Vảy nến da đầu không chỉ gây ngứa ngáy, bứt rứt khó chịu mà còn khiến người mắc tự ti khi tiếp xúc với mọi người xung quanh. Không chỉ người thân mà ngay chính người bệnh cũng thắc mắc, liệu bệnh có lây cho người khác không? Bài viết sau đây sẽ cung cấp thông tin giúp bạn trả lời được câu hỏi này!.

Bệnh vảy nến da đầu có lây không? Có di truyền không?

Bệnh vảy nến da đầu không phải nguyên nhân từ virus hoặc vi khuẩn nên không có khả năng lây từ người này sang người khác khi tiếp xúc hay dùng chung đồ. Vì vậy, người bệnh có thể hoàn toàn yên tâm khi sống chung với người thân trong gia đình, dùng chung vật dụng, sinh hoạt bình thường mà không nên quá lo lắng.

Mặc dù bệnh vảy nến da đầu không lây nhiễm nhưng bệnh này có khả năng di truyền. Nghiên cứu đã cho thấy, nếu bố hoặc mẹ bị vảy nến thì tỷ lệ con mắc bệnh là 10%. Tỷ lệ này sẽ tăng lên 40% nếu cả bố và mẹ đều mắc bệnh.

Bệnh vảy nến da đầu không lây nhiễm

Bệnh vảy nến da đầu không lây nhiễm

Bệnh vảy nến không lây nhưng dai dẳng, hay tái phát

Bệnh vảy nến da đầu có nguyên nhân do rối loạn hệ thống miễn dịch bên trong, tức hệ miễn dịch tự tấn công hoặc sản sinh ra tế bào T- miễn dịch tấn công các tế bào da khỏe mạnh ở vùng đầu (phản ứng tự miễn). Khi bị tấn công, các tế bào da tăng sinh nhanh chóng tạo thành mảng da dày, viêm đỏ và thường có vảy bạc. Đặc biệt, sự rối loạn của hệ miễn dịch khó kiểm soát nên các triệu chứng ngứa ngáy, bong tróc thường dai dẳng, hay tái phát.  

Bên cạnh yếu tố miễn dịch, bệnh vảy nến da đầu còn liên quan đến các yếu tố sau: 

  • Di truyền: Vảy nến da đầu có liên quan đến yếu tố di truyền. Nếu gia đình có người thân mắc bệnh da liễu như á sừng, viêm da cơ địa, á sừng, vảy nến,... thì nguy cơ bị vảy nến sẽ cao hơn những người khác.
  • Căng thẳng: Điều này có thể làm ảnh hưởng tới tâm lý người bệnh từ đó gây rối loạn hệ thống miễn dịch và khiến bệnh khởi phát. 
  • Rối loạn chuyển hóa: Những người có rối loạn chuyển hóa da hoặc chuyển hóa đường đạm cũng có nguy cơ cao mắc bệnh vảy nến da đầu.
  • Nhiễm virus, vi khuẩn: Những người có một số bệnh lý như viêm họng do liên cầu khuẩn, HIV,... thường có hệ miễn dịch suy yếu nên dễ có nguy cơ mắc bệnh.
  • Tác động cơ học: Một số hành động như gãi ngứa hoặc chà xát quá mạnh gây tổn thương da sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập. Lúc này, da đầu bị kích thích do rối loạn hệ miễn dịch và có thể mắc bệnh vảy nến.
  • Tác dụng phụ của một số loại thuốc như corticoid, thuốc chẹn kênh beta,... Dùng những loại thuốc này trong thời gian dài có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh vảy nến.
  • Một số yếu tố khác: Thời tiết, hóa chất, rối loạn nội tiết tố, tiếp xúc nhiều với ánh nắng mặt trời,.. cũng là những nguyên nhân có thể gây nên bệnh vảy nến da đầu.

>>> XEM THÊM: Vảy nến da đầu: Không còn ám ảnh nếu biết những thông tin này

Cách trị vảy nến da đầu an toàn, hiệu quả

Bệnh vảy nến da đầu không thể chữa khỏi và người mắc phải sống chung với nó suốt đời. Các phương pháp điều trị nhằm cải thiện triệu chứng và kiểm soát không để bệnh tái phát trở lại. Một số phương pháp điều trị vảy nến da đầu như:

