Sử dụng thuốc trị vảy nến là phương pháp thường được chỉ định giúp cải thiện các triệu chứng của bệnh như bong tróc, nứt nẻ, tấy đỏ,... Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc cần lưu ý nhiều về các tác dụng không mong muốn. Vậy sử dụng những thuốc nào an toàn và hiệu quả nhất? Mời bạn cùng tìm hiểu thông tin trong bài viết này nhé.

Thuốc bôi vảy nến từ acid salicylic

Acid salicylic có tác dụng làm bạt sừng, bong vảy trong điều trị bệnh vảy nến. Thông thường, các loại thuốc bôi từ acid salicylic có nồng độ khác nhau như 2%, 3%, 5%. Thuốc được sử dụng trong các tình trạng khô da, vảy da, á sừng da khi mắc bệnh vảy nến. Loại thuốc này không có tác dụng trong việc giảm thâm nhiễm ở những đối tượng mắc bệnh mạn tính. 

Nếu người bệnh sử dụng thuốc trên một khoảng da rộng sẽ có thể gặp phải một số tác dụng không mong muốn như kích ứng da, nang lông suy yếu, rụng tóc. Vì vậy, đối với những tổn thương nặng, người bệnh cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng.

Acid-salicylic-co-the-gay-kich-ung-da-khi-dieu-tri-benh-vay-nen.webp

Acid salicylic có thể gây kích ứng da khi điều trị bệnh vảy nến

>>> XEM THÊM: Triệu chứng vảy nến và cách điều trị bệnh an toàn, hiệu quả

Sử dụng kem bôi trị vảy nến từ nhựa than đá

Nhựa than đá được sử dụng từ lâu trong điều trị vảy nến. Thông thường, nhựa than có thể được tìm thấy trong các sản phẩm kem bôi, dầu gội, kem dưỡng da. Nhờ tác dụng làm chậm quá trình phát triển của các tế bào da, giảm viêm, giảm ngứa nên nhựa than đá có hiệu quả trong điều trị bệnh vảy nến đặc biệt là vảy nến da đầu.

Nhựa than đá có thể gây một số tác dụng phụ khi sử dụng lâu ngày như kích ứng da, nổi mụn nhọt, viêm nang lông, thậm chí còn có nguy cơ gây một số bệnh ung thư da.

Thuốc trị vảy nến từ corticoid

Corticoid có tác dụng giảm dị ứng, chống viêm hiệu quả nên được chỉ định trong cải thiện các triệu chứng bệnh vảy nến như viêm nhiễm, ngứa ngáy, bong tróc. Một số loại thuốc mỡ được sử dụng phổ biến trong điều trị vảy nến như flucinar, eumovate, sicorten, diprosone, synalar, dermovate,...

Corticoid có tác dụng nhẹ được sử dụng cho những vùng da nhạy cảm như mặt, nếp gấp da. Những thuốc corticoid tác dụng mạnh hơn sẽ được chỉ định trong các trường hợp bệnh vảy nến tái phát hoặc nghiêm trọng. Sử dụng corticoid dạng bôi có thể gây ra tình trạng mỏng da, teo da, dễ tổn thương da,...

Những trường hợp vảy nến nặng và không hiệu quả với các thuốc bôi, thì bác sĩ có thể chỉ định thuốc uống để điều trị. Corticoid dạng uống có nhiều tác dụng phụ như tăng đường huyết, loãng xương, loét đường tiêu hóa,... nên người bệnh cần tuân thủ theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Thuoc-Dermovate-thuong-duoc-chi-dinh-trong-dieu-tri-benh-vay-nen.webp

Thuốc Dermovate thường được chỉ định trong điều trị bệnh vảy nến

Anthralin là thành phần trong thuốc bôi trị vảy nến

Thuốc bôi vảy nến anthralin có tác dụng làm ngăn chặn sự tăng sinh quá mức của tế bào da nhờ việc ức chế enzyme tham gia vào quá trình tái tạo tế bào da. Thuốc có tác dụng làm bong các loại vảy da, giảm thiểu tình trạng ngứa ngáy và tránh tình trạng lan rộng sang vùng da khác.

Người bệnh có thể sử dụng một số chế phẩm từ anthralin như kem bôi, thuốc mỡ, dầu gội. Tuy nhiên, anthralin nên được chỉ định trong thời gian ngắn. Trong 2 tuần đầu, bác sĩ có thể chỉ định điều trị anthralin nồng độ 0.1-0.3%. Người bệnh sử dụng thuốc lên vùng da vảy nến trong 10-20 phút sau đó rửa sạch thuốc. Sau khi sử dụng thuốc, người bệnh không nên tắm nước quá nóng để tránh gây kích ứng da và chỉ nên tắm sau khi bôi thuốc tối thiểu 1 giờ.

