Vảy nến là bệnh lý do rối loạn hệ thống miễn dịch và khá phổ biến. Theo thống kê, có khoảng 2-3% dân số thế giới mắc bệnh này. Vậy bệnh vảy nến là gì? Cùng tìm hiểu những thông tin trong bài viết dưới đây.

Bệnh vảy nến là gì?

Vảy nến là bệnh viêm da mạn tính do rối loạn hệ miễn dịch mà không phải nguyên nhân từ vi khuẩn hoặc virus. Bệnh thường diễn ra theo chu kỳ, bùng phát trong vài tuần hoặc vài tháng, sau đó giảm bớt một thời gian hoặc thuyên giảm.

Bệnh vảy nến có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi nhưng thường gặp ở những người dưới 35 tuổi. Bệnh có thể xuất hiện ở nam và nữ với tỷ lệ ngang nhau. Vì thế, việc hiểu rõ triệu chứng, các biện pháp điều trị vảy nến là rất cần thiết đối với mỗi người.

Dấu hiệu bệnh vảy nến

Biểu hiện vảy nến thường khác nhau tùy vào từng thể bệnh và từng đối tượng. Các triệu chứng phổ biến có thể là:

  • Các mảng đỏ được bao phủ bởi một lớp vảy dày có màu bạc.
  • Da khô và nứt nẻ, thậm chí có thể chảy máu nếu tình trạng nặng.
  • Cảm giác ngứa ngáy, rát da và đau.
  • Móng dày, có rỗ hoặc rãnh.

Ban đầu, vảy nến là những mảng tổn thương nhỏ, chỉ xuất hiện vài nốt vảy và sau đó bùng phát ra những vị trí xung quanh. 

Vay-nen-xuat-hien-o-nhieu-vi-tri-tren-co-the.webp

Vảy nến xuất hiện ở nhiều vị trí trên cơ thể

Các thể bệnh vảy nến

Vảy nến có rất nhiều thể bệnh. Một số thể bệnh vảy nến thường gặp bao gồm:

  • Vảy nến thể mảng: Đây là dạng phổ biến nhất của vảy nến. Những người mắc bệnh vảy nến thể mảng thường xuất hiện những mảng da khô, nổi lên và đỏ. Chúng được bao phủ bởi lớp vảy màu bạc, có thể ngứa hoặc không. Vảy nến thể mảng thường xuất hiện tại các vị trí như khuỷu tay, đầu gối, lưng dưới hoặc da đầu.
  • Vảy nến thể giọt: Những tổn thương do bệnh lý này thường đặc trưng bởi các triệu chứng hình giọt nước. Vảy nến thể giọt thường xuất hiện ở trẻ em sau khi bị viêm họng do streptococcus.
  • Vảy nến thể mủ: Thể bệnh này thường hiếm gặp và gây ra những tổn thương chứa đầy mủ. Chúng có thể chỉ xuất hiện ở các vùng nhỏ như lòng bàn tay, lòng bàn chân hoặc lan rộng ra nhiều vị trí gọi là vảy nến thể mủ toàn thân.
  • Vảy nến thể móng: Thể bệnh này thường xuất hiện ở móng tay hoặc móng chân. Biểu hiện đặc trưng là rỗ móng khiến móng phát triển bất thường và biến đổi màu. Những phần móng bị bệnh có thể long ra và tách khỏi bàn. Những trường hợp nặng có thể khiến móng bị vỡ vụn.
  • Vảy nến đồng tiền: Triệu chứng của bệnh là những mảng tổn thương hình đồng xu trên cơ thể. Những lớp vảy này màu nâu, hồng hoặc đỏ và có thể ngứa hoặc không.
  • Viêm khớp vảy nến: Tình trạng này khiến các khớp sưng tấy và đau nhức. Người bệnh có thể thấy giống với tình trạng viêm khớp. Tuy nhiên ở một số trường hợp, viêm khớp vảy nến có thể ảnh hưởng tới móng chân hoặc móng tay của người bệnh. Những người mắc bệnh này có thể xuất hiện cứng khớp, tổn thương khớp tiến triển hoặc có thể dẫn đến tàn phế.
  • Vảy nến đảo ngược: Thường xuất hiện ở những vùng da có nếp gấp như dưới nách, vú, bẹn xung quanh bộ phận sinh dục với biểu hiện đỏ da, khô da, ngứa ngáy và chảy máu. Vùng da bị bệnh thường sáng bóng và có giới hạn rõ rệt so với vùng da lành.
  • Vảy nến đỏ da toàn thân: Tình trạng đỏ da thường trên 90% diện tích cơ thể. Những vảy đỏ như cám hoặc tróc thành mảng lớn. Ngoài ra, người bệnh có thể gặp một số biểu hiện như phù nề, mụn nước tiết dịch hoặc không, tổn thương niêm mạc, tóc, móng.

