Chàm là một bệnh lý da liễu có nhiều thể khác nhau như chàm tổ đỉa, chàm đồng tiền, chàm lòng bàn tay, chàm môi,… Trong đó chàm môi là một bệnh lý phổ biến có thể gặp ở mọi lứa tuổi. Vậy chàm môi là gì? Cách nhận biết ra sao? Nên chữa trị như thế nào để an toàn và hiệu quả? Hãy cùng đi tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây. 

Chàm môi là gì? 

Chàm môi (hay viêm da môi, eczema môi) là tên gọi chỉ tình trạng đỏ, khô, đóng vảy trên môi và vùng da quanh miệng. Có nhiều cách phân loại chàm môi, trong đó hay gặp nhất là 2 cách phân loại sau:

  • Dựa vào mức độ bệnh: Chàm môi thể nặng và thể nhẹ.
  • Dựa vào nguyên nhân gây bệnh: Chàm môi do nhiễm nấm, dị ứng và bệnh lý khác. 

Nguyên nhân gây ra chàm môi

Chàm môi do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra từ nội sinh đến ngoại sinh. Môi bị chàm có thể do một hoặc nhiều yếu tố kết hợp cùng lúc. 

Yếu tố nội sinh

  • Tiền sử bị viêm da cơ địa hoặc các bệnh dị ứng khác như hen phế quản, viêm mũi dị ứng,…  
  • Suy giảm miễn dịch do cơ thể thiếu sắt, vitamin B12 hoặc nhiễm HIV.

Yếu tố ngoại sinh

  • Thói quen liếm môi tạo điều kiện cho một số vi sinh vật trong khoang miệng phát triển.
  • Làm việc hàng ngày trong môi trường dễ gây kích ứng như nhiều khói bụi, hóa chất độc hại, ẩm thấp,… 
  • Bị kích ứng bởi mỹ phẩm dành cho môi hoặc sản phẩm vệ sinh răng miệng. 
  • Bị nhiễm khuẩn hoặc nhiễm nấm (thường gặp nhất là nấm Candida). 

Liem-moi-la-mot-trong-cac-yeu-to-ngoai-sinh-gay-ra-benh-cham-moi.webp

Liếm môi là một trong các yếu tố ngoại sinh gây ra bệnh chàm môi

>>> XEM THÊM: Tất tần tật những thông tin về bệnh chàm khô mà bạn cần biết

Dấu hiệu nhận biết chàm môi

Cách nhận biết chàm môi khá đơn giản, người bệnh có thể tự phát hiện thông qua các dấu hiệu bên ngoài mà không cần làm xét nghiệm phức tạp. Trừ trường hợp xét nghiệm để xác định nguyên nhân gây bệnh có phải do vi khuẩn hay nấm không. 

Chàm môi thể nhẹ

  • Các triệu chứng kinh điển bao gồm ngứa, đỏ, khô môi. 
  • Sau vài ngày môi bị khô, nứt nẻ sẽ có tình trạng đóng vảy tiết. 
  • Có thể thay đổi sắc tố da vùng quanh môi. 

Chàm môi thể nặng

  • Các triệu chứng tương tự như chàm môi thể nhẹ, ngoài ra còn xuất hiện ở cả vùng da xung quanh miệng. 
  • Môi sưng phù, có các mụn nước bị vỡ, chảy dịch màu vàng hoặc dịch trong tạo thành những vết loét nông. 

Nhan-biet-benh-thong-qua-hinh-anh-benh-cham-moi-dien-hinh.webp

Nhận biết bệnh thông qua hình ảnh bệnh chàm môi điển hình 

>>> XEM THÊM: Bệnh chàm sữa và tất cả những thông tin mà ai cũng nên biết

Phương pháp điều trị chàm môi hiệu quả 

Muốn điều trị chàm môi hiệu quả cần phải kết hợp thay đổi thói quen, loại bỏ nguyên nhân và điều trị triệu chứng. Tuy đây không phải một bệnh khó chữa nhưng nếu không điều trị chàm môi nhanh chóng thì có khả năng gây bội nhiễm do vỡ mụn nước. 

Dưỡng ẩm môi thường xuyên  

Đây là phương pháp cần được duy trì lâu dài kể cả sau khi khỏi chàm môi để tránh bệnh tái phát. Lượng nước đưa vào cơ thể mỗi ngày được khuyến cáo ở mức 1,5 - 2 lít. Đồng thời nên lựa chọn những loại son dưỡng ẩm có thành phần an toàn, nguồn gốc xuất xứ rõ ràng để tránh tình trạng kích ứng. 

