Viêm da cơ địa ở tay là bệnh lý phổ biến ảnh hưởng đến 5% dân số thế giới. Căn bệnh này có thể gặp ở mọi lứa tuổi, đặc trưng bởi tình trạng tay bị mẩn đỏ, ngứa, khô và nứt nẻ. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn tất cả các thông tin liên quan tới căn bệnh này.

Viêm da cơ địa ở tay là gì?

Viêm da cơ địa ở tay là một tình trạng viêm da ảnh hưởng đến bàn tay của người bệnh. Cứ 20 người thì có một người mắc căn bệnh này. Triệu chứng bệnh có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trên tay người bệnh: Ngón tay, lòng bàn tay, cổ tay,... 

Bệnh viêm da cơ địa ở tay có thể khởi phát từ thời thơ ấu nhưng thường gặp ở người trong độ tuổi lao động. Tỷ lệ mắc bệnh gia tăng theo tuổi do việc tiếp xúc với các chất gây kích ứng tăng lên. Bệnh thường gặp ở những người làm công việc dọn dẹp, chăm sóc sức khỏe, thợ cơ khí,... vì tính chất công việc hay tiếp xúc với hóa chất và chất gây kích ứng.

Viem-da-co-dia-o-tay-la-mot-can-benh-kha-pho-bien.webp

Viêm da cơ địa ở tay là một căn bệnh khá phổ biến

Nguyên nhân dẫn đến viêm da cơ địa ở tay

Có nhiều nguyên nhân “kích hoạt” viêm da cơ địa ở tay khởi phát như yếu tố di truyền, tiếp xúc hóa chất độc hại thường xuyên làm giảm chức năng bảo vệ của da. 

  • Yếu tố di truyền: Viêm da cơ địa ở tay liên quan đến sự thiếu hụt hoặc suy giảm chức năng của filaggrin. Điều này dẫn đến rối loạn khả năng giữ nước của lớp sừng, qua đó làm da khô hơn và dễ bị viêm nhiễm. Bên cạnh đó còn làm tăng quá trình hoạt hóa và giải phóng các chất gây viêm da.
  • Tiếp xúc với yếu tố gây kích ứng: Là nguyên nhân dẫn đến viêm da cơ địa ở tay phổ biến. Yếu tố kích ứng thường thấy trong căn bệnh này bao gồm: Nước, chất tẩy rửa, thời tiết lạnh, hóa chất,... Thường xuyên tiếp xúc với những yếu tố này sẽ làm tổn thương lớp da bên ngoài, làm cho da khô và mẫn cảm hơn. 

Da-tay-co-the-bi-kich-ung-neu-tiep-xuc-voi-xa-phong,-nuoc-rua-bat-nhieu.webp

Da tay có thể bị kích ứng nếu tiếp xúc với xà phòng, nước rửa bát nhiều

>>> XEM THÊM: Điểm danh 5 nguyên nhân viêm da cơ địa ai cũng phải nhớ

Triệu chứng viêm da cơ địa ở tay

Viêm da cơ địa ở tay có thể biểu hiện khác nhau đối với từng người bệnh. Các triệu chứng có thể xuất hiện ở bất kỳ đâu trên tay, thường thấy nhất ở mu bàn tay (90%), các ngón tay (70%) và cả cổ tay (60%). Tùy vào từng giai đoạn sẽ có các biểu hiện khác nhau như: 

  • Giai đoạn cấp tính: Xuất hiện những nốt ban đỏ tập trung thành từng mảng. Nốt ban nổi gờ trên bề mặt da, có thể kèm theo mụn nước li ti. Giai đoạn này thường khiến cho người bệnh ngứa ngáy âm ỉ, nếu gãi nhiều sẽ làm tổn thương da và tăng nguy cơ nhiễm trùng.
  • Giai đoạn bán cấp: Khi bước vào giai đoạn này, người bệnh sẽ thấy cảm thấy ngứa và đau nhức các khớp tay, đặc biệt là khớp gần vị trí da bị tổn thương. Lúc này da trở nên khô hơn, bắt đầu xuất hiện lớp sừng cứng. Đây là lúc da dễ bị nứt nẻ và đau rát.
  • Giai đoạn mạn tính: Những lớp sừng sẽ trở nên dày và sẫm màu hơn. Da trở nên sần sùi và nứt nẻ. Giai đoạn này người bệnh cảm thấy đau nhiều hơn.

