Chàm tai là một dạng của bệnh chàm xuất hiện ở vùng tai và có thể ảnh hưởng đến thính lực của người bệnh. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp đầy đủ thông tin cơ bản về bệnh chàm tai cùng cách chữa trị dứt điểm căn bệnh này.
Bệnh chàm tai là gì?
Bệnh chàm tai là một tình trạng da phổ biến gây đổi màu, khô da, ngứa và nổi mụn ở tai hoặc các vùng xung quanh. Ngoài ra, bệnh này có thể xuất hiện bên ngoài hoặc trong ống tai. Người bệnh có thể yên tâm vì chàm tai không có khả năng lây truyền từ người này sang người khác.
Nếu gia đình đã từng có người thân bị chàm, hen suyễn hoặc dị ứng thì khả năng mắc chàm tai sẽ cao hơn người bình thường. Bệnh chàm gây ngứa dữ dội nên sẽ kích thích gãi làm tổn thương da vùng tai.
Bệnh chàm tai khiến vùng da tai bị bong tróc, ngứa và sưng đỏ
Các dấu hiệu đặc trưng của chàm tai
Để có thể xác định chàm tai, người bệnh có thể căn cứ vào các dấu hiệu đặc trưng của chàm tai dưới đây:
- Vùng da tai hoặc xung quanh bị ngứa.
- Da khô, bong tróc.
- Da phát ban và đổi màu.
- Trên da xuất hiện các vết sưng đỏ.
- Da trở nên sần sùi.
- Chảy dịch phía trong tai.
- Vảy xuất hiện quanh tai hoặc bên trong ống tai.
Các triệu chứng của chàm tai có thể ảnh hưởng đến vùng sau tai và phần nếp gấp - nơi tai dính vào phần đầu. Bệnh chàm tai không gây đau đớn nhưng nếu bạn gãi nhiều dễ dẫn đến rách da và nhiễm trùng gây đau. Người bệnh nên hạn chế gãi vì điều này khiến vùng da tai bị viêm nặng, gây chảy máu.
Đặc biệt, ở hầu hết trường hợp thì triệu chứng bệnh chàm tai ở mức độ nhẹ và trung bình. Tuy nhiên, cũng có người bệnh phải chịu đựng cơn ngứa dữ dội cùng với các triệu chứng “trầm trọng” hơn như: Da đỏ hoặc rất sẫm màu đi kèm sưng tấy, da rất khô và nhạy cảm, các mảng vảy thô ráp hoặc sần sùi, rỉ máu hoặc đóng vảy tại vùng da bị viêm, da bên trong ống tai bị nhiễm trùng.
Chàm tai thể nặng khiến ống tai trong bị nhiễm trùng
>>> XEM THÊM: Chàm đồng tiền là gì? Triệu chứng, cách điều trị hiệu quả
Nguyên nhân nào gây ra chàm tai?
Các bác sĩ và chuyên gia y tế vẫn chưa tìm ra được nguyên nhân chính xác gây ra bệnh chàm tai. Nhưng họ cho rằng bệnh này xuất hiện có liên quan đến đột biến gen. Quá trình đột biến gen làm ảnh hưởng đến protein filaggrin. Đây là protein giúp phát triển hàng rào bảo vệ trên da. Hậu quả của sự đột biến này là khiến cho da dễ bị kích ứng và nhiễm trùng.
Nhiều người bị chàm do có hệ thống miễn dịch hoạt động quá mức. Khi gặp tác nhân kích thích, hệ thống miễn dịch đó phản ứng lại và gây ra viêm da. Sau đây là những tác nhân thường gặp gây ra chàm nói chung và chàm tai nói riêng:
- Các chất tẩy rửa như xà phòng, nước rửa chén,...
- Một số kim loại, ví dụ như niken.
- Kem dưỡng da có mùi thơm, sữa tắm, nước hoa.
- Vải thô (len), khăn lau trẻ em.
- Một số chất khử trùng.
- Khói thuốc lá.
- Tinh thần căng thẳng.
- Nhiệt độ thay đổi, nóng lạnh thất thường.
- Nhiễm trùng da.
Hệ lụy khi bị bệnh chàm tai
Khi bệnh chàm tai chưa tiến triển thì nó gây ra cảm giác ngứa và khó chịu. Điều này khiến người bệnh phải gãi liên tục để “tạm thời cải thiện” cơn ngứa ngáy. Nhưng nếu họ gãi quá nhiều sẽ làm cho vùng da tổn thương và nhiễm trùng. Điều này khiến triệu chứng chàm tai càng trở nên nghiêm trọng hơn.
Ngoài ra, khi bệnh diễn tiến nặng, da có thể bị nứt nẻ hoặc rỉ nước - một loại chất lỏng đặc, màu vàng hoặc trắng, chứa đầy mủ. Bên cạnh những hệ lụy trên da, bệnh cũng ít nhiều gây hại đến tai của người bệnh. Những nơi bị ảnh hưởng như: Tai ngoài (bao gồm cả thùy tai), tai trọng (bao gồm ống tai),... Bạn có thể bị ù tai hoặc giảm thính lực nếu chàm tai tiến triển nặng hơn.
