Theo thống kê, có khoảng 50% người bị vảy nến xuất hiện các triệu chứng bệnh ở vùng da đầu. Trong đó, vảy nến da đầu nhẹ hầu như không biểu hiện triệu chứng rõ ràng nhưng người mắc không nên chủ quan để tránh bệnh trở nên nghiêm trọng. Những thông tin có trong bài viết dưới đây giúp bạn hiểu rõ hơn về vảy nến da đầu nhẹ và cách cải thiện triệu chứng, tránh bệnh tiến triển nặng.
Vảy nến da đầu nhẹ là gì? Triệu chứng ra sao?
Những trường hợp mắc bệnh vảy nến nhẹ là khi có tổn thương dưới 3% tổng diện tích cơ thể (Theo Tổ chức Bệnh vảy nến Quốc gia Mỹ). Đối với bệnh vảy nến da đầu cũng vậy. Vảy nến da đầu nhẹ được hiểu là khi vùng tổn thương ≤3% diện tích toàn bộ vùng da đầu và chất lượng cuộc sống của người mắc bệnh chưa bị ảnh hưởng nhiều.
Triệu chứng ở người bệnh vảy nến da đầu nhẹ chủ yếu là xuất hiện những mảng da nhỏ, có vảy màu bạc bị bong ra. Tuy nhiên, bệnh có thể trở nên nghiêm trọng làm lan rộng vùng tổn thương và có những triệu chứng như:
- Da khô, bong tróc và nổi mẩn đỏ.
- Cảm giác ngứa ngáy và bỏng rát da đầu.
- Rụng tóc ở những vị trí bị vảy nến (thường do việc gãi vào các mảng da này).
- Việc gãi mạnh cũng có thể dẫn đến chảy máu và nhiễm trùng.
- Các mảng vảy nến có thể lan từ da đầu đến những khu vực khác như trán, sau gáy hoặc vùng da ở quanh tai.
Bác sĩ da liễu có thể chẩn đoán bệnh vảy nến da đầu bằng cách kiểm tra tổn thương da. Một số trường hợp, bác sĩ có thể đề nghị sinh thiết da để loại trừ các tình trạng khác như viêm da tiết bã.
Vảy nến da đầu nhẹ có thể trở nên nghiêm trọng nếu không điều trị sớm
Bệnh vảy nến da đầu nhẹ có chữa khỏi được không?
Giống như bệnh vảy nến tại các vị trí khác, vảy nến da đầu đến nay vẫn chưa có thuốc chữa khỏi hoàn toàn. Người bệnh có thể gặp các đợt bùng phát liên tục và không được dự báo trước. Tuy nhiên, bạn cũng không nên quá lo lắng, bởi hiện nay có rất nhiều phương pháp giúp quản lý triệu chứng và ngăn ngừa tái phát vảy nến da đầu rất hiệu quả.
Khi thấy da đầu có các tổn thương đỏ, bong vảy, kèm theo ngứa rát, bạn nên đến chuyên khoa da liễu để được khám, chẩn đoán xác định bệnh từ sớm. Từ đó có biện pháp điều trị đúng cách, tránh tổn thương lan rộng ra các vị trí khác.
Các phương pháp cải thiện bệnh vảy nến da đầu nhẹ an toàn, hiệu quả
Tuy chưa có biện pháp chữa khỏi hoàn toàn nhưng vảy nến da đầu nhẹ không phải là một tình trạng bệnh lý nghiêm trọng. Người bệnh có thể áp dụng nhiều phương pháp để giảm các triệu chứng. Một số phương pháp điều trị vảy nến da đầu nhẹ mà bạn có thể tham khảo bao gồm:
Dùng dầu gội trị vảy nến da đầu nhẹ
Dầu gội trị vảy nến da đầu nhẹ có thể chứa một hoặc kết hợp các chất sau đây:
- Axit salicylic: Bạn có thể sử dụng các loại dầu gội chứa thành phần acid salicylic giúp bạt sừng, bong vảy. Tuy nhiên, dầu gội và thuốc mỡ tại chỗ chứa hoạt chất này có thể gây kích ứng da và khiến tóc yếu, dễ gãy.