Viêm da cơ địa ở tay có nguy hiểm không?

Viêm da cơ địa ở tay có thể tái đi tái lại nhiều lần gây khó chịu, ảnh hưởng đến sinh hoạt của người bệnh. Nếu được chăm sóc và điều trị đúng cách thì bệnh không gây nguy hiểm cho người mắc. Tuy nhiên nếu bệnh tái phát nhiều lần có thể dẫn đến các biến chứng như: 

  • Nhiễm trùng da: Ngứa làm người bệnh chà xát nhiều dẫn đến da bị tổn thương, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập gây nhiễm trùng. Vi khuẩn thường gặp là liên cầu hoặc tụ cầu. 
  • Biến dạng móng tay: Viêm da ở đầu ngón tay hoặc dưới móng tay thường dễ gây biến dạng móng. Điều này dẫn đến tâm lý tự ti cho người bệnh.
  • Nhiễm trùng huyết: Tác nhân gây viêm có thể xâm nhập qua da, đi vào máu và gây nhiễm trùng máu, tử vong nếu không được phát hiện và xử trí kịp thời.

Mong-tay-bi-bien-dang-do-viem-da-co-dia-o-tay.webp

Móng tay bị biến dạng do viêm da cơ địa ở tay

Phương pháp chẩn đoán viêm da cơ địa ở tay

Bác sĩ sẽ chẩn đoán viêm da cơ địa ở tay dựa vào tiền sử mắc các bệnh về da, nghề nghiệp và triệu chứng nổi trội. Một số phương pháp chẩn đoán bệnh viêm da cơ địa ở tay gồm:

  • Xét nghiệm patch test: Kỹ thuật này sử dụng các miếng dán chứa dị nguyên áp lên da với mục đích xác định chất gây kích ứng cho người bệnh.
  • Định lượng IgE: Đây là kháng thể do hệ miễn dịch sản xuất ra, chúng tham gia vào các phản ứng dị ứng. Xét nghiệm này được sử dụng để tìm ra một số chất gây dị ứng.
  • Sinh thiết da: Giúp loại trừ các nguyên nhân khác gây viêm da. Phương pháp này có vai trò quan trọng trong chẩn đoán viêm da cơ địa ở tay.

Cách chữa viêm da cơ địa ở tay

Mỗi người sẽ có triệu chứng viêm da cơ địa ở tay khác nhau. Do đó, bác sĩ sẽ dựa vào tình trạng bệnh hiện tại để đưa ra cách điều trị phù hợp. Các phương pháp điều trị giúp giảm các triệu chứng nhờ khả năng kháng viêm và chống nhiễm trùng.

Thuốc bôi trị viêm da cơ địa ở tay

Một trong những phương pháp được sử dụng nhiều trong điều trị viêm da cơ địa ở tay là thuốc bôi ngoài da. Các loại thuốc bôi thường được chỉ định bao gồm: 

  • Corticoid: Có tác dụng kháng viêm, chống dị ứng và ức chế hoạt động của hệ miễn dịch. Những tác dụng này giúp cải thiện triệu chứng viêm da cơ địa ở tay. Tuy nhiên phải đặc biệt lưu ý khi sử dụng bởi vì nhóm thuốc này có rất nhiều tác dụng phụ như teo da, mỏng da, dễ xuất huyết da,...
  • Mỡ kháng sinh: Thường được phối hợp với corticoid để tăng ngăn ngừa nhiễm khuẩn. Điều này giúp phòng tránh được tình trạng nhiễm trùng.
  • Thuốc ức chế calcineurin: Hiệu quả của nhóm thuốc này được đánh giá là rất tốt trong điều trị viêm da cơ địa ở tay. Tuy nhiên, người bệnh có thể gặp phải tác dụng phụ như kích ứng da khi sử dụng nhóm thuốc này. 

