Viêm da cơ địa là căn bệnh về da phổ biến gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của hơn 21,6 triệu người Hoa Kỳ. Sử dụng thuốc bôi viêm da cơ địa là chỉ định đầu tay trong điều trị các triệu chứng của căn bệnh này. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn thông tin về các loại thuốc bôi viêm da cơ địa.  

Thuốc bôi viêm da cơ địa có chứa corticoid

Corticoid là nhóm thuốc có khả năng kháng viêm, ức chế hệ miễn dịch và phản ứng dị ứng. Tùy thuộc vào tình trạng cũng như vị trí viêm da mà bác sĩ sẽ lựa chọn nồng độ thuốc corticoid phù hợp. Bên cạnh đó cũng phải cân nhắc tới nhiều yếu tố khác như cơ địa, tuổi, giới tính,...

Thuốc bôi viêm da cơ địa chứa corticoid chỉ được kê đơn trong một khoảng thời gian ngắn vì có nhiều tác dụng không mong muốn. Do đó, hiệu quả mà loại thuốc bôi viêm da cơ địa này mang lại khá cao, các triệu chứng cải thiện nhanh nhưng chỉ nên dùng trong giai đoạn cấp tính. Dưới đây là các loại thuốc bôi chứa corticoid được chỉ định phổ biến cho bệnh viêm da cơ địa.

Thuốc bôi viêm da cơ địa chứa corticoid không kê đơn

Thuốc bôi viêm da cơ địa chứa corticoid không kê đơn có tác dụng giảm viêm và giảm kích ứng thường được sử dụng 1-4 lần/ngày, tối đa 7 ngày. 

  • Hydrocortisone < 0.5%: Có tác dụng chống viêm và làm co mạch, hiệu quả trong điều trị các triệu chứng viêm da cơ địa. Tuy nhiên không được thoa lên vết thương hở và nhiễm trùng. 
  • Elocon 0.1%: Chứa hoạt chất mometasone furoate có tác dụng kháng viêm. Không dùng Elocon 0.1% cho trẻ dưới 2 tuổi, tránh bôi lên vùng da xây xát và nhiễm trùng.
  • Cortaid: Giảm nhẹ các biểu hiện của viêm da cơ địa như ngứa, sưng và đỏ da. Chỉ sử dụng trên da, tuyệt đối không để thuốc dính vào mắt hoặc các vùng da bị trầy xước. Nếu chẳng may thuốc dính vào các khu vực kể trên thì hãy nhanh chóng rửa sạch bằng nước.

thuoc-boi-cortaid-giup-dieu-tri-viem-da-co-dia-hieu-qua-nhung-chi-nen-dung-ngan-ngay.webp

Thuốc bôi Cortaid giúp điều trị viêm da cơ địa hiệu quả nhưng chỉ nên dùng ngắn ngày

>>> XEM THÊM: Điểm danh 5 nguyên nhân gây viêm da cơ địa ai cũng phải nhớ

Thuốc bôi viêm da cơ địa chứa corticoid theo toa

Nhóm thuốc này có thể giảm tình trạng viêm và ngứa da nhanh. Bác sĩ sẽ chọn loại thuốc phù hợp với tình trạng da hiện tại của người bệnh. Các loại thuốc bôi viêm da cơ địa theo toa thường được chỉ định là: 

  • Fluticasone: Kiểm soát tình trạng viêm và ngứa, hỗ trợ điều trị các triệu chứng viêm da cơ địa.
  • Amcinonide: Có tác dụng giảm các triệu chứng ngứa và đỏ da do viêm da cơ địa gây ra. 
  • Kenalog: Chứa hoạt chất triamcinolone có khả năng ức chế các chất gây nên tình trạng viêm da của cơ thể.
  • Fucicort: Được chỉ định đối với những vùng viêm da kèm theo nhiễm khuẩn.
  • Gentrisone: Điều trị nhiễm khuẩn, giảm các đợt ngứa và kháng viêm.

Thuốc bôi viêm da cơ địa giúp bong sừng, bạt vảy

Nhóm thuốc bôi viêm da cơ địa này có tác dụng loại bỏ lớp tế bào chết, làm dịu da và hạn chế cảm giác ngứa cho người bệnh.

Trị viêm da cơ địa với thuốc bôi chứa Goudron

Thành phần chính của nhóm thuốc này được chiết xuất từ các loại gỗ có nhựa hoặc than đá. Goudron giúp giảm các triệu chứng ngoài da của bệnh viêm da cơ địa nhờ tác dụng làm bong vảy. Nhóm thuốc này có thể gây ra một số tác dụng không mong muốn, hay gặp nhất là kích ứng da.

