Viêm da cơ địa là căn bệnh về da phổ biến ở mọi lứa tuổi. Các cách trị viêm da cơ địa chủ yếu tập trung vào cải thiện triệu chứng, qua đó ngăn ngừa các đợt bùng phát cũng như không để bệnh chuyển biến nặng hơn. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn những cách trị viêm da cơ địa phổ biến và hiệu quả nhất hiện nay. 

Cách trị viêm da cơ địa bằng thuốc bôi

Phương pháp được sử dụng nhiều nhất trong điều trị viêm da cơ địa là dùng thuốc bôi ngoài da. Đây là phương pháp điều trị có tác dụng tại chỗ với các cơ chế tác dụng khác nhau. Dưới đây là một số thuốc bôi viêm da cơ địa được chỉ định phổ biến nhất.

Trị viêm da cơ địa bằng thuốc chứa corticoid

Thuốc bôi chứa corticoid thường được chỉ định cho người bị viêm da cơ địa mức độ từ nhẹ đến trung bình. Corticoid có nhiều loại với tác dụng từ nhẹ đến mạnh, chúng có khả năng giảm ngứa và kháng viêm. Tùy thuộc vào vị trí và mức độ viêm da mà bác sĩ sẽ lựa chọn loại thuốc phù hợp cho người bệnh. Nhóm thuốc này có nhiều tác dụng phụ như làm mỏng và rạn da, đặc biệt là tăng nguy cơ nhiễm trùng da nếu lạm dụng thuốc. Tuy nhiên, corticoid sẽ đem lại hiệu quả trị bệnh tốt nếu được sử dụng đúng cách. 

Thuoc-boi-corticoid-dieu-tri-viem-da-co-dia-hieu-qua-nho-tac-dung-khang-viem.webp

Thuốc bôi corticoid điều trị viêm da cơ địa hiệu quả nhờ tác dụng kháng viêm

>>> XEM THÊM: Điểm danh 5 nguyên nhân viêm da cơ địa ai cũng phải nhớ

Cách trị viêm da cơ địa bằng thuốc bôi chứa axit salicylic 

Axit salicylic được biết đến với khả năng làm mềm keratin, nhờ đó loại bỏ lớp sừng trên da. Nhóm thuốc này thường được sử dụng phối hợp với các thuốc nhóm khác. Axit salicylic loại bỏ lớp tế bào da chết, nhờ đó tăng khả năng thẩm thấu của nhóm thuốc phối hợp.

Chữa viêm da cơ địa bằng thuốc kháng sinh dạng bôi

Kháng sinh là loại thuốc có khả năng tiêu diệt hoặc kìm hãm sự tăng sinh của vi khuẩn. Nhóm thuốc này được chỉ định đối với người bệnh có nguy cơ nhiễm trùng, đặc biệt là các loại vi khuẩn như tụ cầu vàng và liên cầu.  

Thuốc ức chế calcineurin trị viêm da cơ địa

Cách trị viêm da cơ địa mức độ trung bình đến nặng là sử dụng nhóm thuốc ức chế calcineurin. Nhóm thuốc này tác động lên hệ miễn dịch, ức chế chất trung gian hóa học gây nên tình trạng viêm da. Tác dụng của nhóm thuốc này góp phần kiểm soát các triệu chứng viêm da cơ địa. 

Khả năng kháng viêm của thuốc ức chế calcineurin chỉ đứng sau corticoid. Nhóm thuốc này được chỉ định đối với người bệnh không đáp ứng với corticoid và điều trị viêm da cơ địa ở những vùng da nhạy cảm như mí mắt, nếp gấp da và vùng sinh dục.

Thuoc-uc-che-calcineurin-duoc-su-dung-tri-viem-da-co-dia-o-vung-da-nhay-cam.webp

Thuốc ức chế calcineurin được sử dụng trị viêm da cơ địa ở vùng da nhạy cảm

Cách trị viêm da cơ địa bằng kem bôi chứa thành phần tự nhiên

Bên cạnh việc sử dụng các loại thuốc trị viêm da cơ địa thông thường thì người bệnh nên kết hợp sử dụng kem bôi chứa thành phần tự nhiên để tăng hiệu quả điều trị và giảm thiểu tác dụng phụ. Những thành phần tự nhiên này đã được các tổ chức uy tín kiểm chứng hiệu quả trong điều trị viêm da cơ địa:

  • Chitosan: Theo nghiên cứu của đại học Y Harvard năm 2011, chitosan có tác dụng kháng khuẩn, tăng khả năng lành vết thương, chống oxy hóa và làm mềm mịn da. 
  • Phá cố chỉ: Nghiên cứu năm 2010 của đại học Dược Bharati ở Ấn Độ đã chứng minh tác dụng bong sừng, kháng khuẩn và chống viêm của phá cổ chỉ.
  • Ba chạc, lá sòi: Có tác dụng kháng viêm, diệt khuẩn và chống oxy hóa. Nhờ đó cải thiện triệu chứng viêm da cơ địa.

Cách trị viêm da cơ địa bằng thuốc uống

Nếu các cách trị viêm da cơ địa bằng thuốc bôi không đem lại hiệu quả thì bác sĩ sẽ chỉ định loại thuốc uống phù hợp cho từng người bệnh. Nguyên tắc điều trị của thuốc đường uống là kháng viêm, chống nhiễm trùng và giảm các triệu chứng của viêm da cơ địa.

Thuốc kháng histamin H1

Kiểm soát ngứa là cách trị viêm da cơ địa quan trọng bậc nhất. Bởi vì ngứa gây khó chịu và khiến người bệnh chà xát lên da. Điều này làm da bị tổn thương và tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập gây nhiễm trùng da. Thuốc kháng histamin H1 có tác dụng chống dị ứng, nhờ đó giảm ngứa da hiệu quả.

Giam-ngua-da-nho-thuoc-khang-histamin-H1.webp

Giảm ngứa da nhờ thuốc kháng histamin H1

>>> XEM THÊM: 4 bước ngăn viêm da cơ địa bùng phát vào mùa đông

Corticoid toàn thân

Cách trị viêm da cơ địa nặng là sử dụng thuốc corticoid đường uống. Nhóm thuốc này có khả năng ức chế miễn dịch và kiểm soát tình trạng viêm. Corticoid được chỉ định điều trị trong thời gian ngắn nếu viêm da cơ địa trở nên nghiêm trọng và người bệnh không đáp ứng với phương pháp điều trị tại chỗ. Không nên sử dụng corticoid toàn thân trong thời gian dài bởi vì có thể dẫn đến nhiều tác dụng phụ nghiêm trọng như tăng nhãn áp, loãng xương, đục thủy tinh thể,...

Thuốc kháng sinh

Kháng sinh là nhóm thuốc được chỉ định điều trị viêm da cơ địa khi người bệnh có dấu hiệu nhiễm trùng. Tuy nhiên, lạm dụng thuốc kháng sinh có thể dẫn đến sự kháng thuốc của vi khuẩn, điều này dẫn đến tình trạng nhiễm trùng quay trở lại và khó điều trị hơn. Do đó, không nên tự ý sử dụng thuốc và hãy đảm bảo rằng bạn sử dụng kháng sinh theo đúng chỉ định của bác sĩ.

Điều trị viêm da cơ địa bằng liệu pháp ánh sáng

Liệu pháp ánh sáng còn được gọi là quang trị liệu. Cách trị viêm da cơ địa bằng quang trị liệu là sử dụng các bước sóng khác nhau của tia cực tím (tia UV). Loại tia được sử dụng phổ biến nhất trong điều trị viêm da cơ địa là tia UVB. 

Trong quá trình điều trị, người bệnh sẽ đứng trong một loại máy đặc biệt có thể phát ra tia UVB hoặc UVA. Thời gian mỗi lần điều trị bằng liệu pháp ánh sáng dao động từ vài giây đến vài phút. Tùy vào mức độ đáp ứng của người bệnh với quang trị liệu mà các triệu chứng viêm da cơ địa có thể cải thiện trong 1 đến 2 tháng. Liệu pháp ánh sáng cũng có thể gây ra một vài tác dụng phụ như cháy da, lão hóa da sớm và làm da trở nên nhạy cảm hơn.

Quang-tri-lieu-giup-cai-thien-trieu-chung-viem-da-co-dia-nhanh-chong-hieu-qua.webp

Quang trị liệu giúp cải thiện triệu chứng viêm da cơ địa nhanh chóng, hiệu quả

Cách chữa viêm da cơ địa bằng phương pháp băng ướt

Cách trị viêm da cơ địa bằng băng ướt thường được áp dụng khi bệnh chuyển biến nặng. Phương pháp băng ướt giúp làm dịu da và tăng hiệu quả của thuốc bôi trị viêm da cơ địa. Thời điểm tốt nhất để băng ướt là sau khi tắm và bôi thuốc. 

Trước hết thì người bệnh bôi thuốc trị viêm da lên vùng da tổn thương, sau đó bôi một lớp dưỡng ẩm dày lên toàn bộ da. Tiếp đến là sử dụng một lớp vải sạch đã được làm ẩm quấn lên vùng da bị tổn thương rồi đắp một lớp vải khô lên trên. Người bệnh có thể để qua đêm hoặc trong 1-2 tiếng tùy thuộc vào hướng dẫn của bác sĩ. Việc lựa chọn loại vải băng ẩm phụ thuộc vào vị trí và diện tích vùng da tổn thương.

Cách trị viêm da cơ địa bằng thuốc tiêm sinh học

Về cơ bản thì thuốc sinh học là một liệu pháp sử dụng DNA của con người để điều trị viêm da cơ địa. Phương pháp này thường được chỉ định cho người bị viêm da mức độ trung bình đến nặng, đặc biệt là khi người bệnh không đáp ứng với các phương pháp điều trị truyền thống. 

Dupilumab là loại thuốc sinh học có tác động lên hệ thống miễn dịch. Dupilumab ức chế IL-4 và IL-13 bằng cách ngăn chặn sự liên kết của hai loại interleukin này với các thụ thể trên tế bào, qua đó kháng viêm và giảm thiểu các triệu chứng viêm da cơ địa.

Cách trị viêm da cơ địa bằng thuốc sinh học có thể gây ra một số tác dụng phụ như kích ứng da, viêm kết mạc và lở loét quanh miệng. Do đó phải liên hệ với bác sĩ ngay nếu bạn gặp phải các tác dụng không mong muốn kể trên.

Thuoc-tiem-sinh-hoc-co-tac-dung-dieu-tri-viem-da-co-dia-trung-binh-den-nang.webp

Thuốc tiêm sinh học có tác dụng điều trị viêm da cơ địa trung bình đến nặng

Trên đây là những cách điều trị viêm da cơ địa phổ biến mà bạn nên biết. Lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp góp phần giảm thiểu các đợt bùng phát và kiểm soát bệnh tốt hơn. Để tăng hiệu quả điều trị viêm da cơ địa, bạn nên kết hợp sử dụng sản phẩm chứa thảo dược bên cạnh các phương pháp trị bệnh thông thường. Hãy để lại bình luận và số điện thoại để được giải đáp thắc mắc một cách nhanh nhất!

Tài liệu tham khảo:

https://www.healthline.com/health/atopic-dermatitis/what-is-atopic-dermatitis 

https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/atopic-dermatitis-eczema/symptoms-causes/syc-20353273

https://emedicine.medscape.com/article/1049085-overview