử dụng thảo dược lành tính
Ngay từ ngày xưa, ông bà ta đã có rất nhiều bài thuốc giúp điều trị viêm da cơ địa hiệu quả. Những bài thuốc này thường sử dụng các thành phần hoàn toàn tự nhiên nên độ an toàn, lành tính cao, không gây nguy hại đến làn da nhạy cảm của trẻ nhỏ. Phải kể đến một số thành phần tự nhiên có hiệu quả tốt trong hỗ trợ điều trị viêm da cơ địa như:
- Chitosan: Đây là một thành phần từ tự nhiên có tác dụng chống oxy hóa và tái tạo tế bào da. Đại học Y Harvard cũng đã có nghiên cứu chứng minh chitosan hỗ trợ điều trị viêm da cơ địa, giúp làm mềm và dưỡng ẩm làn da.
- Ba chạc: Được biết đến là một vị thuốc hay được dùng điều trị các bệnh lý về da như ghẻ lở, chốc đầu,... Ba chạc có khả năng chống nhiễm trùng trên da và kháng khuẩn tốt. Do đó, ba chạc được sử dụng để hỗ trợ giảm ngứa và ngăn ngừa tái phát ở người bị viêm da cơ địa.
- Phá cố chỉ: Tác dụng chống viêm và kháng khuẩn của phá cố chỉ giúp ngăn ngừa các yếu tố nguy cơ xâm nhập gây viêm da cơ địa. Từ đó, hàng rào bảo vệ da được tăng cường, nguy cơ tái phát cũng được hạn chế rõ rệt.
- Lá sòi: Đây là vị thuốc được biết đến nhiều với khả năng chữa mụn nhọt và mẩn ngứa. Khi sử dụng trên người bệnh bị viêm da cơ địa, lá sòi sẽ giúp ngăn cản các tác nhân gây viêm, kháng khuẩn hiệu quả và nhanh chóng chữa lành các tổn thương.
Một số thành phần tự nhiên có hiệu quả tốt trong điều trị viêm da cơ địa
Viêm da cơ địa là một bệnh lý ngoài da không quá nguy hiểm nhưng nếu không điều trị kịp thời và đúng cách thì nguy cơ cao làm các triệu chứng chuyển biến nặng hơn. Vì vậy, người bệnh cần trang bị những thông tin cần thiết về viêm da cơ địa, các biện pháp phòng ngừa và điều trị hiệu quả để có thể lựa chọn cho bản thân phương pháp phù hợp nhất. Nếu bạn có thắc mắc gì thêm về bệnh lý viêm da cơ địa, đừng ngần ngại để lại thông tin dưới phần bình luận, đội ngũ chuyên gia của chúng tôi sẽ giải đáp bạn kịp thời.
Tài liệu tham khảo:
https://www.healthline.com/health/atopic-dermatitis/what-is-atopic-dermatitis
– Giai đoạn tấy đỏ: xuất hiện cảm giác ngứa dai dẳng trên da, lần lượt nổi các ban đỏ hoặc từng đám dát đỏ hơi cộm, kèm theo phù nề nhẹ và ranh giới giữa các tổn thương không rõ ràng.
– Giai đoạn mụn nước: các mụn nước nhỏ ly ti như hạt đậu xuất hiện trên vùng mẩn đỏ sắp xếp thành từng mảng hoặc hàng dài chi chít gây ngứa.
– Giai đoạn chảy nước: do người bệnh gãi hoặc mụn nước sẽ tự vỡ, dịch từ mụn nước chảy ra thường hơi nhớt.
– Giai đoạn đóng vảy: sau 1 thời gian chất dịch khô lại và đóng thành lớp vảy tiết màu vàng, vảy mỏng thường tự bong ra hoặc bong sau khi gãi.
