Mụn nước ở tay là một loại bệnh về da thường gặp với biểu hiện dễ nhận thấy nhất là các mụn nước li ti xuất hiện trong lòng bàn tay và các ngón tay. Bệnh gây ra nhiều khó chịu và bất tiện trong sinh hoạt hàng ngày. Bài viết này sẽ cung cấp thêm cho bạn đọc những thông tin hữu ích về tình trạng mụn nước ở tay.

Mụn nước ở tay là gì?

Mụn nước là tình trạng xuất hiện bong bóng chứa chất lỏng xảy ra ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể, thường thấy nhất là ở lòng bàn tay và các ngón tay. Chất lỏng chứa trong mụn nước có thể là máu, mủ hoặc huyết thanh. Mụn nước ở tay thường tồn tại trong khoảng 3 đến 4 tuần rồi đỡ dần. 

Mun-nuoc-o-tay-la-mot-can-benh-kha-pho-bien.webp

Mụn nước ở tay là một căn bệnh khá phổ biến

Nguyên nhân nào gây ra mụn nước ở tay?

Có khá nhiều nguyên nhân gây ra mụn nước ở tay. Một số nguyên nhân thường gặp khiến tay bị nổi mụn nước phải kể đến là:

  • Chàm: Đây là một căn bệnh gây rối loạn chức năng da. Những người bị chàm sẽ cảm thấy ngứa và xuất hiện những bọng nước li ti ở lòng bàn tay hoặc ngón tay. Đôi khi có thể thấy mụn nước xuất hiện ở lòng bàn chân. 
  • Ma sát cũng là một nguyên nhân thường gặp gây nên tình trạng mụn nước ở tay. Điều này xảy ra khi bàn tay phải chà xát với đồ vật trong khoảng thời gian dài mà không sử dụng đồ bảo hộ.
  • Tiếp xúc với hóa chất: Những người có làn da nhạy cảm sẽ dễ bị nổi mụn nước ở tay nếu tiếp xúc với các chất tẩy rửa hoặc những vật dụng làm từ kim loại như niken, coban,...
  • Thời tiết lạnh: Một số người khi thời tiết chuyển lạnh sẽ xuất hiện các nốt ban đỏ trên bàn tay. Những nốt ban đỏ này gây ngứa và có thể phát triển thành mụn nước.
  • Stress: Nếu bạn bị căng thẳng và lo lắng trong khoảng thời gian dài thì nguy cơ nổi mụn nước ở tay sẽ cao hơn bình thường.

Mụn nước ở tay có biểu hiện như thế nào?

Mụn nước ở tay là những nốt phồng rộp chứa dịch xuất hiện ở lớp trên cùng của da. Những mụn nước này thường tập trung thành từng cụm hoặc kết hợp với nhau tạo thành những bọng nước to hơn. Chúng nổi gồ trên bề mặt da, khi chạm vào có thể thấy đau. Vùng da quanh khu vực tổn thương có thể bị đóng vảy và ngứa. Các mụn nước thường mất dần sau 3 tuần. 

Mun-nuoc-nho-tap-trung-thanh-nhung-cum-san-sat-nhau-tren-tay-nguoi-benh.webp

Mụn nước nhỏ tập trung thành những cụm san sát nhau trên tay người bệnh

>>> XEM THÊM: Bệnh chàm sữa và tất cả những thông tin mà ai cũng nên biết

Cách chữa trị mụn nước ở tay

Có rất nhiều phương pháp giúp người bệnh cải thiện nhanh chóng tình trạng nổi mụn nước ở tay từ y học cổ truyền đến y học hiện đại. Dưới đây là những cách chữa mụn nước ở tay được nhiều người sử dụng nhất. 

Trị mụn nước ở tay không cần dùng thuốc

Sử dụng các thành phần thiên nhiên giúp cải thiện tình trạng mụn nước ở tay đồng thời hạn chế tác dụng phụ của thuốc tây đang được nhiều người ưu tiên lựa chọn. Một số thành phần thiên nhiên hay được sử dụng như:

  • Mật ong: Trong mật ong chứa nhiều chất có tác dụng tiêu viêm, kháng khuẩn vô cùng tốt. Người bị mụn nước ở tay có thể bôi một lớp mật ong mỏng lên vùng da tổn thương, giữ trong 30 phút rồi rửa sạch bằng nước. Nên áp dụng phương pháp này 3-4 lần/tuần để đạt hiệu quả mong muốn.
  • Bột yến mạch: Yến mạch thường được biết đến với công dụng tẩy tế bào chết, loại bỏ chất bẩn và độc tố trên da. Bạn có thể trộn bột yến mạch đã xay nhuyễn theo tỷ lệ 1:1 với nước ấm, bôi lên vùng da tổn thương và để yên trong 30 phút. Sau đó, nhẹ nhàng rửa sạch lại bằng nước.