Thuốc trị viêm da cơ địa chứa axit salicylic

Axit salicylic là hoạt chất có khả năng làm mềm keratin, qua đó dễ dàng loại bỏ lớp sừng. Thuốc bôi viêm da cơ địa chứa axit salicylic giúp giảm thiểu triệu chứng nhờ khả năng làm mềm da và tiêu sừng. 

  • Thuốc bôi viêm da cơ địa diprosalic: Chứa axit salicylic 2-3% và betamethasone 0.05% có khả năng chống viêm, tiêu sừng và giảm ngứa hiệu quả. Đây là chế phẩm axit salicylic thường được chỉ định để điều trị viêm da cơ địa.
  • Thuốc bôi axit salicylic 5%: Được chỉ định đối với người viêm da cơ địa giai đoạn mạn tính.

Thuốc ức chế calcineurin trị viêm da cơ địa

Thuốc ức chế calcineurin giúp ngăn chặn hoạt động quá mức của hệ miễn dịch, đặc biệt là tế bào T. Điều này giúp giảm tình trạng viêm và ngứa da. Tuy nhiên, tác dụng ức chế miễn dịch có thể làm tình trạng nhiễm trùng trầm trọng hơn, do đó không nên sử dụng loại thuốc này ở vùng da đang bị nhiễm khuẩn.

Thuốc ức chế calcineurin phù hợp với các vùng da mỏng như mặt, cổ, nếp gấp vùng khuỷu tay,... và được chỉ định khi người bệnh không đáp ứng với thuốc bôi chứa corticoid: 

  • Pimecrolimus (elidel): Được sử dụng cho viêm da cơ địa thể nhẹ đến trung bình.
  • Tacrolimus (protopic): Phù hợp với người bị viêm da cơ địa mức độ vừa đến nặng.

thuoc-boi-tacrolimus-giup-giam-trieu-chung-ngua-da.webp

Thuốc bôi Tacrolimus giúp giảm triệu chứng ngứa da

Điều trị viêm da cơ địa bằng thuốc bôi kháng histamin

Ngứa là triệu chứng gây khó chịu nhất cho người bệnh trong số các biểu hiện của viêm da cơ địa. Benadryl thuộc nhóm thuốc kháng histamin thế hệ đầu, có tác dụng giảm ngứa hiệu quả, bên cạnh đó còn có khả năng kháng viêm và diệt khuẩn. Thành phần chính của benadryl là diphenhydramine, được chỉ định cho viêm da cơ địa mức độ nhẹ đến trung bình. 

>>> XEM THÊM: 4 bước ngăn viêm da cơ địa tái phát vào mùa đông

Trị viêm da cơ địa bằng thuốc ức chế phosphodiesterase 4

Crisaborole là loại thuốc bôi có tác dụng ức chế phosphodiesterase 4. Sự ức chế phosphodiesterase 4 làm giảm quá trình sản sinh của các cytokine gây ngứa. Nhờ đó giảm thiểu các triệu chứng của viêm da cơ địa. Crisaborole được chỉ định điều trị cho người mắc viêm da cơ địa thể nhẹ đến trung bình. Tránh bôi thuốc crisaborole ở mắt, miệng, hậu môn và âm đạo.

Thuốc kháng sinh bôi tại chỗ trị viêm da cơ địa 

Nhóm thuốc kháng sinh bôi tại chỗ được chỉ định đối với người bệnh đang bị nhiễm trùng hay có nguy cơ bội nhiễm. Thuốc kháng sinh thường được phối hợp với corticoid để tăng hiệu quả chống viêm:

  • Zinc acetate: Có khả năng cường miễn dịch của cơ thể với tác nhân gây nhiễm trùng da.
  • Benzoyl peroxide: Là thuốc có tác dụng làm bong lớp tế bào sừng trên da đồng thời có khả năng diệt khuẩn.

Dưỡng ẩm da giúp tăng hiệu quả thuốc bôi viêm da cơ địa

Các chất dưỡng ẩm có khả năng tạo hàng rào bảo vệ, ngăn cản các tác nhân gây kích ứng đến từ bên ngoài xâm nhập vào da. Đồng thời làm giảm quá trình mất nước qua da, duy trì độ ẩm và làm mềm da. Qua đó giúp giảm triệu chứng khô và ngứa da.