– Giai đoạn lên da non: lớp vảy sau khi bong ra sẽ để lộ ra phần da non mới. Hiện tại mình đang có các triệu chứng như thế nào ạ? Nếu bạn có dấu hiệu bị viêm da bạn đi khám và điều trị sớm bạn nhé. Thân ái
Rất mong được bác sỹ tư vấn phải làm sao cho bố em được khỏi bệnh ạ. Xin chân thành cảm ơn
Bố bạn gặp tình trạng này bao lâu rồi và đã từng điều trị ở đâu chưa? Qua các thông tin bạn chia sẻ có thể bố bạn đang bị viêm da cơ địa bạn nhé. Có rất nhiều nguyên nhân gây ra viêm da cơ địa bạn nhé. Nguyên nhân gây ra bệnh chủ yếu là hệ thống miễn dịch rối loạn, suy yếu kèm theo các yếu tố khởi phát bệnh như các dị nguyên trong không khí : chất thải của rệp nhà, len dạ , nội độc tố của tụ cầu vàng, đồ ăn thức uống, thay đổi thời tiết…. Bệnh thường có các biểu hiện ngứa, da khô, sần sùi, đỏ da hay xuất hiện các mụn tiết dịch…Bệnh viêm da cơ địa nếu sử dụng thuốc tây sẽ làm giảm các triệu chứng rất nhanh tuy nhiên ngừng thuốc bệnh tái lại và kèm theo nhiều tác dụng phụ. Hiện tại các chuyên gia da liễu khuyến khích sử dụng các dòng sản phẩm có nguồn gốc từ thảo dược giúp bệnh ổn định lâu dài và không có tác dụng phụ như kem bôi này. Bố bạn dùng được nhé. Thân ái!
Biểu hiện dễ thấy nhất của bệnh này là làn da bị sần sùi, có thể xuất hiện nhiều mụn mủ cũng có nhiều trường hợp viêm chân lông khiến lông mọc ngược vào trong. Bạn hay người thân trong gia đình đang mắc phải viêm nang lông ạ? Hiện tại các chuyên gia khuyến khích sử dụng các dòng thảo dược làm hạn chế các tác dụng phụ và giúp bệnh ổn định. Chúc bạn sức khỏe!
lấy 2 muỗng cà phê muối biển vào 1 chậu nước ấm, sau đó ngâm vùng da chân tay bị tổ đỉa vào trong khoảng 10-15 phút. Ngày đều đặn ngâm 2 lần để hiệu quả giảm ngứa ngáy, viêm nhiễm được tốt nhất. Chúc bạn sức khỏe!
-trong khoảng thời gian tầm 3-4 tháng đây e bị khô da ở Chân.triệu chứng:nứt, da khô, chảy máu, hơi ngứa, về mùa lạnh thì nó nặng hơn mùa nắng nóng.Lúc đầu nửa ngón chân cái giờ nó lan hết cả mấy ngón ở 2 bàn chân luôn. Mỗi ngày một nặng thêm. Có người nói là bị Á Sừng, em rất mong đc BS hỗ trợ tư vấn cho em về bệnh lý này để nó đc như lúc đầu ạ.
Cho cháu hỏi em cháu 12 Tuổi bi viêm da cơ địa như vậy đa hơn 3 năm, đã Đi chay chưa nhiêu nơi nhưng vẫn không khỏi. Bây giờ phải làm thế nào ạ???
Bạn nên đợi sau khi cai sữa cho bé hãy sử dụng bạn nhé. Explaq là sản phẩm có thành phần hoàn toàn từ thiên nhiên, an toàn cho cơ thể, tuy nhiên, đối tượng mẹ bầu và đang cho con bú là đối tượng đặc biệt, tốt nhất là mình cứ kiêng bạn nhé
Chúc bạn sức khỏe
Viêm da dị ứng thường rất ngứa và có thể nặng gãi nhiều có thể dẫn đến viêm da, bạn có thể tham khảo sản phẩm kem bôi ngoài da Eczestop hỗ trợ bạn nhé.
Chúc bạn sức khỏe
Trẻ nhỏ mới 7 ngày tuổi mà xuất hiện những nốt mụn nhỏ trên người thì bạn nên bình tĩnh theo dõi thêm bạn nhé. Nếu thấy chiều hướng mụn xuất hiện nhiều hơn, hoặc 1 thời gian sau vẫn không thấy giảm thì bạn cần đưa bé đi khám tại các cơ sở y tế bạn nhé.
Explaq có bán tại các hiệu thuốc Tây trên toàn quốc. Chúc bạn sức khỏe!
Bé nhà bạn có biểu hiện thế nào, bé nhỏ bạn nên cho con đi khám và dùng thuốc theo chỉ định bác sỹ nhé. Chúc bạn sức khỏe!