Vay-nen-do-da-toan-than-lam-ton-thuong-hon-90-dien-tich-co-the.webp

Vảy nến đỏ da toàn thân làm tổn thương hơn 90% diện tích cơ thể

>>> XEM THÊM: Các thuốc bôi vảy nến được bác sĩ khuyên và lưu ý khi dùng

Nguyên nhân bị vảy nến là gì?

Bệnh vảy nến do rối loạn hệ thống miễn dịch khiến da tái tạo với tốc độ nhanh hơn bình thường. Thông thường, các chu kỳ da kéo dài từ 3-4 tuần nhưng đối với bệnh vảy nến thì quá trình này chỉ diễn ra trong vòng 3-7 ngày. Vì vậy, các tế bào da tích tụ lại và tạo thành các mảng vảy. Một số tác nhân gây bệnh vảy nến có thể bao gồm:

  • Di truyền: Những người con có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn nếu trong nhà có bố hoặc mẹ bị bệnh vảy nến.
  • Căng thẳng: Đây là yếu tố ảnh hưởng tới tâm lý và hệ thống miễn dịch. Vì vậy, những người hay căng thẳng, stress thường dễ có nguy cơ bùng phát bệnh vảy nến.
  • Nhiễm trùng: Những người mắc bệnh viêm họng do liên cầu khuẩn, bị ốm hoặc nhiễm trùng da thường có nguymắc bệnh cao hơn những đối tượng khác. Nguyên nhân là do hệ thống miễn dịch của bạn đang hoạt động quá mức để chống lại nhiễm trùng đang mắc phải.
  • Hút thuốc lá, uống rượu, bia: Đây không chỉ là yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh vảy nến mà còn làm các triệu chứng nghiêm trọng hơn. Thuốc lá và rượu, bia ảnh hưởng rất nhiều tới việc khởi phát bệnh.
  • Sử dụng thuốc kéo dài: Một số thuốc như corticoid, chẹn kênh beta, trị sốt rét, cao huyết áp,... có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh vảy nến nếu bạn sử dụng những thuốc này trong thời gian dài.
  • Tổn thương da: Da bị tổn thương do những nguyên nhân như côn cùng cắn, cháy nắng, xước da đều là những yếu tố làm tăng tỷ lệ mắc bệnh vảy nến.

Ton-thuong-tren-da-co-the-la-dieu-kien-thuan-loi-dan-den-benh-vay-nen.webp

Tổn thương trên da có thể là điều kiện thuận lợi dẫn đến bệnh vảy nến

Điều trị bệnh vảy nến như thế nào?

Hiện nay vẫn chưa có phương pháp điều trị khỏi bệnh vảy nến. Mục tiêu điều trị nhằm cải thiện các triệu chứng và kiểm soát không để bệnh trở nên trầm trọng hơn. Dưới đây là một số cách điều trị bệnh vảy nến thường được sử dụng hiện nay.

Thuốc bôi vảy nến

Phương pháp điều trị tại chỗ áp dụng đối với những trường hợp vảy nến nhẹ và trung bình. Một số thuốc bôi trị vảy nến bao gồm:

  • Corticoid: Cải thiện được các tình trạng sưng, viêm do bệnh vảy nến. Tuy nhiên, khi các tổn thương đã giảm thì người bệnh nên giảm liều và rút ngắn thời gian sử dụng corticoid để tránh các tác dụng không mong muốn trên da như mỏng da, rạn da, rậm lông, thay đổi màu da,...
  • Dẫn xuất vitamin D: Một số hoạt chất thường được sử dụng như calcipotriol, calcitriol giúp cải thiện tình trạng quá sản của các tế bào da. Từ đó làm chậm quá trình sản xuất tế bào da dư thừa, giảm bớt các khu vực bị viêm và có vảy.
  • Thuốc ức chế Calcineurin: Sử dụng thuốc bôi tacrolimus, pimecrolimus giúp điều hòa miễn dịch, giảm các triệu chứng viêm, sưng.
  • Tazarotene: Đây là một dẫn xuất của vitamin A, giúp giảm sưng da, viêm da và phục hồi các tổn thương ở trên da.
  • Acid salicylic: Giúp làm bạt sừng nhờ tác dụng làm mềm vảy để dễ loại bỏ các lớp vảy này ra khỏi bề mặt da. 
  • Than đá: Có tác dụng làm giảm viêm, giảm ngứa và cải thiện tình trạng đóng vảy trên da.
  • Anthralin: Hoạt chất này có tác dụng ngăn chặn quá trình tăng sinh của các tế bào da, giảm viêm và giảm tình trạng bong tróc, đóng vảy.

Su-dung-thuoc-boi-tri-vay-nen-giai-doan-vua-va-nhe.webp

Sử dụng thuốc bôi trị vảy nến giai đoạn vừa và nhẹ

>>> XEM THÊM: Bỏ túi những thông tin cần biết về bệnh viêm da cơ địa ở tay

Thuốc uống trị vảy nến

Sử dụng thuốc uống trị vảy nến có thể gây nhiều tác dụng phụ toàn thân. Vì vậy, bác sĩ chỉ kê đơn những loại thuốc uống này trong các bệnh vảy nến nghiêm trọng hoặc khó điều trị.

  • Methotrexate: Thuốc này thường có hiệu quả trong bệnh viêm khớp vảy nến, vảy nến đỏ da toàn thân hoặc mụn mủ lan rộng mà không đáp ứng với các biện pháp điều trị tại chỗ hoặc quang trị liệu. Thuốc có tác dụng ức chế tổng hợp acid nucleic, chống viêm, giảm hoạt động của các bạch cầu đơn nhân và ức chế sự tăng sinh của tế bào thượng bì. Methotrexate có nhiều tác dụng phụ trên máu, hệ tiêu hóa, gan và thận. Vì thế, chỉ sử dụng thuốc khi thật sự cần thiết và cần được chỉ định bởi các bác sĩ giàu kinh nghiệm.
  • Cyclosporin: Đây là thuốc ức chế miễn dịch giúp làm chậm quá trình phát triển của các tế bào da. Thuốc này có tác dụng làm giảm nhanh các triệu chứng của bệnh tuy nhiên không nên sử dụng quá 1 năm.
  • Thuốc điều hoà miễn dịch: Adalimumab (humira), ixekizumab (taltz), etanercept (enbrel), ustekinumab (stelara), guselkumab (tremfya), infliximab (remicade), secukinumab (cosentyx),... được sử dụng đường tiêm hoặc truyền tĩnh mạch.

Quang trị liệu vảy nến

Quang trị liệu vảy nến là phương pháp sử dụng ánh sáng để điều trị bệnh. Người mắc bệnh vảy nến từ nhẹ đến trung bình có thể được cân nhắc sử dụng phương pháp này. Sử dụng ánh sáng UVA và UVB nhằm mục đích tấn công và gây tổn thương tới các ADN trong tế bào. Từ đó tiêu diệt được các tế bào ở vùng da bị tổn thương khiến chúng không thể tăng sinh mạnh mẽ như trước.

Quang-tri-lieu-la-mot-phuong-phap-pho-bien-trong-dieu-tri-vay-nen.webp

Quang trị liệu là một phương pháp phổ biến trong điều trị vảy nến

Một số câu hỏi thường gặp về bệnh vảy nến

Bệnh vảy nến khá phổ biến và gây nhiều thắc mắc cho người bệnh. Dưới đây là một số giải đáp về các câu hỏi thường gặp khi mắc bệnh lý này.

Bệnh vảy nến kiêng ăn gì?

