Vảy nến da đầu là bệnh lý mạn tính và dễ tái phát trở lại. Theo thống kê cho thấy, có đến hơn 50% các trường hợp bị vảy nến xuất hiện ở vùng da đầu và tỷ lệ này ngày càng cao trong những năm gần đây. Vì vậy, việc phát hiện sớm và hiểu rõ về bệnh lý này sẽ giúp bạn phòng tránh và cải thiện triệu chứng hiệu quả.

Vảy nến da đầu là gì?

Vảy nến da đầu là bệnh lý phổ biến do rối loạn hệ miễn dịch. Từ đó tạo ra các mảng hơi đỏ, thậm chí xuất hiện vảy nổi lên trên bề mặt da. Bệnh gây ảnh hưởng đến da đầu và có thể lan ra cổ, trán hoặc bên trong tai.

Vảy nến da đầu có thể tiến triển thành mạn tính nhưng hầu hết không gây nghiêm trọng tới sức khỏe người bệnh. Tuy nhiên, bệnh lý này ảnh hưởng nhiều tới thẩm mỹ, sinh hoạt và tâm lý của người mắc.

Bệnh vảy nến da đầu do nguyên nhân rối loạn hệ miễn dịch

Bệnh vảy nến da đầu do nguyên nhân rối loạn hệ miễn dịch

Nguyên nhân bị vảy nến da đầu

Bệnh vảy nến da đầu có liên quan đến yếu tố miễn dịch của cơ thể làm tăng sinh quá mức các tế bào da. Những tế bào da mới hình thành nhanh chóng tạo nên các lớp chồng xếp lên nhau và gây ra các mảng vảy nến. Một số nguyên nhân có thể làm khởi phát bệnh như:

  • Di truyền: Nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người bị vảy nến da đầu đều xuất hiện gen bất thường ở nhiễm sắc thể số 6.
  • Nhiễm khuẩn: Những đợt nhiễm trùng đều có thể gây nên rối loạn hệ thống miễn dịch và làm khởi phát bệnh.
  • Căng thẳng thần kinh: Đây không phải là nguyên nhân dẫn đến bệnh vảy nến da đầu nhưng nó là yếu tố xúc tác làm khởi phát và làm bệnh trầm trọng hơn.
  • Rối loạn nội tiết: Đây là yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động của tế bào lympho T nên gây bùng phát các triệu chứng của vảy nến. Những người bệnh mang thai hoặc sau khi sinh có nguy cơ tái phát cao hơn và diễn biến nặng hơn.
  • Rối loạn chuyển hóa tế bào da: Mức độ oxy hóa da cao dẫn đến kích thích quá trình tổng hợp ADN và làm tăng sinh tế bào da quá mức.
  • Những tác động cơ học lên làn da: Những thói quen chà xát, gãi ngứa hoặc tiếp xúc với các hóa chất cũng là nguyên nhân dẫn đến bệnh vảy nến da đầu.

Dấu hiệu bệnh vảy nến da đầu

Triệu chứng vảy nến da đầu khác nhau tùy vào từng giai đoạn bệnh:

  • Giai đoạn nhẹ: Lúc này trên da đầu người bệnh chỉ xuất hiện những lớp vảy mỏng và nhỏ. Những chấm đỏ có kích thước không quá 2cm và kèm theo ngứa ngáy da đầu.
  • Giai đoạn từ trung bình đến nặng: Lúc này trên da đầu sẽ xuất hiện những triệu chứng rõ rệt như:
  • Các mảng đỏ có vảy, đỏ, mấp mô, kích thước không đồng đều.
  • Những đốm trắng bạc có ranh giới rõ ràng, cộm lên và dễ phân biệt với vùng da khỏe mạnh.
  • Lớp vảy tái tạo nhanh, bong vảy như gàu nhưng to hơn và nhiều hơn.
  • Ngứa ngáy khó chịu.
  • Tóc mọc xuyên qua lớp da bị tổn thương.
  • Khi gãi nhiều và làm ảnh hưởng tới vùng da đầu sẽ tạo nên cảm giác đau rát, thậm chí chảy máu.

Tuy vảy nến da đầu không gây rụng tóc nhưng nếu người bệnh gãi nhiều hoặc mạnh thì sẽ làm tổn thương đến da đầu và gây rụng tóc. Sau khi kiểm soát được bệnh thì tóc sẽ mọc bình thường trở lại.

Bệnh vảy nến da đầu gây ngứa ngáy

Bệnh vảy nến da đầu gây ngứa ngáy

>>> XEM THÊM: Bị vảy nến da đầu gây rụng tóc không? Giải pháp khắc phục mới từ thảo dược là gì?