- Các loại dầu gội chứa nhựa than: Than đá làm chậm sự phát triển của các tế bào da, khôi phục lại làn da, giúp giảm ngứa và viêm. Việc sử dụng dầu gội chứa 2-10% than đá có thể giúp ích cho việc điều trị vảy nến da đầu nhẹ. Tuy nhiên, mùi của hoạt chất này có thể gây khó chịu khi sử dụng.
- Clobetasol propionate: Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, dầu gội có chứa clobetasol propionate 0,05% rất hiệu quả và an toàn cho việc điều trị duy trì bệnh vảy nến da đầu.
Nên sử dụng loại dầu gội phù hợp với tình trạng bệnh vảy nến
>>> XEM THÊM: Bệnh vảy nến da đầu có lây không? Đọc ngay
Thuốc bôi trị vảy nến da đầu nhẹ
Một số thuốc bôi tại chỗ được dùng trong điều trị vảy nến da đầu nhẹ, bao gồm:
- Axit salicylic: Có tác dụng làm bong các lớp vảy, làm sạch tế bào chết. Ngoài ra, acid salicylic còn có tác dụng sát khuẩn nhẹ, chống viêm giúp làm dịu da và cải thiện các triệu chứng vảy nến nhẹ.
- Nhựa than: Có tác dụng làm giảm vảy, chống viêm, giảm ngứa ngáy. Tuy nhiên không dùng nhựa than cho phụ nữ đang mang thai hoặc cho con bú.
- Anthralin: Có tác dụng làm chậm sự phát triển của các tế bào da, giúp loại bỏ tế bào da chết và làm da trở nên mịn màng hơn. Không sử dụng anthralin trong thời gian dài do gây kích ứng và làm ố màu da.
- Thuốc ức chế calcineurin: Tacrolimus, pimecrolimus là 2 thuốc thường được chỉ định trong điều trị bệnh vảy nến da đầu nhẹ nhờ tác dụng giảm viêm, loại bỏ hiệu quả các mảng bám trên da.
- Chất tương tự vitamin D: Calcipotriene, calcitriol có thể giúp làm chậm sự phát triển của tế bào da, cải thiện triệu chứng bệnh vảy nến.
- Retinoid: Đây là dẫn xuất của vitamin A có tác dụng tăng cường sản sinh collagen giúp hồi phục làn da tổn thương. Tuy nhiên, thuốc dễ gây kích ứng, đỏ da, lột da khiến người bệnh từ bỏ việc điều trị.
- Corticoid: Có tác dụng giảm đau, chống viêm giúp cải thiện tình trạng da bị vảy nến. Tuy nhiên, không nên lạm dụng và chỉ sử dụng corticoid trong thời gian ngắn để tránh gây các tác dụng phụ như bào mòn da, kích ứng,... thậm chí có thể gây nhờn thuốc, làm nặng thêm tình trạng bệnh vảy nến.
Sử dụng thuốc bôi trị vảy nến da đầu nhẹ
>>> XEM THÊM: Cách chữa vảy nến da đầu bằng dầu dừa - XEM NGAY
Sử dụng thảo dược tự nhiên cải thiện bệnh vảy nến da đầu nhẹ
Ngoài các biện pháp trên, người bị vảy nến da đầu nhẹ cũng có thể sử dụng biện pháp từ thảo dược thiên nhiên để giảm triệu chứng, bao gồm:
- Giấm táo: Dùng giấm táo chấm lên da đầu có thể giúp giảm viêm ngứa. Tuy nhiên, nó cũng có thể gây kích ứng cho da dầu của bạn do giấm táo có tính acid. Để tránh bị kích ứng, bạn nên pha loãng giấm táo với nước hoặc rửa sạch da đầu sau khi giấm khô. Không sử dụng giấm táo trên những vết thương hở.
