Viêm da cơ địa là bệnh lý mạn tính tiến triển theo từng đợt và thường liên quan tới di truyền. Việc điều trị bằng thuốc mỗi khi bệnh tái phát có thể dẫn tới nhiều tác dụng không mong muốn. Vì thế, lựa chọn thuốc trị viêm da cơ địa sao cho an toàn và hiệu quả luôn là vấn đề được nhiều người bệnh quan tâm. Bài viết này sẽ giúp bạn có những thông tin hữu ích về các thuốc trị viêm da cơ địa.

Điều trị tại chỗ bằng thuốc bôi viêm da cơ địa

Thuốc bôi viêm da cơ địa là phương pháp không thể thiếu trong phác đồ điều trị bệnh lý này, đặc biệt tốt cho những trường hợp có mức độ nhẹ hoặc trung bình. Người bệnh có thể được chỉ định dùng một hoặc kết hợp một vài thuốc trong số các loại thuốc sau đây.

Thuốc bôi glucocorticoid

Đây luôn là nhóm thuốc chính trong điều trị viêm da cơ địa nhờ tác dụng chống viêm mạnh và nhanh. Thuốc có nhiều dạng như kem, gel, mỡ với các hàm lượng khác nhau phù hợp cho nhiều đối tượng. Trong đó, dạng mỡ có khả năng thẩm thấu qua da tốt nhất. 

Tuy nhiên, thuốc bôi corticoid cũng được coi là một nhóm thuốc nguy hiểm bởi có rất nhiều tác dụng phụ, dễ thấy nhất là teo da và rạn da. Vì vậy không tự ý sử dụng khi chưa có chỉ định của bác sĩ. 

thuoc-tri-viem-da-co-dia-corticoid-dang-kem-boi.webp

Thuốc trị viêm da cơ địa corticoid dạng kem bôi

Thuốc ức chế calcineurin 

Đây là một nhóm thuốc ức chế miễn dịch giúp giảm tình trạng viêm nhiễm, thường được sử dụng trong điều trị các bệnh viêm da cơ địa. Hai loại thuốc trị viêm da cơ địa hiệu quả nhất trong nhóm này là tacrolimus dạng mỡ và pimecrolimus dạng kem.

Thuốc này được chỉ định khi điều trị bằng corticoid không hiệu quả hoặc chỗ bị bệnh là vùng da nhạy cảm. Tuy nhiên, không được dùng nhóm thuốc trị viêm da cơ địa này cho trẻ dưới 2 tuổi. Với người có làn da nhạy cảm, có thể xuất hiện cảm giác hơi nóng hoặc châm chích sau khi bôi. 

>>> XEM THÊM: Những thông tin cần biết về bệnh viêm da cơ địa

Kem bôi trị viêm da cơ địa từ thảo dược

Có thể thấy, các thuốc trị viêm da cơ địa tây y tuy điều trị khỏi các đợt tiến triển của bệnh nhưng nếu sử dụng lâu dài thì chưa phải phương pháp tối ưu nhất. Hiện nay, nhiều người bệnh có xu hướng tìm kiếm một loại thuốc trị viêm da cơ địa có nguồn gốc từ thảo dược nhằm hạn chế tối đa tác dụng phụ. 

Bạn nên tham khảo các loại kem bôi chứa các thành phần sau vì các thảo dược này đã được nghiên cứu tại các trường đại học uy tín cho thấy có hiệu quả tốt đối với bệnh ngoài da: 

  • Chitosan đã được tiến hành nghiên cứu tại trường Đại học Y Harvard - Mỹ cho thấy có khả năng kháng khuẩn, làm lành các tổn thương và làm mịn da.
  • Dịch chiết phá cố chỉ đã được sử dụng trong nghiên cứu của Đại học Bharati - Ấn Độ, cũng cho thấy có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm rất tốt.
  • MSM đã được nghiên cứu của Đại học Hallym - Hàn Quốc chứng minh công dụng chống viêm và tái tạo da hiệu quả.
  • Ba chạc, lá sòi: Có công dụng chống oxy hóa, chống nhiễm khuẩn rất hiệu quả. 

chitosan-giup-cai-thien-benh-viem-da-co-dia-hieu-qua.webp

Chitosan giúp cải thiện bệnh viêm da cơ địa hiệu quả

Viêm da cơ địa uống thuốc gì? 