Thuoc-uc-che-calcineurin-tac-dong-len-he-mien-dich-giup-giam-hien-tuong-viem-da.webp

Thuốc ức chế calcineurin tác động lên hệ miễn dịch giúp giảm hiện tượng viêm da

Thuốc uống chữa viêm da cơ địa ở tay

Nếu phương pháp điều trị bằng thuốc bôi không hiệu quả hoặc tình trạng viêm da cơ địa ở tay trở nên nặng hơn thì thuốc uống sẽ là lựa chọn phù hợp cho người bệnh. Dưới đây là các loại thuốc đường uống thường được bác sĩ chỉ định:

  • Kháng sinh: Loại thuốc này được sử dụng khi người bệnh có nguy cơ nhiễm trùng hoặc có vết thương hở. Để tránh hiện tượng không đáp ứng với kháng sinh, người bệnh không nên tự ý sử dụng thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ.
  • Thuốc kháng histamin H1: Đây là nhóm thuốc được sử dụng để làm giảm cảm giác ngứa do viêm da cơ địa ở tay.

Thảo dược cải thiện triệu chứng viêm da cơ địa ở tay

Mặc dù thuốc trị viêm da cơ địa ở tay khá hiệu quả trong việc cải thiện triệu chứng nhưng cũng đi kèm với đó là nhiều tác dụng phụ nếu sử dụng lâu dài. Do đó, nhiều người đã lựa chọn những sản phẩm có nguồn gốc tự nhiên để tránh những tác dụng không mong muốn. Bạn nên tìm kiếm những loại thuốc bôi chứa các thành phần thảo dược đã được chứng minh có hiệu quả tốt trong điều trị viêm da cơ địa ở tay như:

  • Chitosan: Là một polime tự nhiên được Đại học Y Harvard chứng minh hiệu quả kháng khuẩn, thúc đẩy quá trình tái tạo da và làm mềm da. Nhờ đó có thể cải thiện triệu chứng viêm da cơ địa ở tay hiệu quả.
  • Phá cố chỉ, MSM: Đây là những chất có khả năng chống viêm và làm giảm phản ứng dị ứng. Qua đó giúp giảm nhẹ các triệu chứng của bệnh.
  • Ba chạc, lá sòi: Có công dụng chính là kháng khuẩn, kháng nấm, giảm đau và ngứa. Nhờ các tác dụng này mà các triệu chứng của viêm da cơ địa sẽ được cải thiện rõ rệt.

Chitosan-giup-tang-hieu-qua-dieu-tri-viem-da-co-dia-o-tay.webp

Chitosan giúp tăng hiệu quả điều trị viêm da cơ địa ở tay

Cách phòng ngừa và kiểm soát viêm da cơ địa ở tay

Chăm sóc da thường xuyên có thể giúp bạn giảm thiểu tối đa các đợt bùng phát. Dưới đây là một số lưu ý giúp bạn có thể phòng và kiểm soát bệnh tốt hơn: 

  • Rửa tay bằng nước ấm, dùng nước rửa tay không có mùi thơm và dịu nhẹ cho da. Nên tránh sử dụng các loại sản phẩm chứa cồn vì nó có thể làm triệu chứng viêm da cơ địa ở tay nặng hơn. Người bệnh nên thoa kem dưỡng ẩm ngay sau khi rửa tay.
  • Hạn chế tiếp xúc với các yếu tố kích ứng bằng cách sử dụng găng tay cotton. Nếu găng tay bị bẩn thì hãy sử dụng chất tẩy rửa không mùi để làm sạch nó.
  • Làm sạch đồ trang sức thường xuyên và không nên đeo chúng cả ngày.
  • Nếu chẳng may bị thương ở tay, bạn phải nhanh chóng xử lý và băng bó vết thương để tránh việc chất kích ứng tiếp xúc trực tiếp với vết thương.

Bạn có thể mất vài tháng để các triệu chứng viêm da cơ địa ở tay thuyên giảm. Do đó, tuân thủ theo y lệnh của bác sĩ và chăm sóc bàn tay đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát bệnh. Ngoài ra, bạn nên kết hợp sử dụng các kem thảo dược để đem lại hiệu quả đẩy lùi bệnh tốt hơn. 

Mong rằng bài viết trên đã giúp bạn nắm bắt được một số thông tin cần thiết về viêm da cơ địa, từ đó lựa chọn phương pháp điều trị hiệu quả. Nếu bạn còn điều gì băn khoăn nào liên quan đến bệnh hãy để chúng tôi giải đáp câu hỏi của bạn bằng cách để lại số điện thoại và bình luận ở bên dưới nhé!

Tài liệu tham khảo:

https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/atopic-dermatitis-eczema/symptoms-causes/syc-20353273

https://www.healthline.com/health/types-of-eczema

https://www.nhs.uk/conditions/atopic-eczema/