“Vảy nến da đầu gây rụng tóc không?” là thắc mắc của không ít người, bởi bệnh này có thể dẫn đến những tổn thương nghiêm trọng, ảnh hưởng lớn tới sức khỏe và thẩm mỹ. Hiểu rõ về vấn đề này sẽ giúp bạn có biện pháp khắc phục đúng cách và sớm cải thiện tình trạng trên. Cùng tham khảo ngay những thông tin sau đây nhé!

Bị vảy nến da đầu gây rụng tóc không?

Da đầu là một trong những vị trí thường gặp khi bị vảy nến, với các biểu hiện điển hình như: Da đầu sưng đỏ thành mảng, phủ vảy trắng, bong tróc liên tục,... Tổn thương này có thể lan rộng khắp đầu, xuống gáy, đường chân tóc, phía sau tai,...

Theo nghiên cứu, vảy nến da đầu tiến triển là do sự suy giảm chức năng của hệ thống miễn dịch. Trong trường hợp này, hệ miễn dịch nhận diện và tấn công nhầm các tế bào biểu bì khỏe mạnh, khiến chúng chết đi nhanh chóng, xếp chồng lên nhau, tạo thành những tổn thương trên đầu.

Nhiều người thắc mắc rằng: Vảy nến da đầu có gây rụng tóc không? Thực tế, bệnh vảy nến da đầu không trực tiếp khiến tóc rụng. Nhưng do lớp biểu bì bị tổn thương nghiêm trọng nên chân tóc khó bám chặt vào da đầu, khiến tóc kém chắc khỏe, dễ gãy rụng.

86.jpg

Hình ảnh bệnh vảy nến

Điều này làm cho da đầu người mắc lộ rõ những mảng tổn thương, gây mất thẩm mỹ, khiến họ cảm thấy vô cùng tự ti với những người xung quanh.

Cách khắc phục vảy nến da đầu hiện nay

Do liên quan đến hệ miễn dịch của cơ thể nên việc điều trị triệt để vảy nến da đầu vẫn gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, vẫn có các biện pháp khắc phục triệu chứng và ngăn ngừa bệnh lan rộng.

Dưới đây là một số biện pháp cụ thể, mời bạn tham khảo:

- Sử dụng thuốc: Bạn có thể kết hợp dùng thuốc uống, thuốc bôi hay các loại dầu gội đặc trị cho bệnh vảy nến da đầu.

Với các chế phẩm dùng ngoài, bạn nên lựa chọn các thành phần như axit salicylic, dẫn chất vitamin D, corticosteroid hàm lượng thấp, retinoids,... giúp cải thiện tình trạng bong vảy trên da đầu, làm dịu tổn thương.

Nếu các triệu chứng trên da đầu không có chuyển biến tích cực, bạn có thể kết hợp dùng thêm thuốc uống có tác dụng ức chế miễn dịch, kiểm soát quá trình tăng sinh tế bào da, chống viêm, giảm ngứa,...

Tuy nhiên, những loại thuốc này đều tiềm ẩn tác dụng phụ trên cơ thể như: Teo da, gây viêm loét dạ dày, rối loạn chuyển hóa,... nên cần thận trọng khi sử dụng.

- Quang trị liệu: Đây là biện pháp được xem là an toàn hơn sử dụng thuốc. Thực hiện bằng cách chiếu chùm tia UV vào vùng da bị bệnh sẽ giúp giảm viêm, ngăn ngừa tổn thương trên da đầu lan rộng.

- Chăm sóc tại nhà: Bên cạnh các biện pháp trên, một chế độ sinh hoạt hợp lý sẽ giúp cải thiện tình trạng bệnh nhanh chóng hơn. Cụ thể:

+ Hạn chế chấn thương trên da.

+ Gội đầu, vệ sinh nhẹ nhàng bằng khăn ẩm và nước ấm, nên lựa chọn các sản phẩm đặc trị vảy nến da đầu hoặc dùng cho da nhạy cảm.

+ Dưỡng ẩm thường xuyên, giúp giảm bong tróc vảy, ngứa ngáy trên da đầu.

+ Xây dựng một chế độ dinh dưỡng hợp lý: Giảm tiêu thụ thực phẩm chiên rán, cay, nóng, đồ hộp,... rượu, bia hay các chất kích thích khác cũng cần hạn chế sử dụng. Thay vào đó, cần bổ sung trái cây, rau xanh giúp cung cấp nhiều vitamin và khoáng chất cần thiết, từ đó nâng cao sức đề kháng cho cơ thể.

+ Nghỉ ngơi hợp lý, tránh căng thẳng bởi đây cũng là yếu tố kích thích khiến vảy nến da đầu có khả năng tiến triển nặng hơn.