Những người mắc bệnh vảy nến cần chú ý trong chế độ ăn uống và tránh những thực phẩm có thể kích hoạt phản ứng viêm. Một số thực phẩm cần tránh đối với những người mắc bệnh vảy nến gồm:

  • Thịt đỏ, sữa, trứng: Những thực phẩm này thường chứa một lượng lớn chất arachidonic - Đây là thành phần làm nghiêm trọng hơn tình trạng bệnh vảy nến.
  • Hải sản: Tôm, cua, ghẹ,... chứa rất nhiều histamin tự nhiên. Chất này có liên quan tới các phản ứng dị ứng của cơ thể và khiến bệnh trở nên nặng hơn.
  • Đồ ăn nhanh: Những loại thực phẩm này chứa các chất phụ gia và chất béo không tốt cho cơ thể người bị vảy nến.
  • Gia vị cay nóng: Ớt, tiêu, mù tạt, quế,... có thể khiến người bệnh bị kích ứng. Vì thế, nên hạn chế cho những gia vị này vào chế độ ăn của người bị bệnh lý về da.
  • Tránh đồ ngọt: Đường có thể tham gia vào quá trình viêm và làm tăng các phản ứng viêm. Do vậy, người mắc bệnh vảy nến không nên sử dụng quá nhiều đường.

Bệnh vảy nến có nguy hiểm không?

Bệnh vảy nến tuy không ảnh hưởng tới tính mạng nhưng ảnh hưởng tới cuộc sống của người bệnh. Nếu mắc vảy nến, người bệnh có nguy cơ cao mắc một số bệnh lý như bệnh đái tháo đường, bệnh tim mạch, bệnh cao huyết áp, béo phì, các bệnh về mắt. Những người mắc bệnh viêm khớp vảy nến thường có biểu hiện sưng đau tại các khớp hoặc nguy hiểm hơn là tổn thương khớp vĩnh viễn. Ngoài ra, bệnh còn ảnh hưởng tới tâm lý làm ảnh hưởng tới sức khỏe chung của người bệnh.

Vay-nen-co-the-lam-ton-thuong-den-khop.webp

Vảy nến có thể làm tổn thương đến khớp

Bệnh vảy nến có lây không?

Vảy nến không phải là căn bệnh lây nhiễm vì thế nó không lây từ người này sang người khác. Người mắc bệnh có thể yên tâm khi sống chung hoặc dùng cùng vật dụng với những người thân trong gia đình.

Tuy nhiên, bệnh này có thể di truyền. Những bậc phụ huynh bị mắc bệnh vảy nến thì con của họ sẽ có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn so với những người khác. Vì thế nếu trong gia đình đang có người mắc vảy nến thì bạn nên chủ động phòng tránh để ngăn chặn nguy cơ mắc bệnh.

Sử dụng thảo dược điều trị vảy nến có tốt không?

Bên cạnh việc điều trị bằng thuốc, người bệnh nên sử dụng thêm một số thảo dược từ thiên nhiên nhằm cải thiện triệu chứng hiệu quả hơn. Tuy nhiên, người bệnh nên lựa chọn những loại thảo dược đã có nghiên cứu trên lâm sàng để tránh gặp phải các tác dụng không mong muốn.

Một số thảo dược có tác dụng trong cải thiện triệu chứng mà bạn có thể tham khảo như lá sòi, dầu dừa, ba chạc, phá cố chỉ, sáp ong, sói rừng,... Những thảo dược này có tác dụng làm giảm tình trạng ngứa ngáy, giảm viêm, giúp bong vảy và hồi phục làn da bị tổn thương. Người bệnh nên lựa chọn sản phẩm chứa thành phần chitosan vì thành phần này đã được trường Đại học Y Harvard chứng minh có tác dụng kháng khuẩn, làm mịn da, tăng tính thấm của da và giúp nhanh lành vết thương. Nên kết hợp đồng thời những thảo dược này để có tác dụng cải thiện bệnh tốt nhất.

Su-dung-soi-rung-pha-co-chi-la-soi-ho-tro-cai-thien-benh-vay-nen.webp

Sử dụng sói rừng, phá cố chỉ, lá sòi hỗ trợ cải thiện bệnh vảy nến

Bệnh vảy nến tuy không chữa khỏi được nhưng có thể điều trị và kiểm soát để bệnh không tái phát, tránh biến chứng nguy hiểm. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến những thông tin trong bài viết, bạn có thể bình luận hoặc để lại số điện thoại, đội ngũ tư vấn viên sẽ liên hệ giải đáp chi tiết.

Tài liệu tham khảo:

https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/psoriasis/symptoms-causes/syc-20355840 

https://www.nhs.uk/conditions/psoriasis/ 

https://www.healthline.com/health/psoriasis