Tùy thuộc vào tình trạng da mà bạn có thể sử dụng các dạng bào chế khác nhau của chất dưỡng ẩm. Sự khác biệt giữa các dạng bào chế là tỷ lệ giữa dầu và nước:

  • Dạng dung dịch (Nutraplus Lipolotion U10 10% Urea): Là loại dưỡng ẩm mà nước chiếm tỷ lệ cao hơn dầu. Tuy nhiên nước trong kem dưỡng này bay hơi khá nhanh, do đó không phù hợp với người bị viêm da cơ địa nặng.
  • Dạng kem (Avene XeraCalm A.D Lipid-Replenishing Cream): Đây là hỗn hợp bán rắn, tỷ lệ dầu cao hơn dạng dung dịch. Kem dưỡng chứa nhiều chất làm mềm và khả năng giữ nước tốt hơn. Thích hợp sử dụng hàng ngày đối với người bị viêm da cơ địa.

thuoc-boi-lam-mem-da-giup-cai-thien-trieu-chung-viem-da-co-dia.webp

Thuốc bôi làm mềm da giúp cải thiện triệu chứng viêm da cơ địa

Lưu ý khi sử dụng các loại thuốc bôi viêm da cơ địa

Để đạt được hiệu quả mong muốn trong điều trị và giảm thiểu tối đa tác dụng phụ của thuốc bôi viêm da cơ địa thì người bệnh cần lưu ý một số điểm sau:

  • Tất cả thuốc bôi viêm da cơ địa chứa corticoid chỉ được sử dụng ngoài da. Tuyệt đối không được đưa các loại thuốc này vào bên trong cơ thể. Không nên bôi vào các vùng da đang bị tổn thương. 
  • Người bệnh chỉ nên sử dụng kem dưỡng ẩm sau 2 giờ kể từ khi sử dụng loại thuốc ức chế calcineurin. 
  • Không nên sử dụng đồng thời cả thuốc bôi chứa corticoid và thuốc ức chế calcineurin lên cùng một vùng da trên cơ thể.

Cải thiện viêm da cơ địa bằng các thành phần tự nhiên

Các loại thuốc bôi viêm da cơ địa hiện nay mặc dù đem lại hiệu quả điều trị tốt nhưng cũng đi kèm nhiều tác dụng không mong muốn. Do đó các sản phẩm kem bôi chứa các thành phần nguồn gốc tự nhiên đã trở thành lựa chọn tối ưu cho nhiều người bệnh. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra một số thành phần tự nhiên đem lại hiệu quả cao trong điều trị viêm da cơ địa: 

  • Chitosan: Có nguồn gốc từ kitin, là loại polysaccharide phổ biến thứ hai trên thế giới. Chitosan được nghiên cứu chứng minh tác dụng tại trường Đại học Y Harvard: Kháng khuẩn và chống lại quá trình oxy hóa. Đồng thời tăng khả năng tái tạo của da, làm mềm da giúp cải thiện triệu chứng viêm da cơ địa.
  • Phá cố chỉ: Có khả năng kháng khuẩn, chống viêm và tăng bạch cầu. Các tác dụng này giúp đẩy lùi các triệu chứng của viêm da cơ địa.
  • MSM: Có khả năng thúc đẩy quá trình tăng sinh và tái tạo các tế bào da. Giúp nhanh liền sẹo và chống viêm da hiệu quả.
  • Lá sòi: Chứa chất tanin có tác dụng kháng khuẩn và virus. Bên cạnh đó lá sòi còn có tác dụng kháng viêm, giúp giảm thiểu các triệu chứng do viêm da cơ địa gây ra.

msm-chitosan-pha-co-chi-la-soi-co-hieu-qua-trong-cai-thien-viem-da-co-dia.webp

MSM, chitosan, phá cố chỉ, lá sòi có hiệu quả trong cải thiện viêm da cơ địa

Bài viết trên đây đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích về các loại thuốc bôi viêm da cơ địa cũng như các lưu ý khi sử dụng. Để cải thiện và phòng ngừa viêm da cơ địa tái phát, bạn nên kết hợp sử dụng kem bôi thảo dược để đạt được hiệu quả tối ưu nhất mà lại an toàn. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến viêm da cơ địa, hãy để lại bình luận hoặc số điện thoại để được tư vấn kịp thời.

Tài liệu tham khảo:

https://www.healthline.com/health/atopic-dermatitis/treatment

https://www.webmd.com/skin-problems-and-treatments

https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions