Bão Yagi đi qua để lại những trận lũ quét, khu vực ven sông và hạ lưu đều bị ngập nặng khiến bệnh nước ăn chân (hay nấm kẽ chân) xuất hiện rầm rộ. Bệnh không nghiêm trọng nhưng khó để chữa dứt điểm và nếu không điều trị đúng cách có thể dẫn đến viêm loét. Cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé!

Thế nào là bệnh nước ăn chân (nấm kẽ chân)?

Bệnh nước ăn chân là bệnh nhiễm nấm ở bàn chân, thường xuất hiện giữa các ngón chân (hay còn được gọi là nấm kẽ chân), bàn chân, lòng bàn chân và gót chân. Bệnh nước ăn chân gây phát ban, ngứa, châm chích, nóng rát trên da ở một hoặc cả hai bàn chân, khiến da chân có tình trạng bong vảy, nứt nẻ, nổi mụn nước, đôi khi có mùi khó chịu.

Mưa lũ là điều kiện thuận lợi khiến bệnh nước ăn chân phát triển

Mưa lũ là điều kiện thuận lợi khiến bệnh nước ăn chân phát triển

Bình thường, một số loại nấm vô hại trên da. Nhưng nếu gặp điều kiện thuận lợi như môi trường có độ ẩm cao như giày, tất ẩm, hồ bơi, phòng thay đồ, sàn nhà tắm công cộng, đặc biệt trong thời tiết ẩm ướt trong mùa mưa, lũ lụt, chúng sẽ phát triển nhanh chóng và gây bệnh.

Bệnh nước ăn chân được chia thành 4 nhóm chính:

  • Nhiễm trùng màng ngón chân: Phổ biến nhất. Da giữa ngón chân thứ tư và ngón chân thứ năm (ngón út) có thể thay đổi màu sắc, nứt, bong tróc.
  • Nhiễm trùng kiểu moccasin: Da ở lòng bàn chân, gót chân và các cạnh của bàn chân sẽ dày lên, vỡ thành từng mảnh nhỏ, bong ra, nứt nẻ gây cảm giác đau.
  • Nhiễm trùng dạng mụn nước: Các mụn nước có thể xuất hiện ở bất kỳ đâu trên bàn chân, thường là lòng bàn chân.
  • Nhiễm trùng loét: Hiếm gặp nhất, các vết loét sẽ xuất hiện giữa các ngón chân hoặc lòng bàn chân.

Bong tróc da là biểu hiện thường gặp của bệnh nước ăn chân

Bong tróc da là biểu hiện thường gặp của bệnh nước ăn chân

Khi bị nước ăn chân, người bệnh sẽ gặp một số triệu chứng sau:

  • Có cảm giác ngứa, nóng rát, châm chích giữa các ngón và lòng bàn chân.
  • Xuất hiện mảng trắng, bong vảy hoặc nứt da giữa các ngón chân.
  • Các vết nứt da xuất hiện gây đau đớn.
  • Nổi các mụn nước.
  • Da bị viêm có thể có màu đỏ, tía hoặc xám.

Biến chứng của bệnh nước ăn chân

Mặc dù bệnh nước ăn chân thường nhẹ và ít khi xảy ra các biến chứng, nhưng nếu không điều trị đúng cách, kịp thời sẽ làm tăng nguy cơ xuất hiện các biến chứng như:

  • Nấm móng: Bệnh nấm kẽ chân không được điều trị có thể lây lan sang móng chân gây nên bệnh nấm móng khiến móng trở nên dày, mờ đục, trắng và dễ gãy gây cảm giác đau, khó mang giày hay đi bộ.
  • Nhiễm khuẩn thứ cấp: Là tình trạng nấm kẽ chân phát triển nghiêm trọng hơn, bàn chân lúc này có thể bị đau, nóng và sưng.
  • Dị ứng: Một số người bị dị ứng với loại nấm gây bệnh nấm kẽ chân, dẫn đến biểu hiện phồng rộp ở bàn tay hoặc bàn chân.
  • Nhiễm trùng bạch huyết: Tình trạng nhiễm nấm nếu không điều trị đúng cách sẽ gây nhiễm trùng sang hệ bạch huyết có thể gây viêm hạch bạch huyết.
  • Viêm mô tế bào: Tình trạng viêm nhiễm không còn nằm ở bề mặt mà đi sâu vào trong da khiến các mô mềm bị ảnh hưởng. Viêm mô tế bào không được điều trị có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng hơn như nhiễm trùng máu, nhiễm trùng xương.