Người bị viêm da cơ địa thường được chỉ định uống thuốc kháng sinh, corticoid, kháng histamin H1, thuốc điều hòa miễn dịch để nâng cao hiệu quả điều trị. Sử dụng thuốc trị viêm da cơ địa đường uống là phương pháp điều trị toàn thân áp dụng trong trường hợp mắc bệnh nặng, không đáp ứng với thuốc bôi. Vậy thông thường những người bị viêm da cơ địa uống thuốc gì?

Kháng sinh chống bội nhiễm

Kháng sinh thường được chỉ định cho những trường hợp viêm da cơ địa có vết thương hở hoặc đã có dấu hiệu của nhiễm trùng như sưng, đỏ, chảy dịch, mưng mủ. Người bị các bệnh về da nói chung và viêm da cơ địa nói riêng luôn có cảm giác ngứa ngáy khó chịu. Việc gãi ngứa có thể gây trầy xước da, thậm chí chảy máu, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn, nấm xâm nhập gây viêm, loét. Hay gặp nhất là tụ cầu vàng. 

Người bệnh tuyệt đối không tự ý mua thuốc mà nên hỏi ý kiến bác sĩ để tránh tình trạng sử dụng không đúng loại kháng sinh khiến việc điều trị không hiệu quả, nguy cơ gặp tác dụng phụ và khả năng kháng thuốc cũng cao hơn.

nguoi-bi-viem-da-co-dia-nang-thuong-duoc-chi-dinh-thuoc-khang-sinh-chong-boi-nhiem.webp

Người bị viêm da cơ địa nặng thường được chỉ định thuốc kháng sinh chống bội nhiễm

Thuốc kháng histamin H1 

Viêm da cơ địa do tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng thì cần sử dụng thêm thuốc kháng histamin. Bên cạnh tác dụng chống dị ứng, loại thuốc này còn giúp giảm tình trạng ngứa da nên nguy cơ bội nhiễm vi khuẩn cũng giảm xuống đáng kể. 

Đây là nhóm thuốc điều trị triệu chứng chứ không có khả năng điều trị nguyên nhân do đó người bệnh chỉ nên dùng khi có triệu chứng ngứa và ngưng sử dụng khi đỡ để tránh bị phụ thuộc vào thuốc. 

Thuốc glucocorticoid tác dụng toàn thân

Glucocorticoid đường uống được chỉ định cho những người mắc bệnh nặng và không đáp ứng với thuốc bôi viêm da cơ địa. Tuyệt đối không lạm dụng thuốc trong thời gian dài bởi corticoid có thể theo đường máu tới nhiều cơ quan gây suy tuyến thượng thận, loét dạ dày, đục thủy tinh thể, rối loạn mỡ máu, loãng xương và ức chế tăng trưởng ở trẻ nhỏ. 

can-than-khi-dung-corticoid-tri-viem-da-co-dia-cho-nguoi-gia-tre-nho.webp

Cẩn thận khi dùng corticoid trị viêm da cơ địa cho người già, trẻ nhỏ 

>>> XEM THÊM: 4 bước ngăn viêm da cơ địa bùng phát vào mùa đông

Thuốc điều hòa miễn dịch hệ thống

Đây là nhóm thuốc ít được sử dụng hơn so với các thuốc trị viêm da cơ địa ở trên, thường dùng để chống viêm cho các trường hợp tái phát nhiều lần, vùng da bị bệnh lan rộng hoặc không đáp ứng tốt với thuốc bôi viêm da cơ địa. Các thuốc hay dùng bao gồm cyclosporin, methotrexate, mycophenolate và interferon gamma. 

Các thuốc ức chế miễn dịch có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng, đau đầu, rối loạn tiêu hóa, tăng huyết áp,... Do đó, người bệnh cần thận trọng khi sử dụng thuốc và thông báo cho bác sĩ khi gặp bất kỳ tác dụng phụ nào.

Trên đây là những thông tin về các loại thuốc trị viêm da cơ địa. Người bệnh cần kết hợp sử dụng thêm các sản phẩm chứa thành phần từ thiên nhiên để kiểm soát bệnh hiệu quả nhất. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào về tình trạng viêm da cơ địa và cách khắc phục, vui lòng bình luận và để lại thông tin liên hệ để được giải đáp nhanh, chính xác nhất.

Tài liệu tham khảo:

https://www.healthline.com/health/atopic-dermatitis

https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/atopic

https://dermnetnz.org/topics/causes-of-atopic-dermatitis