Vảy nến là bệnh ngoài da và không thể điều trị khỏi hoàn toàn. Vậy bệnh vảy nến có lây không? Nguyên nhân gây bệnh là gì? Bài viết này sẽ cung cấp những thông tin cần thiết cho bạn.
Bệnh vảy nến không lây nhưng có yếu tố gia đình
Vảy nến là bệnh da liễu mạn tính và có nhiều thể bệnh như vảy nến thể mủ, vảy nến thể mảng, viêm khớp vảy nến, vảy nến thể giọt,... Mỗi thể đều có đặc điểm và tính chất bệnh khác nhau nhưng đều không lây nhiễm từ người này sang người khác. Vì vậy, người mắc bệnh có thể yên tâm khi sống cùng những thành viên trong gia đình mà không sợ bị lây nhiễm chéo.
Tuy nhiên, vảy nến có yếu tố gia đình nên những người thân cũng có nguy cơ cao mắc phải căn bệnh này. Đây là lý do mà nhiều người đặt ra câu hỏi là bệnh vảy nến có lây không và dễ nhầm lẫn rằng bệnh có khả năng lây nhiễm.
Bệnh vảy nến không lây từ người này sang người khác
>>> XEM THÊM: Triệu chứng vảy nến và cách điều trị bệnh an toàn, hiệu quả
Nguyên nhân bị vảy nến là gì?
Bệnh vảy nến là do rối loạn hệ thống miễn dịch khiến quá trình tái tạo của da diễn ra với tốc độ nhanh hơn so với mức bình thường. Thông thường, các chu kỳ tế bào chết bong ra kéo dài từ 3-4 tuần nhưng đối với những người mắc bệnh vảy nến thì quá trình này chỉ diễn ra trong vòng 3-7 ngày. Vì vậy, lớp da cũ chồng lên lớp da mới và tạo nên các mảng vảy.
Một số nguyên nhân gây bệnh vảy nến bao gồm:
- Di truyền: Khả năng mắc bệnh vảy nến ở con có thể lên tới 50% nếu cả bố và mẹ đều mắc bệnh. Như vậy, nếu trong gia đình có người bị vảy nến thì tỷ lệ con, cháu mắc bệnh sẽ cao hơn.
- Môi trường sống: Bệnh vảy nến có thể khởi phát nếu gặp các yếu tố thuận lợi như bụi bẩn, ô nhiễm, hóa chất, nước hoa, lông chó mèo, hóa chất,...
- Tâm lý căng thẳng, mệt mỏi: Đây là yếu tố ảnh hưởng tới tâm lý và hệ thống miễn dịch nên có nguy cơ làm bùng phát bệnh và khiến bệnh trở nên trầm trọng hơn.
- Hút thuốc lá, uống rượu bia: Những yếu tố này tham gia vào quá trình khởi phát bệnh và làm tăng mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng.
- Nhiễm trùng: Những người mắc bệnh nhiễm trùng da, bị ốm, viêm họng do liên cầu khuẩn thường có nguy cơ mắc bệnh cao hơn những đối tượng khác do hệ thống miễn dịch đang suy yếu.
- Sử dụng các thuốc corticoid, chẹn Beta, chữa cao huyết áp, điều trị sốt rét,... trong thời gian dài làm tăng nguy cơ mắc bệnh vảy nến.
- Tổn thương da: Những người có làn da bị tổn thương do côn trùng cắn, cháy nắng, xước da đều có nguy cơ cao mắc bệnh vảy nến.
Cách phòng chống bệnh vảy nến
Vảy nến là bệnh da liễu mạn tính nên không có thuốc điều trị khỏi bệnh. Vì vậy, phòng ngừa bệnh từ sớm là giải pháp tốt nhất đối với người bị vảy nến. Một số cách phòng ngừa bệnh vảy nến bao gồm:
- Cân bằng cảm xúc: Luôn giữ cơ thể ở trạng thái thoải mái, hạn chế căng thẳng, stress. Đồng thời điều chỉnh thời gian làm việc và nghỉ ngơi hợp lý.
- Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, đầy đủ các chất dinh dưỡng, ăn nhiều rau xanh, hoa quả. Hạn chế sử dụng các thực phẩm dễ dị ứng, gia vị cay nóng và các chất kích thích.
- Bổ sung omega-3 từ các loại cá như cá hồi, cá thu, cá ba sa,... và bổ sung thực phẩm chứa nhiều kẽm.
- Cấp ẩm cho da thường xuyên bằng các loại kem dưỡng lành tính và phù hợp với làn da của bạn.
- Nên uống đủ nước mỗi ngày để cung cấp đủ độ ẩm giúp da khỏe mạnh.
- Hạn chế sử dụng rượu bia, thuốc lá.
- Hạn chế tiếp xúc với hóa chất độc hại, sử dụng đồ bảo hộ khi tiếp xúc với những hóa chất, chất tẩy rửa, xà phòng,...
- Vệ sinh các nhân sạch sẽ và điều trị tốt các bệnh nhiễm trùng.
Uống đủ nước mỗi ngày giúp ngăn ngừa bệnh vảy nến
Cách chữa bệnh vảy nến tại nhà
Bên cạnh việc sử dụng các thuốc điều trị vảy nến, người bệnh nên kết hợp sử dụng các loại thảo dược từ thiên nhiên để kiểm soát tốt hơn tình trạng vảy nến. Sử dụng thảo dược vừa lành tính vừa giúp kiểm soát bệnh hiệu quả mà không gây hại cho sức khỏe người sử dụng. Một số loại thảo dược mà bạn có thể tham khảo như:
- Lá sòi: Có tác giữ ẩm cho gia, phục hồi làn da bị tổn thương, nhanh lành sẹo nên có tác dụng tốt trong điều trị vảy nến.
- Phá cố chỉ: Giúp rút ngắn chu kỳ tế bào, ngăn chặn sự phát triển của các lớp sừng.
- Dầu dừa: Từ xa xưa, dầu dừa đã được sử dụng nhiều trong việc làm đẹp giúp cung cấp các dưỡng chất cần thiết cho da và hạn chế khô da, da bong tróc.
- Ba chạc: Có tác dụng chống viêm, chống dị ứng nên giúp người bệnh không cảm thấy khó chịu với những triệu chứng của bệnh.
- Kẽm: Giúp làm dịu lớp sừng trên da, bong vảy da. Ngoài ra, kẽm còn có tác dụng chống viêm, giảm các triệu chứng đỏ da, sưng tấy, đóng vảy.
- Chitosan: Đây là thành phần có trong vỏ các loài giáp xác có tác dụng tái tạo da, tăng khả năng chống viêm, kháng khuẩn và loại bỏ các tế bào chết, giúp da tránh khỏi các tác động xấu từ môi trường. Đặc biệt, chitosan đã được nghiên cứu tác dụng tại trường Đại học Y Harvard nên an toàn cho người bệnh.
Sử dụng thảo dược ngăn ngừa bệnh vảy nến
Người mắc nên sử dụng kết hợp đồng thời các thành phần trên để cải thiện bệnh vảy nến một cách tốt nhất. Việc sử dụng các loại thảo dược trên có thể kết hợp cùng với thuốc tây y mà không ảnh hưởng đến việc điều trị.
Trên đây là những thông tin cung cấp cho bạn để giải quyết thắc mắc “Bệnh vảy nến có lây không?”. Bạn nên chủ động phòng tránh bệnh và sử dụng các thảo dược để cải thiện làn da bị vảy nến. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến bệnh vảy nến, bạn có thể bình luận hoặc để lại số điện thoại để được tư vấn và giải đáp chính xác nhất.
Tài liệu tham khảo:
https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/psoriasis/symptoms-causes/syc-20355840
Bạn đã đi khám ở đâu chưa? Nếu chưa đi khám thì bạn có thể đi khám để bác sĩ có kết luận chính xác hơn. Chúc bạn sức khỏe
Giúp làm sạch các vảy da và tế bào da chết, làm dịu da khi bị: Viêm da, ngứa ngáy, vảy nến, á sừng, tổ đỉa, bong tróc, vảy da... và kích thích tái tạo tế bào da mới. Thân ái
– Giai đoạn tấy đỏ: xuất hiện cảm giác ngứa dai dẳng trên da, lần lượt nổi các ban đỏ hoặc từng đám dát đỏ hơi cộm, kèm theo phù nề nhẹ và ranh giới giữa các tổn thương không rõ ràng.
– Giai đoạn mụn nước: các mụn nước nhỏ ly ti như hạt đậu xuất hiện trên vùng mẩn đỏ sắp xếp thành từng mảng hoặc hàng dài chi chít gây ngứa.
– Giai đoạn chảy nước: do người bệnh gãi hoặc mụn nước sẽ tự vỡ, dịch từ mụn nước chảy ra thường hơi nhớt.
– Giai đoạn đóng vảy: sau 1 thời gian chất dịch khô lại và đóng thành lớp vảy tiết màu vàng, vảy mỏng thường tự bong ra hoặc bong sau khi gãi.
– Giai đoạn lên da non: lớp vảy sau khi bong ra sẽ để lộ ra phần da non mới. Hiện tại mình đang có các triệu chứng như thế nào ạ?
Sản phẩm có thể dùng được cho cả người lớn và trẻ em, nên bạn yên tâm nhé. 2 bố con bạn có thể dùng phối hợp Explaq với uống Kim Miễn Khang. Trân trọng
Kem bôi da Explaq giúp: Làm thơm, dưỡng da, duy trì độ ẩm cho da. Giúp làm sạch các vảy da và tế bào da chết, làm dịu da khi bị: Viêm da, ngứa ngáy, vảy nến, á sừng, tổ đỉa, bong tróc, vảy da... và kích thích tái tạo tế bào da mới.
Vì vậy các trường hợp bong da dùng Explaq là phù hợp nhé.
Chúc bạn sức khỏe!