Người bệnh cũng có thể sử dụng các loại dầu dưỡng ẩm như dầu oliu, dầu dừa, dầu hướng dương… Tuy nhiên, nên lưu ý bôi một lượng rất nhỏ để tránh việc dầu thừa gây bí da, làm tình trạng viêm nhiễm trở nên nặng hơn. 

Sử dụng thuốc để điều trị

Các thuốc trị chàm môi thường được sử dụng bao gồm:

  • Kem bôi corticoid có tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm nhanh chóng trong một vài ngày. Một số hoạt chất corticoid phổ biến như betamethasone, hydrocortisone, dexamethasone,...   
  • Thuốc kháng histamin giúp cải thiện rõ rệt tình trạng dị ứng, ngứa ngáy, khó chịu. Các thuốc hay được sử dụng trong nhóm này là clorpheniramin, loratadin, cycloheptadin,...
  • Thuốc kháng nấm/kháng sinh như fluconazol, terbinafin, nystatin, erythromycin,... thường được sử dụng nếu bị nhiễm khuẩn, nhiễm nấm. 

Các thuốc trị chàm môi thường giúp điều trị triệu chứng rất nhanh, tuy nhiên có thể để lại một số tác dụng phụ như gây độc với gan và thận, làm mỏng da, thay đổi sắc tố da, tăng nguy cơ tái phát bệnh,… 

Tận dụng một số nguyên liệu tự nhiên

Để khắc phục các nhược điểm trên cũng như thuận tiện cho việc sử dụng, nhiều người dùng hiện nay có xu hướng sử dụng các loại kem bôi có nguồn gốc từ tự nhiên. Các thành phần được lựa chọn đều đã được nghiên cứu và chứng minh công dụng, trong đó có thể kể tới:

  • Chitosan: Được Đại học Y Harvard (Mỹ) chứng minh có khả năng kháng khuẩn, kháng viêm mạnh, giúp làm lành tổn thương da, mang lại độ mịn cho da.
  • MSM: Được Đại học Hallym (Hàn Quốc) chứng minh tác dụng kháng viêm, tái tạo da mới. 
  • Phá cố chỉ: Được Đại học Dược Bharati (Ấn Độ) chứng minh có tác dụng kháng viêm, làm bong các lớp vảy.

Sự kết hợp các thành phần này đã đem lại hiệu quả tối ưu trong điều trị bệnh chàm môi nên sản phẩm ngày càng được nhiều người tin dùng. 

Pha-co-chi-co-tac-dung-khang-viem-va-tai-tao-vung-da-bi-ton-thuong-do-benh-cham-moi.webp

Phá cố chỉ có tác dụng kháng viêm và tái tạo vùng da bị tổn thương do bệnh chàm môi

Cách ngăn ngừa chàm môi 

Để giảm tối đa nguy cơ mắc bệnh chàm môi, cần lưu ý một số điều sau: 

  • Uống đủ 1,5 - 2 lít nước mỗi ngày, có thể uống nước ép hoa quả để bổ sung thêm vitamin và tăng sức đề kháng trước các yếu tố gây bệnh. 
  • Loại bỏ các yếu tố ngoại sinh có thể gây bệnh như một số loại thực phẩm, mỹ phẩm gây kích ứng… 
  • Tuyệt đối không liếm môi vì sẽ làm mất đi độ ẩm tự nhiên của môi. 
  • Dưỡng ẩm môi đầy đủ vào những ngày trời lạnh hoặc thời tiết hanh khô. 
  • Đeo khẩu trang khi đi ra đường hoặc khi tiếp xúc với hóa chất, làm việc trong môi trường dễ gây kích ứng môi.
  • Vệ sinh răng miệng và vùng da xung quanh miệng sạch sẽ để tránh tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn có hại trú ngụ. 

Chàm môi không phải là một bệnh lý quá phức tạp nhưng lại gây ảnh hưởng nhiều đến thẩm mỹ và sinh hoạt của người bệnh. Mong rằng bài viết trên đã cung cấp những thông tin hữu ích cho bạn đọc về cách điều trị chàm môi an toàn và hiệu quả. Nếu còn băn khoăn về các triệu chứng hay phương pháp điều trị chàm môi, vui lòng để lại thông tin để được giải đáp sớm nhất.

Tài liệu tham khảo:

https://www.medicalnewstoday.com/articles/323502

https://www.healthline.com/health/eczema-on-lips

https://www.webmd.com/skin-problems-and-treatments/eczema/eczema-on-your-lips