>>Xem thêm: Vảy nến móng tay và nấm móng tay phân biệt sao đây?

Điều trị bệnh nước ăn chân

Để tránh bệnh nước ăn chân trở nặng và gây ra các biến chứng, chúng ta nên điều trị sớm bằng các phương pháp:

Dùng thuốc kháng nấm

Đây là lựa chọn đầu tiên được dùng điều trị nấm kẽ chân. Một số thuốc kháng nấm bôi tại chỗ thường dùng như: clotrimazole, econazole, ketoconazole, miconazole.

 Thoa thuốc lên vùng da bị nấm để giảm viêm ngứa

Thoa thuốc lên vùng da bị nấm để giảm viêm ngứa

Dùng thuốc giảm ngứa

Nấm kẽ chân sẽ gây tình trạng ngứa ngáy rất khó chịu, nên các thuốc kháng histamin (cả dạng bôi hoặc uống) có thể được chỉ định để giúp bệnh nhân giảm ngứa. Thuốc kháng histamin dạng kem bôi có thể giúp bệnh nhân giảm ngứa nhanh chóng như diphenhydramine hay promethazin. Thuốc kháng histamin dạng uống có thể gây buồn ngủ, khô miệng. Do đó để tránh tác dụng phụ này, có thể sử dụng nhóm kháng histamin thế hệ 2 như Loratadin, Fexofenadin, Cetirizin.

Dùng thuốc kháng khuẩn chống bội nhiễm

Nếu có tình trạng nhiễm khuẩn người bệnh cần sát khuẩn bằng thuốc tím hoặc nước muối sau đó bôi thuốc sát khuẩn. Nếu tình trạng không giảm và tiến triển nặng hơn, cần đi khám để bác sĩ kê đơn các nhóm kháng sinh dạng bôi tránh nhiễm trùng da.

Các loại thuốc này cần được sử dụng phù hợp với tình trạng bệnh lý, giai đoạn cũng như mức độ tổn thương, do đó bệnh nhân không nên tự ý mua kháng sinh về bôi khi chưa có chỉ định của bác sĩ.

Cách chăm sóc vùng da bị bệnh

Cách đơn giản nhất để trị nấm kẽ chân tại nhà là chăm sóc kỹ vùng da bị bệnh.

  • Nên rửa chân thường xuyên bằng xà phòng và nước, ngâm chân với nước muối hoặc nước giấm pha loãng trong 15 phút. Đảm bảo chân khô hoàn toàn sau khi rửa, đặc biệt là giữa các ngón chân.
  • Giữ bàn chân luôn khô ráo, thay khăn tắm, giày và vớ thường xuyên.
  • Chọn loại giày nhẹ thông thoáng, tránh dùng giày bằng vật liệu tổng hợp, như nhựa vinyl hoặc cao su.
  • Với các trường hợp có vết loét, không nên vệ sinh chân kỹ bằng cách ngâm rửa với nước muối hoặc nước oxy già vì có thể khiến vết loét tổn thương sâu hơn, chảy nhiều nước hơn. Chỉ cần vệ sinh sạch bằng nước ấm, dùng khăn mềm thấm nhẹ cho khô. Sau đó bôi thuốc một lượng vừa đủ, mỏng và đều trên bề mặt tổn thương.

Thoa kem Explaq giúp dịu da khi bị nước ăn chân

Thoa kem Explaq giúp dịu da khi bị nước ăn chân

  • Thoa thêm kem dược liệu ngừa vảy da Explaq - bạt sừng, sạch da, vảy nến, nấm da dùng ngay. Explaq có thành phần chính là chitosan được ứng dụng công nghệ lượng tử trong sản xuất sẽ tạo thành một lớp màng bảo vệ cho da giúp ngăn cách vùng tổn thương với môi trường kích ứng xung quanh. Ngoài ra, trong Explaq còn có lá sòi, ba chạc… có tính kháng khuẩn, chống viêm, giảm ngứa rất tốt nên sẽ giúp làm dịu các triệu chứng của nước ăn chân; kẽm salicylate giúp làm sạch vảy da và ức chế sự phát triển của các loại nấm da.

Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn đọc những thông tin bổ ích về bệnh nước ăn nhân cũng như cách điều trị, phòng ngừa bệnh nước ăn chân trong mùa mưa lũ. Nếu bạn cảm thấy bài viết hay hãy chia sẻ cho gia đình và bạn bè cùng tham khảo nhé!