Bị chàm tay là một loại chàm khá nhiều người gặp phải. Bệnh tuy không quá nguy hiểm nhưng lại ảnh hưởng nghiêm trọng tới thẩm mỹ và sinh hoạt hàng ngày. Nhận biết và điều trị sớm là việc làm cần thiết để người bị chàm tay giảm cảm giác khó chịu, đem lại sự tự tin cho người mắc. 

Chàm tay là bệnh gì?

Chàm tay (viêm da bàn tay) là tình trạng ngứa, phát ban, khô nứt tập trung ở lòng bàn tay hay các ngón tay. Thống kê tại Hoa Kỳ có tới 10% dân số mắc bệnh này và có thể gặp phải ở mọi lứa tuổi. 

Chàm tay thuộc nhóm bệnh mạn tính, tái phát thường xuyên suốt cuộc đời người mắc. Bệnh gặp nhiều ở người thường xuyên tiếp xúc với hóa chất hay làm việc trong môi trường ẩm ướt: Thợ làm tóc, dọn vệ sinh, đầu bếp,... 

Chàm tay không lây từ người này sang người khác thông qua tiếp xúc trực tiếp và cũng ít lây lan từ vùng da này sang vùng da khác. Nếu không được điều trị sớm và đúng cách, người bị chàm tay có thể nhiễm nấm, vi khuẩn, nặng nề hơn là xuất hiện các vết nứt da, mụn nước gây nhiễm trùng. 

Triệu chứng nhận biết chàm tay 

Biểu hiện dễ thấy với người bị chàm tay là những mảng da đỏ hay nâu sẫm, cảm giác ngứa, tróc vảy ở bàn tay hoặc ngón tay. Ngoài ra, chàm tay có thể có những triệu chứng như:

  • Đau đớn.
  • Cảm giác bàn tay nóng rát như bị đốt cháy.
  • Da khô, bong tróc, nứt nẻ, có thể chảy máu. 
  • Sưng tấy.
  • Phồng rộp. 

Hinh-anh-ton-thuong-do-bi-cham-tay.webp

Hình ảnh tổn thương do bị chàm tay

>>> XEM THÊM: Bệnh chàm sữa và tất cả những thông tin mà ai cũng nên biết 

Nguyên nhân bị chàm tay

Tương tự các bệnh chàm khác, nguyên nhân bị chàm tay chưa được xác định rõ ràng. Các bác sĩ da liễu tin rằng bệnh xuất hiện có nhiều liên quan tới yếu tố di truyền và môi trường.

Yếu tố di truyền: Thống kê chỉ ra có đến 67% người bị chàm tay có người trong gia đình mắc bệnh liên quan tới miễn dịch như dị ứng, viêm da, vảy nến,... 

Yếu tố môi trường: Môi trường bên trong hay bên ngoài đều có thể là căn nguyên dẫn tới bị chàm tay.

  • Stress: Người căng thẳng, lo lắng kéo dài thường dẫn tới những bất thường trong vận hành của cơ thể, bao gồm cả hệ thống miễn dịch. Cơ thể lúc này tăng cường sản sinh cortisol và epinephrine - chất gây ức chế miễn dịch làm tăng nguy cơ bị chàm tay. 
  • Bệnh ngoài da như nấm, ghẻ,... hay nguyên nhân làm hệ miễn dịch suy yếu như bệnh HIV, dùng thuốc ức chế miễn dịch,... 
  • Thời tiết: Thời tiết khô hanh mùa đông hay khô nóng mùa hè đều tạo điều kiện cho chàm tay bùng phát. 
  • Chất dễ gây kích ứng: Hóa chất, chất tẩy rửa mạnh khi bám lên da tay mà không có sự bảo vệ có thể gây kích ứng mạnh. Cơ thể phản ứng bằng một loạt các phản ứng viêm dẫn tới bị chàm tay. 
  • Đồ dùng bằng len, lông, dạ, cao su,... cũng dễ gây kích ứng da tay, khởi phát viêm da.

Việc xác định được căn nguyên bị chàm tay sẽ giúp việc điều trị và phòng ngừa bệnh hiệu quả hơn.

Nguoi-bi-cham-tay-thuong-co-lien-quan-den-nghe-nghiep.webp

Người bị chàm tay thường có liên quan đến nghề nghiệp 

>>> XEM THÊM: Bệnh chàm tai: Cách chữa trị dứt điểm và những thông tin quan trọng khác

Bị chàm tay - điều trị thế nào cho hết?

Chàm tay không có cách chữa khỏi hoàn toàn. Nhưng người bị chàm tay có thể kiểm soát tình trạng viêm da, loại bỏ các triệu chứng và ngăn ngừa bệnh không tái phát.

Dùng thuốc cho người bị chàm tay

Thuốc bôi và uống thường sẽ được kết hợp trong điều trị cho người bị chàm tay.

Thuốc bôi có một số loại hay dùng như: 

  • Corticoid: Thuốc bôi này cho hiệu quả nhanh, giúp giảm viêm, ngứa, đỏ da. Tuy nhiên, thuốc có thể gây mỏng da và một số tác dụng không mong muốn khác.
  • Ức chế Calcineurin: Thuốc có tác dụng ngăn cản hoạt động của calcineurin - đây là chất tham gia phản ứng viêm trong cơ thể. Nhóm thuốc này có hiệu quả giảm viêm đứng sau corticoid. Chúng không gây mỏng da nhưng tạo cảm giác nóng, châm chích khi bôi. 
  • Thuốc mỡ kháng khuẩn: Thường chứa hoạt chất như gentamicin, tetracyclin,... Thuốc được bôi lên vùng da nứt nẻ, trầy xước ở người bị chàm tay để ngăn ngừa nhiễm trùng da. 