Cách trị vảy nến da đầu an toàn, hiệu quả

Vảy nến da đầu khó có thể chữa khỏi. Vì vậy, mục đích của việc điều trị vảy nến da đầu là kiểm soát các triệu chứng và không để bệnh ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống.

Dầu gội trị vảy nến da đầu

Sử dụng dầu gội trị vảy nến da đầu là biện pháp được nhiều người sử dụng. Một số thành phần trong dầu gội có tác dụng trong bệnh vảy nến da đầu như:

  • Than đá: Có tác dụng làm chậm sự phát triển của các tế bào da, giúp đánh vảy, làm bong lớp vảy da trên đầu. Ngoài ra, than đá còn có tác dụng làm giảm ngứa và cải thiện sức khỏe cho da đầu. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng dầu gội đầu than đá, người bệnh tránh để da đầu tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời bằng cách sử dụng mũ, ô khi đi ra ngoài.
  • Acid salicylic: Có tác dụng làm mềm và loại bỏ lớp da chết trên đầu. Tuy nhiên, khi sử dụng loại dầu gội này có thể gây ra một số tác dụng phụ như kích ứng da, cảm giác buồn nôn, da đầu trở nên khô hơn.
  • Steroid: Loại dầu gội này chỉ được sử dụng khi có sự chỉ định của bác sĩ và nên dùng trong thời gian ngắn để làm giảm sưng, viêm.

Cách trị vảy nến da đầu tại nhà

Ngoài việc sử dụng các phương pháp điều trị tây y thì người bệnh có thể cải thiện vảy nến da đầu bằng một số thảo dược từ thiên nhiên.

  • Lá trầu không: Nhờ tác dụng kháng khuẩn mà lá trầu không có thể cải thiện được các triệu chứng viêm, sưng của bệnh. Người bệnh có thể kết hợp lá trầu không với dầu dừa để làm tăng khả năng sát khuẩn và làm mềm da.
  • Nha đam: Đây là thảo dược có tác dụng dưỡng ẩm, làm dịu da, cung cấp nhiều khoáng chất, vitamin thiết yếu giúp làm giảm hiện tượng bong tróc, khô ráp.
  • Trà xanh: Cây trà là thảo dược được biết đến lâu đời với tác dụng kháng khuẩn và chống viêm hiệu quả. Từ đó giúp cải thiện được tình trạng của bệnh vảy nến da đầu.
  • Dầu dừa: Có tác dụng khôi phục lại độ ẩm cho da, làm giảm các triệu chứng ngứa ngáy, khô và viêm, cải thiện tình trạng da đầu.

Dầu dừa hỗ trợ cải thiện triệu chứng vảy nến da đầu

Dầu dừa hỗ trợ cải thiện triệu chứng vảy nến da đầu

>>> XEM THÊM: Cách chữa vảy nến da đầu bằng dầu dừa

Mặc dù những thảo dược từ thiên nhiên ở trên đều được lưu truyền trong dân gian nhưng chưa có nhiều nghiên cứu về hiệu quả và mức độ an toàn khi sử dụng. Vì vậy, người bệnh nên lựa chọn những loại thảo dược đã được nghiên cứu về tác dụng trên bệnh vảy nến da đầu.

Một số loại thảo dược đã được nghiên cứu và chứng minh về tính an toàn và hiệu quả mà bạn có thể tham khảo như: Sói rừng, ba chạc, phá cố chỉ, dầu dừa,… Những loại dược liệu này có tác dụng trong việc tăng cường hệ miễn dịch, kích thích phục hồi làn da đã tổn thương.  Đặc biệt là bạn nên chọn những sản phẩm chứa thành phần chitosan. Thành phần này đã được nghiên cứu tại trường đại học Y Harvard với tác dụng chống khuẩn, chữa lành vết thương và tăng tính thấm qua da.

Thuốc trị vảy nến da đầu

Sử dụng thuốc điều trị vảy nến da đầu là phương pháp dễ dàng và thuận tiện. Tùy vào mức độ bệnh mà bác sĩ có thể chỉ định sử dụng thuốc bôi hoặc uống. Một số dạng thuốc được sử dụng trong điều trị vảy nến da đầu là:

  • Thuốc bôi trị vảy nến da đầu: Acid salicylic có tác dụng làm giảm viêm và triệu chứng á sừng, loại bỏ các vảy bong trên da đầu. Nếu trường hợp bệnh nặng hơn và xâm lấn ra nhiều vùng da xung quanh thì bác sĩ có thể chỉ định thêm các thuốc khác như: Corticoid, calcipotriol, anthralin, goudron,... Tuy nhiên người bệnh không nên lạm dụng những thuốc này và tránh dùng trong thời gian dài.
  • Thuốc uống trị vảy nến da đầu: Những tổn thương lan rộng và mức độ bệnh đã trở nên nghiêm trọng thì bác sĩ mới chỉ định thuốc uống trong điều trị vảy nến da đầu. Bời vì những thuốc này có hoạt tính mạnh hơn và gây nhiều tác dụng phụ cho người bệnh. 
  • Retinoid: Đây là thuốc được ưu tiên trong điều trị vảy nến nói chung và vảy nến da đầu nói riêng. Thuốc có tác dụng làm chậm quá trình tăng sinh quá mức của các tế bào da, kiểm soát tổn thương da và điều hòa miễn dịch.
  • Thuốc kháng histamin H1: Giúp kiểm soát triệu chứng ngứa ngáy và giảm nhẹ các tổn thương trên da.
  • Methotrexate: Thuốc này có tác dụng đối kháng với acid folic nên ức chế được quá trình tổng hợp acid nucleic và giảm hoạt động tăng sinh tế bào thượng bì. Tuy nhiên, methotrexate chỉ được sử dụng khi bệnh đã lan tỏa hơn 50% bề mặt cơ thể và không nên dùng cho phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ.
  • Viên uống vitamin C, vitamin B12, vitamin H3, biotin giúp tăng cường sức đề kháng và cải thiện những tổn thương trên da.

Sử dụng thuốc điều trị vảy nến da đầu theo chỉ dẫn của bác sĩ

Sử dụng thuốc điều trị vảy nến da đầu theo chỉ dẫn của bác sĩ

Một số lưu ý trong quá trình điều trị vảy nến da đầu

Trong quá trình điều trị bệnh, bạn nên tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ. Nếu xuất hiện bất kỳ tác dụng phụ nào hoặc bệnh không cải thiện nên thông báo ngay cho bác sĩ điều trị để được hỗ trợ. 

Người bệnh không nên gãi quá mạnh vì có thể làm tổn thương da đầu và gây rụng tóc. Trong quá trình bị bệnh, việc chải tóc là hết sức thận trọng vì có thể gây kích ứng da đầu, tạo nên những tổn thương và gây nhiễm trùng. Bạn nên vệ sinh lược sạch sẽ trước khi sử dụng để tránh đem những tác nhân có hại lên da đầu của bạn.

Bệnh vảy nến da đầu có lây không?

Bệnh vảy nến da đầu không lây từ người này sang người khác nhưng có thể lây lan từ vị trí này sang vị trí khác trên cơ thể. Bệnh lý này có liên quan tới yếu tố di truyền nên có thể truyền từ cha mẹ sang con cái. Vì vậy, bạn nên phát hiện sớm để phòng tránh bệnh và ngăn chặn sự lây lan sang các bộ phận khác trên cơ thể.

Bệnh vảy nến da đầu có nguy hiểm không?

Bệnh vảy nến da đầu không gây nguy hiểm cho bản thân người mắc nhưng có thể dẫn đến khó chịu và ảnh hưởng đến tâm lý. 2 biến chứng của bệnh vảy nến da đầu có thể xảy ra đó là:

  • Chảy máu: Bệnh vảy nến da đầu làm người bệnh cảm thấy bức bối và khó chịu. Việc gãi hoặc chà xát quá mạnh lên da đầu có thể gây nên những tổn thương da và dẫn đến chảy máu.
  • Rụng tóc: Các vảy da và gãi ngứa có thể tác động lên nang tóc, dẫn đến lượng tóc rụng đáng kể. Nhưng người bệnh cũng không nên quá lo lắng vì tóc bạn sẽ mọc trở lại sau khi bệnh đã bước vào giai đoạn ổn định. Khi mắc bệnh vảy nến da đầu, người mắc nên hạn chế nhuộm tóc, uốn tóc để tránh làm nặng thêm các triệu chứng.

Vảy nến da đầu có thể gây rụng tóc

Vảy nến da đầu có thể gây rụng tóc

Trên đây là những thông tin cần thiết về bệnh vảy nến da đầu. Hy vọng những thông tin này đã giúp bạn hiểu rõ hơn về bệnh vảy nến da đầu và có biện pháp cải thiện bệnh an toàn, hiệu quả. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến những thông tin trong bài viết, bạn có thể bình luận hoặc để lại số điện thoại, đội ngũ tư vấn viên sẽ liên hệ giải đáp chính xác nhất.

 

Tài liệu tham khảo: 

https://www.healthline.com/health/scalp-psoriasis-pictures#symptoms 

https://www.webmd.com/skin-problems-and-treatments/psoriasis/scalp-psoriasis#

https://www.aad.org/public/diseases/psoriasis/treatment/genitals/scalp-shampoo