Do tác dụng oxy hóa khử nên anthralin có thể làm phai màu quần áo, tránh để thuốc dính vào mắt hoặc vùng niêm mạc nhạy cảm.

Thuốc bôi chứa thành phần calcipotriol

Calcipotriol là một dẫn xuất của vitamin D nên có tác dụng ức chế sự tăng sinh và biệt hóa tế bào da. Do đó, calcipotriol có tác dụng cải thiện tình trạng bong tróc da.

Calcipotriol cần được hướng dẫn bởi bác sĩ điều trị và thông thường tần suất sử dụng thuốc bôi khoảng 2 lần/ngày. Sử dụng thuốc trong vòng 1-2 tuần sẽ cho thấy hiệu quả rõ rệt. Tuy nhiên không nên lạm dụng thuốc và duy trì dưới mức 100g/tuần. Sử dụng thuốc này cho trường hợp vảy nến khu trú và không sử dụng ở những vùng da nhạy cảm. Bạn nên rửa sạch tay sau khi bôi thuốc để tránh lắng đọng canxi trên da gây thâm và cứng da.

Thuoc-calcipotriol-duoc-chi-dinh-de-dieu-tri-vay-nen.webp

Thuốc calcipotriol được chỉ định để điều trị vảy nến

>>> XEM THÊM: Tất tần tật thông tin về bệnh vẩy nến toàn thân

Retinoid là loại thuốc hiệu quả trong điều trị vảy nến

Retinoid là hoạt chất thuộc nhóm vitamin A tổng hợp và được sử dụng nhiều trong các bệnh da liễu. Nhờ tác dụng làm giảm viêm, ức chế quá trình sừng hóa tế bào biểu bì da nên có lợi cho điều trị vảy nến. 

Sử dụng retinoid có thể gây một số tác dụng phụ như kích ứng da, tăng độ nhạy cảm của da với ánh nắng mặt trời. Do đó, người bệnh cần được che chắn hoặc sử dụng kem chống nắng trước khi ra khỏi nhà. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, retinoid có tác dụng phụ nghiêm trọng với thai nhi. Vì vậy không sử dụng retinoid cho phụ nữ mang thai, có ý định mang thai hoặc đang cho con bú.

Ngoài việc chỉ định retinoid dạng bôi thì bác sĩ có thể chỉ định thuốc uống trị vảy nến từ retinoid trong một số trường hợp như vảy nến toàn thân, vảy nến thể mủ, viêm khớp vảy nến,...

Thuốc bôi vảy nến có tác dụng ức chế calcineurin

Tác dụng ức chế calcineurin nhằm giảm triệu chứng viêm, ngứa, hạn chế tình trạng tích tụ vảy da, ngăn ngừa sản xuất tế bào da mới. Một số thuốc có tác dụng ức chế calcineurin như tacrolimus, pimecrolimus. 

Nhóm thuốc này có thể sử dụng trên vùng da nhạy cảm như da mặt, nếp gấp, xung quanh mắt,... Tuy nhiên, bạn có thể gặp tác dụng phụ trên da khi sử dụng thuốc như châm chích, ngứa ngáy. Người bệnh không nên sử dụng thuốc trong thời gian dài vì có thể gây ung thư da, ung thư hạch.

Thuoc-boi-tri-vay-nen-tacrolimus-co-the-gay-tac-dung-phu-nhu-ung-thu-da.webp

Thuốc bôi trị vảy nến tacrolimus có thể gây tác dụng phụ như ung thư da

Methotrexate được chỉ định là thuốc uống trị vảy nến

Đây là loại thuốc được chỉ định trong các bệnh lý như viêm khớp dạng thấp, viêm khớp nhiễm khuẩn, điều trị bệnh ung thư và đặc biệt là trong bệnh vảy nến. Methotrexate có tác dụng ức chế quá trình sản xuất tế bào da và ức chế quá trình viêm da nên hiệu quả cho người mắc bệnh vảy nến nghiêm trọng như vảy nến thể đỏ toàn thân, vảy nến chiếm trên 50% diện tích cơ thể, vảy nến mụn mủ lan rộng, viêm khớp vảy nến.

Người bệnh nên tuân thủ sử dụng theo chỉ dẫn của bác sĩ vì thuốc này có nhiều tác dụng phụ như tổn thương gan, thận, giảm sản xuất các tế bào máu. Không sử dụng methotrexate cho người đang mang thai hoặc cho con bú vì nguy cơ dị tật bẩm sinh ở trẻ.