Mat-ong-co-kha-nang-chua-mun-nuoc-o-tay-hieu-qua.webp

Mật ong có khả năng chữa mụn nước ở tay hiệu quả

>>> XEM THÊM: Kích ứng da và những điều có thể bạn chưa biết

Các loại thuốc bôi trị mụn nước ở tay

Bạn có thể sử dụng thuốc bôi theo chỉ định của bác sĩ để chữa mụn nước ở tay một cách nhanh chóng và hiệu quả. Những dược chất thường được bác sĩ kê đơn là:

  • Thuốc bôi chứa corticosteroid: Nhóm thuốc này giúp giảm ngứa và thúc đẩy quá trình làm lành vết thương, nhờ đó đẩy lùi các triệu chứng ngứa ngáy, lở loét do mụn nước ở tay gây ra. 
  • Kháng sinh: Bác sĩ có thể cho bạn sử dụng mỡ kháng sinh ví dụ như bacitracin hay neosporin khi vết thương có nguy cơ hoặc đang bị nhiễm trùng.
  • Thuốc ức chế miễn dịch: Có tác dụng kháng viêm, giảm ngứa và đẩy nhanh quá trình tái tạo da, cải thiện tình trạng mụn nước hiệu quả. Những loại thuốc ức chế miễn dịch thường dùng là protopic, elidel,...

Thảo dược hỗ trợ điều trị mụn nước ở tay

Ngoài những biện pháp nêu trên thì kem bôi da chứa thành phần thảo dược cũng là một lựa chọn tốt đối với người bị mụn nước ở tay. Những thảo dược giúp cải thiện triệu chứng hiệu quả và không gây tác dụng phụ phải kể đến như:

  • Chitosan: Một thành phần được chiết xuất từ vỏ loài giáp xác. Chitosan tác động vào quá trình hình thành mô mới, nhờ đó đẩy nhanh tốc độ làm lành vết thương, đồng thời giúp kháng khuẩn và làm da luôn mềm mịn.
  • Phá cố chỉ, ba chạc, lá sòi: Những loại thảo dược này có tác dụng kháng viêm, diệt khuẩn mạnh mẽ. Từ đó, chúng góp phần cải thiện tình trạng ngứa, ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập và tái tạo da.

Chitosan-chiet-xuat-tu-vo-tom,-cua-giup-tai-tao-vung-da-bi-ton-thuong-nhanh-chong.webp

Chitosan chiết xuất từ vỏ tôm, cua giúp tái tạo vùng da bị tổn thương nhanh chóng

Cách phòng ngừa và tránh tái phát mụn nước ở tay

Bên cạnh các phương pháp điều trị thì phòng ngừa mụn nước ở tay cũng là một vấn đề người bệnh cần chú ý. Dưới đây là những điều bạn nên làm để kiểm soát các triệu chứng và phòng ngừa bệnh tái phát:

  • Rửa tay bằng nước ấm với chất tẩy rửa nhẹ, lau khô tay sau khi rửa.
  • Sử dụng găng tay khi tiếp xúc với hóa chất độc hại.
  • Nếu bạn chà xát với đồ vật trong khoảng thời gian dài thì hãy sử dụng găng có lớp lót dày để giảm thiểu ma sát.
  • Sử dụng kem dưỡng ẩm thường xuyên để da tay luôn mềm mại, giảm thiểu tình trạng khô và ngứa da.
  • Hạn chế tiếp xúc trực tiếp với những thứ mà bạn nghi ngờ là nguyên nhân dẫn đến nổi mụn nước ở tay, ví dụ như chất tẩy rửa mạnh, kim loại,...
  • Đừng để bản thân bị stress, bạn có thể thử tập yoga, nghe nhạc, đọc sách,... để giải tỏa căng thẳng.

Trên đây là tất tần tật những thông tin bạn cần biết về mụn nước ở tay. Từ những thông tin trên, mong rằng bạn đọc đã lựa chọn được những biện pháp điều trị và phòng ngừa tốt nhất. Hãy liên hệ với chúng tôi nếu bạn còn có điều gì thắc mắc qua số hotline hoặc để lại bình luận, các chuyên gia sẽ giải đáp nhanh chóng nhất.

Tài liệu tham khảo:

https://www.medicinenet.com/what_are_the_causes_of_blisters_on_the_hands/article.htm 

https://www.medicalnewstoday.com/articles/blisters-on-hands#natural-remedies 

https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/dyshidrosis/symptoms-causes/syc-20352342