Bé nhà bạn mới 2 tháng tuổi thì không nên dùng quá nhiều loại thuốc để trị bệnh bạn nhé. Viêm da cơ địa là bệnh khá phổ biến, không nguy hiểm đến tính mạng nên có thể đợi đến khi bé được 1-2 tuổi rồi điều trị cũng được. Bạn nên chọn những sản phẩm từ thảo dược thiên nhiên an toàn, không gây tác dụng phụ . Bị bệnh này phải xác định là điều trị lâu dài, vì không có loại thuốc nào có thể chữa khỏi hẳn được. Chúc bạn sức khỏe!
Bệnh viêm da thường có triệu chứng ngứa, bong da, mẩn đỏ li ti. Thuốc tây chỉ có tác dụng giảm triệu chứng ngứa, tuy nhiên khi dừng thuốc bệnh tái phát ngay. Chính vì vậy, ngày nay các chuyên gia da liễu khuyến khích bệnh nhân dùng các sản phẩm có nguồn gốc thảo dược chứa chitosan để hỗ trợ, Chúc bạn sức khỏe.
Bạn đã cho bé đi khám và bác sĩ nói bị viêm da dị ứng, viêm da dị ứng là tình trạng khác với viêm da cơ địa, và có thể điều trị bệnh ổn định được nên bạn yên tâm nhé. Chúc bạn sức khỏe!
Tình trạng như bé nhà bạn khả năng là viêm da dị ứng, do thay đổi thời tiết, bạn không nên quá lo lắng. Bạn nên cho bé đi khám và dùng thuốc theo chỉ định bác sỹ nhé. Chúc gia đình bạn sức khỏe!
Anh nên đưa bé đi khám tại chuyên khoa da liễu nhé, trẻ em rất dễ bị dị ứng nổi mẩn ngứa hoặc cũng có thể là triệu chứng của bệnh viêm da cơ địa, chàm sữa, cần có sự thăm khám trực tiếp của bác sĩ ạ. Chúc gia đình bạn sức khỏe!
Hiện tượng như của bạn khả năng là bệnh viêm da cơ địa rồi. Hiện nay viêm da cơ địa chưa có loại thuốc nào trị được dứt điểm, nên bạn nên lựa chọn những sản phẩm điều trị tốt triệu chứng bệnh, giúp làn da mịn màng, khỏe mạnh trở lại mà không sợ tác dụng phụ như thuốc Tây khi dùng lâu dài. Chúc bạn sức khỏe.
Không biết bạn bị bệnh gì mà lan ra, bạn đi khám nếu bác sỹ kết luận một trong các vấn đề sau Viêm da, ngứa ngáy, vảy nên, á sừng, tổ đĩa, bong tróc, vảy da… thì dùng. Chúc chị sức khỏe!
Theo những gì bạn mô tả thì nhiều khả năng là bạn đã mắc phải bệnh chàm tổ đỉa (hay còn gọi là Eczema). Đây là một thể đặc biệt của bệnh chàm, khu trú ở lòng bàn tay, bàn chân và rìa các ngón.
Bạn cũng nên chú ý thực hiện những điều sau để tránh làm bệnh nặng thêm:
- Tránh bóc vảy, cậy mụn. Nên rửa tay chân nhẹ, không cào gãi, làm xây xước các mụn nước đề phòng nhiễm khuẩn phụ.
- Tuyệt đối không tiếp xúc xăng dầu, mỡ, xà phòng, hóa chất, thuốc tẩy rửa. Khi cần phải đeo găng bảo vệ.
- Cắt ngắn móng tay và giữ khô, sạch da lòng bàn tay, lòng bàn chân.
- Uống thêm các loại vitamin như A, B, C. Nếu mụn nước bị vỡ, có thể bôi thuốc sát khuẩn tránh nhiễm khuẩn và uống thêm kháng sinh.
Chúc bé nhà bạn sớm khỏi bệnh và khỏe mạnh!
Chào bạn. 1 tuýp Explaq có giá 215.000đ/ tuyp. Sản phẩm có bán rộng rãi ở các nhà thuốc trên toàn quốc. Cảm ơn bạn quan tâm.
Explaq được chiết xuất hoàn toàn từ thiên nhiên nên có màu nâu và mùi thơm của dược liệu bạn nhé. Anh hay ai đang có vấn đề gì về sức khỏe cần tư vấn ạ?