Thuốc uống điều trị chàm tay thường dùng là corticoid uống hoặc kháng histamin (clorpheniramin, cetirizin,...). Các loại thuốc uống này được chỉ định trong đợt bùng phát chàm tay. Hiệu quả mà chúng đem lại nhanh nhưng cũng gây ra nhiều tác dụng phụ nguy hiểm. Người bệnh cần cân nhắc giữa nguy cơ và lợi ích trước khi sử dụng.

 Nguoi-bi-cham-tay-duoc-kham-xac-dinh-muc-do-ton-thuong-de-chi-dinh-lieu-dung-phu-hop.webp

Người bị chàm tay được khám xác định mức độ tổn thương để chỉ định liều dùng phù hợp 

Chăm sóc da giúp cải thiện và phòng ngừa chàm tay

Chàm tay dễ tái lại, nên việc chăm sóc da và phòng ngừa bị chàm tay là rất quan trọng. Một số biện pháp chăm sóc da cần thực hiện như:

  • Dưỡng ẩm da thường xuyên: Làn da khô ráp làm tăng sự nhạy cảm của da tay với môi trường do chức năng bảo vệ của chúng bị suy giảm. Người bệnh nên sử dụng các loại kem bôi dưỡng ẩm cho da sau khi vệ sinh da sạch sẽ.
  • Hạn chế tiếp xúc với các chất dễ gây kích ứng như thuốc trừ sâu, hóa chất, chất tẩy rửa mạnh. Người bị chàm tay có thể sử dụng găng tay vải cotton để tránh tiếp xúc trực tiếp. Không nên dùng găng tay cao su, do chàm tay nhạy cảm với cao su, đồng thời môi trường ẩm ướt trong găng tay dễ khiến bệnh quay trở lại.  
  • Nên sử dụng xà phòng dịu nhẹ và ít hương liệu.
  • Tránh tắm nước quá nóng gây khô ráp da.

Kem-boi-dang-dac-hoac-thuoc-mo-se-giu-am-tot-hon.webp

Kem bôi dạng đặc hoặc thuốc mỡ sẽ giữ ẩm tốt hơn 

Thảo dược hỗ trợ người bị chàm tay 

Một phương pháp phòng ngừa chàm tay hữu hiệu mà nhiều người lựa chọn hiện nay đó là sử dụng thảo dược từ thiên nhiên. Với làn da nhạy cảm do bị chàm thì thảo dược là giải pháp an toàn và thân thiện với người dùng. Một số loại thảo dược được chứng minh có tác dụng tích cực với người bị chàm tay như: 

  • Chitosan: Là một loại polyme có nguồn gốc từ vỏ tôm, cua,... Chitosan đã được nghiên cứu chứng minh ở Trung Quốc và Nhật Bản là có tác dụng kháng khuẩn, làm lành vết thương, ức chế giải phóng các yếu tố gây viêm. Chính vì thế, chitosan được coi là một thành phần tiềm năng trong điều trị chàm tay.  
  • MSM (Methylsulfonylmethane): Các nghiên cứu khoa học đã ghi nhận MSM có khả năng ức chế nhiều phức hợp tham gia phản ứng viêm của cơ thể. Ngoài ra, MSM còn kích thích sản sinh glutathione chống oxy hóa mạnh mẽ. Do đó, sử dụng MSM sẽ giúp giảm tình trạng viêm da và phục hồi vùng da bị tổn thương. 
  • Dịch chiết phá cố chỉ: Nhiều nghiên cứu đã chứng minh, trong phá cố chỉ có hoạt chất giúp kháng khuẩn, ức chế tụ cầu vàng, trực khuẩn lao,... Đây là những vi khuẩn dễ gây nhiễm trùng da qua vết thương hở. Do đó phá cố chỉ phù hợp cho người bị chàm tay muốn phòng ngừa nhiễm khuẩn. 
  • Dịch chiết ba chạc: Có tác dụng giảm ngứa, mẩn đỏ, giảm đau nên được dùng nhiều cho người bị chàm da, kể cả chàm ở tay.
  • Dịch chiết lá sòi: Các thử nghiệm cho thấy chiết xuất từ lá sòi ức chế nhiều tụ cầu vàng, trực khuẩn lỵ, trực khuẩn mủ xanh,... Ngoài ra, lá sòi có tác dụng chống oxy hóa mạnh nên giúp giảm viêm da, phù nề,...
  • Dầu dừa: Có tác dụng ngăn thoát nước, giữ ẩm da, tạo lớp màng bảo vệ da với các kích thích từ môi trường ngoài.

 

Bi-cham-tay-dung-thao-duoc-giup-giam-viem-da-ngan-ngua-nhiem-khuan.webp

Bị chàm tay dùng thảo dược giúp giảm viêm da, ngăn ngừa nhiễm khuẩn 

Người bị chàm tay có thể cải thiện triệu chứng khó chịu của bệnh bằng các phương pháp như sử dụng kem bôi, thuốc uống, chăm sóc da và kết hợp thảo dược tự nhiên. Nếu bạn muốn biết thêm thông tin về bệnh chàm tay và các giải pháp hỗ trợ điều trị bệnh, hãy để lại lời nhắn ngay dưới bài viết này để các chuyên gia của chúng tôi hỗ trợ sớm nhất.  
Tài liệu tham khảo:

https://www.webmd.com/skin-problems-and-treatments/eczema/eczema-hands-feet

https://www.medicalnewstoday.com/articles/hand-eczema