Làn da trẻ em thường nhạy cảm hơn so với người lớn nên những phương pháp điều trị các bệnh da liễu cũng cần thận trọng hơn. Cha mẹ có con bị viêm da cơ địa thường ưu tiên lựa chọn các sản phẩm lành tính có nguồn gốc thiên nhiên. Một trong số những cách làm phổ biến tại nhà hiện nay chính là tắm lá. Vậy trẻ bị viêm da cơ địa tắm lá gì để nhanh khỏi, an toàn? Hãy cùng đi tìm câu trả lời trong bài viết này.

Chữa viêm da cơ địa bằng cách tắm 11 loại lá từ thiên nhiên

Trong thiên nhiên có nhiều loại lá có thể chữa viêm da cơ địa. Nhưng đối với làn da non nớt của trẻ, cha mẹ nên sử dụng các loại lá sau:

1. Chữa viêm da cơ địa ở trẻ bằng cách tắm lá chè xanh

Lá và búp chè non chứa tới 20% các hợp chất tanin và 2-5% hợp chất cafein nên có tác dụng làm săn da, sát khuẩn mạnh. Đặc biệt, thành phần tanin trong chè chủ yếu là catechin giúp kháng viêm, giảm mẩn đỏ trên da. Nếu bạn đang thắc mắc trẻ bị viêm da cơ địa nên tắm lá gì cho nhanh khỏi thì hãy áp dụng ngay biện pháp này nhé!

Tre-bi-viem-da-co-dia-nen-tam-nuoc-la-che-xanh-de-giam-man-do-va-tinh-trang-viem.webp

Trẻ bị viêm da cơ địa nên tắm nước lá chè xanh để giảm mẩn đỏ và tình trạng viêm

2. Trẻ bị viêm da cơ địa nên tắm lá trầu không

Lá trầu không có thành phần chủ yếu là các tinh dầu, trong đó đã xác định được 2 hợp chất phenol. Theo nghiên cứu của Đại học Y Hà Nội từ năm 1956, trầu không có tác dụng như một loại kháng sinh mạnh tiêu diệt nhiều vi khuẩn nên có thể sử dụng để rửa các vùng ngứa loét hoặc viêm da cơ địa. 

>>> XEM THÊM: 4 bước ngăn viêm da cơ địa bùng phát vào mùa đông

3. Tắm lá sài đất trị viêm da cơ địa hiệu quả 

Lá sài đất chủ yếu chứa 2 thành phần: wedelolacton và quercetin. Các thành phần này có khả năng kháng khuẩn, kháng viêm đồng thời làm lành các tổn thương lở loét trên da người bị viêm da cơ địa.  

4. Trẻ bị viêm da cơ địa nên tắm lá khế 

Theo y học cổ truyền, lá khế có tính hàn giúp làm giảm cảm giác khó chịu khi da bị sưng đỏ, ngứa rát. Trong dân gian, cành non và lá cây khế được dùng để tắm, rửa các vết lở loét, giảm ngứa cho da. Lá khế phát huy tác dụng khá nhanh chỉ trong vài ngày. 

5. Trẻ bị viêm da cơ địa tắm lá gì? Lá diếp cá

Thành phần của lá diếp cá gồm các flavonoid, alcaloid và tinh dầu, trong đó hyperin và quercetin là 2 flavonoid chính. Nhờ đó, diếp cá có thể kháng nhiều loại virus, vi khuẩn gây bệnh cho da, đồng thời có khả năng kháng viêm cao. 

Bai-thuoc-tu-la-diep-ca-tri-viem-da-co-dia-o-tre-em-hieu-qua.webp

Bài thuốc từ lá diếp cá trị viêm da cơ địa ở trẻ em hiệu quả

6. Bài thuốc từ lá dâm bụt chữa viêm da cơ địa cho trẻ

Theo các nghiên cứu sơ bộ, lá dâm bụt có thành phần chủ yếu là chất nhầy có tác dụng giảm sưng đau, ngứa rát hay tiêu mủ do viêm nhiễm. Nhờ đó, các tổn thương do viêm da cơ địa sẽ được hồi phục nhanh chóng. 

7. Tắm cỏ nhọ nồi giúp cải thiện viêm da cơ địa ở trẻ em

Cỏ nhọ nồi có chứa dẫn chất coumestan thuộc nhóm coumarin có tác dụng kháng khuẩn và làm lành vết thương, giảm ngứa khi bị viêm da cơ địa rất tốt. Áp dụng kiên trì từ 1-2 tuần sẽ thấy hiệu quả cải thiện rõ rệt. 