Triệu chứng như của cháu nhà chị rất có thể là viêm da cơ địa hoặc bệnh lý ngoài da khác có tính chất cơ địa- tự miễn. Chị nên cho cháu đi khám để xác định bệnh và bác sĩ kê thuốc phù hợp cho con nhé. Chúc bạn sức khỏe!
Đây có thể là hiện tượng viêm da dị ứng, không phải là viêm da cơ địa bạn nhé. Bạn có thể dùng các loại thuốc chống dị ứng thông thường, sau vài ngày hiện tương này sẽ hết. Nếu như không khỏi, bạn cần đi khám để có hướng điều trị phù hợp bạn nhé
Tình trạng viêm da của bạn có thể không phải là do viêm da cơ địa nên dùng Explaq sẽ không phù hợp, Bạn nên sắp xếp đi khám lại, để xem tình trạng bị cuộn lông bên trong không mọc ra ngoài được có phải là viêm lỗ chân lông không bạn nhé
Bạn bị dị ứng có thể dùng một số thuốc bôi thường dùng: Dep (Delhylphlalal), Benzyl benzoat, Lindana, Mỡ lưu huỳnh 10 – 30%.
Ngoài ra, nên dùng thêm kháng sinh và thuốc chống ngứa nếu bị nhiễm trùng và ngứa về đêm khó ngủ.
Nếu như vẫn không khỏi, bạn cần chủ động đi khám lại tại các cơ sở y tế để có hướng điều trị phù hợp
Bệnh có biểu hiện của viêm da cơ địa dưới bàn chân là ửng đỏ da, nổi mụn nước nhỏ liti bệnh thường xuất hiện tại các vị trí như các chi, cổ gáy, cổ tay, mặt, mu chân trường hợp nặng có thể lan toàn thân. Trường hợp bạn nên đi khám bác sỹ da liễu kiểm tra mức độ tư vấn cho bạn sản phẩm phù hợp nhé.
Chúc bạn sức khỏe!
Kem bôi da Explaq, giúp làm thơm, dưỡng da, duy trì độ ẩm cho da.
Giúp làm sạch vảy da và tế bào da chết, làm dịu da khi bị: Viêm da, ngứa ngáy, vảy nên, á sừng, tổ đĩa, bong tróc, vảy da… và kích thích tế bào da mới.
Bạn tham khảo đối tượng dùng của Explaq nhé.
Cảm ơn bạn quan tâm.
Theo như bạn mô tả thì chưa đủ để chẩn đoán xem bạn bị bệnh gì. Bạn nên đi khám tại các cơ sở y tế để kiểm tra nhé
Cảm ơn bạn đã đặt câu hỏi
Sản phẩm hoàn toàn từ thảo dược thiên nhiên nên rất an toàn. Tuy nhiên bạn đang nuôi con nhỏ, hoặc đang cho bé bú nên hỏi ý kiến bác sỹ bạn nhé. Chúc bạn sức khỏe!
Bạn đã năm được nguyên nhân bị nổi mẩn đỏ chưa ạ ? Nếu chưa rõ nguyên nhân thì bạn ko nên tự ý sử dụng sản phẩm nhé. Nên đi khám da liễu trước để xác định xem đó là nguyên nhân do đâu, cũng có thể chỉ là dị ứng thông thường, sẽ tự khỏi sau vài ngày...
Kem bôi da Explaq, giúp làm thơm, dưỡng da, duy trì độ ẩm cho da.
Giúp làm sạch vảy da và tế bào da chết, làm dịu da khi bị: Viêm da, ngứa ngáy, vảy nên, á sừng, tổ đĩa, bong tróc, vảy da… và kích thích tế bào da mới. Nếu đi khám bác sỹ chẩn đoán một trong vấn đề nói trên thì bạn có thể tham khảo dùng loại kem bôi này nhé.
Chúc bạn sức khỏe!
Kem bôi da Explaq, giúp làm thơm, dưỡng da, duy trì độ ẩm cho da.
Giúp làm sạch vảy da và tế bào da chết, làm dịu da khi bị: Viêm da, ngứa ngáy, vảy nên, á sừng, tổ đĩa, bong tróc, vảy da… và kích thích tế bào da mới
Nếu bạn đang bị một trong vấn đề kể trên thì nên dùng nhé.
Chúc bạn sức khỏe!