Sử dụng thuốc cyclosporine trong điều trị vảy nến

Cyclosporine là thuốc ức chế miễn dịch có tác dụng chọn lọc. Thuốc này tương tự như methotrexate trong việc điều trị các triệu chứng bệnh vảy nến. Cyclosporine có tác dụng nhanh và cần điều trị trong thời gian ngắn, tốt nhất không quá 1 năm. 

Trong quá trình sử dụng thuốc cyclosporine, người bệnh có thể gặp một số tác dụng phụ như suy giảm chức năng thận, da nhạy cảm, đau xương khớp, các triệu chứng giống cúm,...

Thuốc tiêm sinh học chữa bệnh vảy nến

Thuốc tiêm sinh học là loại thuốc điều trị vảy nến mới nhất hiện nay. Các loại thuốc sinh học thường sử dụng là adalimumab, infliximab, golimumab, apremilast, etanercept, secukinumab,... 

Loại thuốc này tác động trực tiếp lên hệ thống miễn dịch nên chỉ được dùng khi các loại thuốc điều trị khác không có hiệu quả. Người bệnh cần thận trọng khi dùng thuốc vì có thể tăng nguy cơ nhiễm trùng và ảnh hưởng tới sức khỏe tổng thể.

Golimumab-la-thuoc-tiem-sinh-hoc-tri-vay-nen.webp

Golimumab là thuốc tiêm sinh học trị vảy nến

Thuốc bổ sung trong điều trị bệnh vảy nến

Bên cạnh một số thuốc điều trị bệnh, bạn có thể được kê thêm vitamin A, B, C, H3, biotin,... có tác dụng làm tăng sức đề kháng cho cơ thể.

Ngoài ra, bác sĩ có thể chỉ định thêm các thuốc histamin để hỗ trợ điều trị các triệu chứng ngứa ngáy, dị ứng và thuốc an thần, cải thiện tình trạng lo âu, khó ngủ.

Cách chữa bệnh vảy nến tại nhà bằng thảo dược

Bên cạnh sử dụng thuốc tây y để điều trị bệnh vảy nến, bạn nên kết hợp sử dụng thêm các thảo dược từ thiên nhiên để cải thiện bệnh vảy nến hiệu quả hơn. 

Người bệnh nên sử dụng sản phẩm có thành phần từ thiên nhiên an toàn, hiệu quả và được chứng minh hiệu quả trên lâm sàng để không gây hại cho sức khỏe. Một số thành phần từ thiên nhiên mà bạn có thể tham khảo như:

  • Chitosan: Đây là thành phần có nhiều trong vỏ các loài giáp xác. Chitosan đã được nghiên cứu tại trường Đại học Y Harvard với tác dụng giảm viêm, tái tạo mô mới. Ngoài ra, chitosan còn làm tăng khả năng thấm hút của da, giúp tăng hiệu quả của các thuốc bôi trị vảy nến.
  • Phá cố chỉ: Có tác dụng giãn mạch, lưu thông khí huyết giúp da trở nên hồng hào và tăng sản sinh sắc tố da. Ngoài ra, phá cố chỉ còn có tác dụng làm sạch bụi bẩn và các vi khuẩn trên da.
  • Lá sòi: Có tác dụng kháng khuẩn và làm vết thương nhanh hồi phục. Dịch chiết lá sòi tạo ra lớp màng thuốc, giúp làm giảm nhiễm độc da, nhanh liền sẹo.
  • Dầu dừa: Có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, dưỡng ẩm, cung cấp các vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể.

Dau-dua-giup-cai-thien-tinh-trang-kho-da-khi-bi-benh-vay-nen.webp

Dầu dừa giúp cải thiện tình trạng khô da khi bị bệnh vảy nến

Người bệnh nên sử dụng đồng thời các loại thảo dược trên hoặc có thể tìm kiếm các sản phẩm chứa những thành phần trên để hỗ trợ cải thiện triệu chứng bệnh vảy nến. Việc sử dụng các thành phần từ thiên nhiên có thể được dùng trong thời gian dài mà không lo ngại về tác dụng phụ.

Bài viết này đã cung cấp cho bạn những thuốc trị vảy nến phổ biến nhất hiện nay. Hy vọng, bạn có thêm những thông tin hữu ích trong việc điều trị bệnh. Người bệnh nên thay đổi lối sống tích cực, sử dụng thuốc theo hướng dẫn và sử dụng thêm các thảo dược để kiểm soát bệnh vảy nến tốt nhất. Nếu có thắc mắc nào về bệnh vảy nến, hãy để lại bình luận hoặc số điện thoại để được tư vấn và hỗ trợ giải đáp.

Tài liệu tham khảo:

https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/psoriasis/symptoms-causes/syc-20355840 

https://www.nhs.uk/conditions/psoriasis/ 

https://www.healthline.com/health/psoriasis