8. Trẻ bị viêm da cơ địa nên tắm lá bàng non

Lá bàng non còn tươi chứa nhiều hợp chất tanin có khả năng kháng khuẩn, kháng nấm và chống viêm tốt nên thường được dùng để điều trị viêm da cơ địa mức độ nhẹ. 

9. Trị viêm da cơ địa cho trẻ bằng lá đơn đỏ

Theo kinh nghiệm dân gian, lá đơn đỏ được dùng để rửa vết loét, giảm ngứa và góp phần làm lành các tổn thương khi bị viêm da cơ địa nhanh hơn. 

Rua-nuoc-la-don-do-hang-ngay-giup-giam-ngua-do-viem-da-co-dia.webp

Rửa nước lá đơn đỏ hàng ngày giúp giảm ngứa do viêm da cơ địa

10. Trẻ bị viêm da cơ địa nên tắm lá tía tô

Theo nhiều nghiên cứu, axit rosmarinic trong tía tô là một thành phần quan trọng trong chữa viêm da cơ địa. Từ xưa tới nay, dịch chiết từ lá tía tô luôn có trong nhiều sản phẩm chăm sóc da với công dụng kháng khuẩn, kháng viêm rất tốt lại dịu nhẹ, không gây tác dụng phụ khi dùng. 

11. Trị viêm da cơ địa cho trẻ với nước tắm từ lá ổi

Lá ổi, đặc biệt lá non rất giàu các hợp chất tanin như gallotannin, procyanidin-B1,… Nhờ đó, lá ổi có tác dụng chống oxy hóa, giảm viêm, săn se vết thương rất tốt. Ngoài ra, một lượng nhỏ flavonoid trong lá ổi non giúp kháng khuẩn da rất tốt. Đặc biệt, có thể tắm nước lá ổi trên cả các vết loét do viêm da cơ địa. 

Lưu ý khi áp dụng phương pháp tắm lá cho trẻ bị viêm da cơ địa

Dù trẻ bị viêm da cơ địa tắm lá gì thì cha mẹ cũng cần lưu ý một số điều cơ bản sau để đạt hiệu quả tốt nhất. 

  • Pha nước tắm có độ ấm vừa phải, không nên quá nóng hay quá lạnh. 
  • Lau khô nhẹ nhàng bằng khăn sau khi tắm, không mặc quần áo khi da vẫn còn ướt.
  • Không nên cho trẻ tắm lâu quá 15 phút.
  • Sử dụng kem dưỡng ẩm sau khi tắm bằng lá cho trẻ bị viêm da cơ địa.
  • Giữ gìn vệ sinh cho trẻ thường xuyên để tránh nguy cơ lan rộng hoặc tái phát viêm da cơ địa.

Có thể thay thế tắm lá cho trẻ bị viêm da cơ địa bằng phương pháp nào?

Tuy có ưu điểm là giá thành rẻ và dễ thực hiện nhưng phương pháp này còn tồn tại một số hạn chế là khó căn chỉnh được liều lượng chính xác khi sử dụng. Vì vậy, cha mẹ có thể cân nhắc sử dụng các loại kem bôi có thành phần từ các thảo dược như phá cố chỉ, lá sòi, ba chạc, kết hợp với chitosan (chiết xuất từ vỏ tôm cua) giúp hỗ trợ cải thiện tình trạng viêm da cho bé. Các thành phần này đều có công dụng kháng khuẩn, kháng viêm, giảm ngứa và dưỡng ẩm cho làn da. Trong đó, tác dụng của chitosan đã được nghiên cứu và chứng minh bởi Đại học Y Harvard, Mỹ từ năm 2011: Giúp cân bằng độ pH, làm mịn, ngăn ngừa nhiễm khuẩn và tái tạo vùng da bị tổn thương. Do đó, cha mẹ có thể tìm hiểu và lựa chọn sản phẩm kem bôi da có những thành phần này để cải thiện tình trạng viêm da cơ địa cho trẻ. 

Trên đây là tổng hợp những loại lá thường dùng dành cho các bậc phụ huynh đang thắc mắc trẻ bị viêm da cơ địa tắm lá gì. Cha mẹ có thể cân nhắc kết hợp với kem bôi có nguồn gốc thảo dược để con nhanh khỏi bệnh hơn. Ngoài những thông tin chúng tôi cung cấp ở trên, nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào, vui lòng để lại thông tin ở dưới để được hỗ trợ sớm nhất. 

Tài liệu tham khảo:

https://medcraveonline.com/PPIJ/phytochemical-analysis-and-biological-evaluation-of-leaf-extracts-of-wedelia-chinensis.html

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3834413/

https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/10188678/