  • Thuốc bôi điều trị vảy nến da đầu: Acid salicylic, coal tar (than đá) được sử dụng để giảm viêm và loại bỏ các vảy bong tróc trên da đầu. Ngoài ra, bác sĩ có thể chỉ định thêm một số loại thuốc khác như anthralin, corticoid, calcipotriene, steroid, tazarotene để điều trị vảy nến da đầu. Tuy nhiên, người bệnh cần lưu ý liều dùng thuốc trong tuần, tránh lạm dụng do có thể gây hại cho da, nhờn thuốc. 
  • Thuốc uống trị vảy nến da đầu: Bác sĩ sẽ chỉ định thuốc uống trị vảy nến da đầu trong trường hợp bệnh từ trung bình đến nặng. Một số loại thuốc có thể là: Corticoid, cyclosporin, methotrexate, retinoid, thuốc kháng histamin H1, một số loại vitamin. Dùng thuốc uống cần tuân theo đúng hướng dẫn từ bác sĩ và đánh giá chức năng gan thận theo định kỳ khi dùng kéo dài.
  • Thuốc sinh học trong điều trị vảy nến da đầu: Adalimumab (humira), etanercept (enbrel), guselkumab (tremfya), infliximab (remicade), ixekizumab (taltz), secukinumab (cosentyx), ustekinumab (stelara). Những loại thuốc này được dùng qua đường tiêm bắp, dưới da hoặc tiêm tĩnh mạch cho người mắc bệnh viêm khớp tự miễn hoặc không đáp ứng với điều trị truyền thống.
  • Quang trị liệu: Sử dụng liệu pháp ánh sáng có thể điều trị được đúng vị trí mắc bệnh mà không gây tác dụng toàn thân như thuốc uống hoặc khó khăn như thuốc bôi. Liệu pháp này sử dụng tia UVA hoặc UVB để cải thiện triệu chứng vảy nến da đầu. 
  • Sử dụng thảo dược hỗ trợ điều trị vảy nến da đầu an toàn, hiệu quả: Người bệnh có thể sử dụng thêm một số thảo dược từ thiên nhiên để cải thiện các triệu chứng tại da đầu như lá sòi, ba chạc, phá cố chỉ, dầu dừa, sáp ong trắng,... Những thảo dược này có tác dụng làm bong lớp vảy, giảm hiện tượng viêm, ngứa hiệu quả. Đặc biệt, bạn nên sử dụng sản phẩm chứa thành phần chitosan do thành phần này đã được nghiên cứu tác dụng diệt khuẩn, làm mềm da, giúp hồi phục làn da đã tổn thương tại trường Đại học Harvard nên an toàn cho người sử dụng 

Lá sòi có tác dụng cải thiện triệu chứng bệnh vảy nến da đầu

Lá sòi có tác dụng cải thiện triệu chứng bệnh vảy nến da đầu

>>> XEM THÊM: Cách chữa vảy nến da đầu cực hiệu quả có thể bạn chưa biết

Cách phòng bệnh vảy nến da đầu tái phát

Để phòng ngừa bệnh vảy nến da đầu tái phát hiệu quả, người bệnh cần quản lý tốt các yếu tố sau:

  • Vệ sinh sạch sẽ: Việc vệ sinh cơ thể sạch sẽ, thường xuyên loại bỏ tế bào chết cho da sẽ giúp bạn ngăn chặn được vảy nến da đầu nói riêng và nhiều bệnh da liễu nói chung.
  • Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng: Bạn nên xây dựng cho mình chế độ ăn uống hợp lý, bổ sung đầy đủ các khoáng chất, vitamin thiết yếu. Đặc biệt là những thực phẩm chống oxy hóa, giảm các phản ứng viêm, tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể như rau xanh, hoa quả, các loại củ quả.
  • Hạn chế sử dụng các chất kích thích, cần nghỉ ngơi hợp lý, tránh căng thẳng để giảm thiểu tối đa nguy cơ tái phát hay khiến bệnh vảy nến nghiêm trọng hơn..
  • Hạn chế tiếp xúc với những hóa chất độc hại, các chất tẩy rửa, hạn chế nhuộm tóc để tránh nguy cơ mắc bệnh vảy nến da đầu.
  • Người có cơ địa dị ứng nên tránh các tác nhân kích thích hoặc những đồ ăn gây dị ứng như hải sản, tôm, cua, ghẹ,...
  • Bổ sung sản phẩm thảo dược từ sói rừng giúp tăng cường miễn dịch trong bệnh tự miễn, điều hòa miễn dịch giúp ngừa bệnh tái phát an toàn, hiệu quả. Sản phẩm từ sói rừng cũng đã được nghiên cứu tại bệnh viện Da liễu Trung ương cho hiệu quả cải thiện tốt bệnh vảy nến. 

Chế độ ăn uống hợp lý giúp phòng tránh bệnh vảy nến da đầu

Chế độ ăn uống hợp lý giúp phòng tránh bệnh vảy nến da đầu

Trên đây là những thông tin để trả lời cho câu hỏi bệnh vảy nến da đầu có lây không. Bạn nên bỏ túi cho mình những thông tin phòng bệnh vảy nến da đầu để có thể ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến những thông tin trong bài viết, bạn có thể bình luận hoặc để lại số điện thoại để được tư vấn và giải đáp chính xác nhất.

https://www.healthline.com/health/scalp-psoriasis-pictures#symptoms 

https://www.webmd.com/skin-problems-and-treatments/psoriasis/scalp-psoriasis

https://www.aad.org/public/diseases/psoriasis/treatment/genitals/scalp-shampoo