Chàm tai có thể làm giảm thính giác và gây ra các bệnh về tai
>>> XEM THÊM: Tất tần tật những thông tin về bệnh chàm khô mà bạn cần biết
Cách điều trị chàm tai dứt điểm
Cách để điều trị chàm tai dứt điểm là xác định tác nhân gây chàm và tuân thủ hướng dẫn điều trị. Việc xác định được nguyên nhân sẽ giúp phòng ngừa chàm tái phát, đồng thời cải thiện tình trạng bệnh.
Thuốc bôi chàm tai
Thuốc bôi ngoài da thường được chỉ định khi bệnh ở giai đoạn nhẹ. Chúng bao gồm: Kem chống nấm, thuốc bôi steroid hoặc kem bảo vệ da. Ngoài ra, vaseline hoặc thuốc mỡ aquaphor cũng hỗ trợ cải thiện chàm tai. Các sản phẩm này giúp dưỡng ẩm và bảo vệ làn da bị ảnh hưởng bởi chàm.
Trước khi bôi thuốc lên da, bạn nên rửa tai bằng nước ấm. Sau đó, dùng tăm bông để thoa một lượng nhỏ thuốc lên vùng da tai bị chàm. Đặc biệt, bạn hãy giữ cho vùng da này sạch sẽ, tránh tiếp xúc bụi bẩn và vi khuẩn để đảm bảo hiệu quả điều trị.
Thuốc uống trị chàm tai
Thuốc uống trị chàm tai bao gồm thuốc không kê đơn và thuốc kê đơn. Thuốc kháng histamin không kê đơn có tác dụng cải thiện các cơn ngứa trầm trọng.. Người bệnh nên sử dụng thuốc theo chỉ dẫn của dược sĩ để đảm bảo tính an toàn và hiệu quả.
Đối với các loại thuốc kê đơn, bác sĩ sẽ kê các thuốc corticoid sử dụng đường uống để cải thiện triệu chứng bệnh. Ngoài ra, nếu người bệnh không đáp ứng với thuốc bôi, thuốc uống thì sẽ được điều trị bằng thuốc tiêm và các liệu pháp khác như: Quang trị liệu, sinh học (thuốc tác động vào hệ thống miễn dịch),...
Thuốc bôi corticoid giúp cải thiện các tổn thương gây ra bởi chàm tai
Mẹo chữa chàm tai với thảo dược
Ngày nay, nhiều chuyên gia khuyên người bệnh chàm tai nên kết hợp sử dụng thảo dược để kết quả điều trị được tối ưu nhất. Việc sử dụng dược liệu từ thiên nhiên vừa mang lại hiệu quả, vừa đảm bảo an toàn cho người bệnh. Một số thảo dược có thể kể đến như: Phá cố chỉ, ba chạc, lá sòi, dầu dừa,... Các thảo dược này kết hợp với chitosan hay MSM (methylsulfonylmethane) càng phát huy tác dụng hiệu quả hơn.
- Phá cố chỉ giúp làm sạch bụi bẩn, kháng khuẩn và loại bỏ vi khuẩn trên da. Điều này vừa hỗ trợ cải thiện triệu chứng, vừa ngăn ngừa chàm tai tái phát.
- Ba chạc có đặc tính kháng khuẩn cao, thường được sử dụng để trị mụn nhọt, khử trùng vết thương, viêm mủ trên da,... Đây chính là thảo dược quý để chữa trị chàm tai.
- Lá sòi là thảo dược có công dụng diệt khuẩn rất tốt. Ngoài ra, lá sòi còn giúp sát trùng, làm lành vết thương nhanh chóng nên đây chính là cứu tinh của người bị chàm tai.
- Dầu dừa có công dụng dưỡng ẩm da, cải thiện tình trạng khô, bong tróc giúp làn da trở nên mềm mại, mịn màng hơn.
- Chitosan: Được chiết xuất từ vỏ của loài giáp xác như tôm, cua,... Chất này có công dụng kháng khuẩn, tái tạo vùng da bị hư tổn và làm cho da mịn màng hơn.
- MSM được tìm thấy trong các loại hoa quả, rau củ và cả động vật,... Nó có khả năng sản sinh collagen giúp da mềm mại hơn, phục hồi các tổn thương nhanh hơn.
Kem bôi da với sự kết hợp các thảo dược như trên giúp đem lại công dụng trị chàm tai “vượt ngoài sự mong đợi”. Nhờ đó, làn da trở nên khỏe hơn, mịn màng và trẻ hóa.
MSM có công dụng kháng viêm, tái tạo làn da và giúp nhanh liền sẹo
Để đảm bảo chàm tai được điều trị dứt điểm, bạn hãy tuân thủ phác đồ điều trị. Bên cạnh đó, hãy chọn cho mình các loại kem bôi từ thảo dược để tăng cường hiệu quả, đồng thời ngăn ngừa chàm tai tái phát. Nếu bạn còn thắc mắc về bệnh chàm tai, hãy để lại bình luận để được tư vấn giải đáp.
Tài liệu tham khảo:
https://www.medicalnewstoday.com/articles/323150#what-is-ear-eczema
https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/21842-ear-eczema
https://www.webmd.com/skin-problems-and-treatments/eczema/what-to-know-about-ear-eczema