- Nha đam: Sử dụng nha đam tự nhiên hoặc gel, kem chứa 0,5% lô hội có thể giúp giảm đỏ và làm mềm vảy da.
- Muối biển: Thêm một ít muối biển trong quá trình gội đầu có thể giúp giảm ngứa, tẩy da chết, sát khuẩn do vảy nến.
- Dầu dừa: Bạn có thể sử dụng dầu dừa nguyên chất và massage nhẹ lên vùng da đầu bị bệnh. Dùng khăn tắm ủ khoảng 1 tiếng sau đó xả lại bằng nước sạch. Bạn nên sử dụng dầu dừa vào buổi tối và gội lại đầu vào sáng hôm sau để tăng hiệu quả điều trị.
- Ngoài ra, bạn có thể sử dụng kem bôi hoặc các thảo dược có thành phần từ thiên nhiên như chitosan, lá sòi, ba chạc, phá cố chỉ, dầu dừa,... để giúp đẩy lùi nhanh các triệu chứng của bệnh vảy nến da đầu nhẹ. Thành phần chitosan là một lựa chọn an toàn, được nghiên cứu tại trường Đại học Y Harvard với tác dụng kháng khuẩn, cân bằng lại pH cho da, giúp nhanh chóng hồi phục vết thương và làm mềm mịn da. Kem bôi có thành phần chính chitosan cũng đã được nghiên cứu tại bệnh viện Trung ương Quân đội 108 cho hiệu quả cải thiện các tổn thương vảy nến cao hơn nhóm đối chứng.
Kết hợp dầu dừa và lá sòi giúp trị vảy nến da đầu nhẹ
- Bên cạnh đó, người bệnh vảy nến da đầu nhẹ có thể dùng thêm sản phẩm thảo dược chứa sói rừng giúp tăng cường miễn dịch trong bệnh tự miễn (vảy nến, lupus ban đỏ, á sừng). Điều này giúp điều hòa miễn dịch, chống tự miễn, ngừa bệnh tái phát. Sản phẩm viên uống thảo dược có thành phần chính sói rừng cũng đã được nghiên cứu lâm sàng tại bệnh viện Da liễu Trung ương cho hiệu quả cải thiện tích cực bệnh vảy nến.
Một số biện pháp giúp quản lý bệnh vảy nến da đầu nhẹ
Những lời khuyên sau đây có thể giúp bạn quản lý bệnh vảy nến da đầu nhẹ hiệu quả, ngăn ngừa bệnh tái phát:
- Tuân thủ điều trị: Người bệnh nên tuân thủ các chỉ dẫn của bác sĩ, không tự ý ngừng thuốc để tránh bệnh trở nên nặng hơn.
- Tránh những tác động mạnh: Những người mắc bệnh này nên gội đầu và chải tóc nhẹ nhàng để tránh gãy rụng tóc và tổn thương da đầu.
- Tránh gãi: Người bệnh gãi nhiều và mạnh có thể dẫn đến tổn thương da, chảy máu và nhiễm trùng.
- Giữ ẩm da: Giữ ẩm cho da đầu mặc dù không chữa được bệnh vảy nến, nhưng nó có thể giúp cải thiện triệu chứng bệnh hiệu quả.
- Tránh các yếu tố kích thích: Những người mắc bệnh vảy nến da đầu không nên nhuộm tóc, uốn tóc để tránh các hóa chất làm bệnh trở nên nặng hơn.
Trên đây là những thông tin về bệnh vảy nến da đầu nhẹ. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến những thông tin trong bài viết, bạn có thể bình luận hoặc để lại số điện thoại để được tư vấn và giải đáp chính xác nhất.
Nguồn tham khảo
https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/psoriasis/symptoms-causes/syc-20355840