Trẻ nhỏ thường có làn da nhạy cảm, đây là đối tượng dễ gặp phải các bệnh lý về da liễu. Có thể các bệnh này không quá nguy hiểm, nhưng lại gây ra nhiều khó chịu, mệt mỏi cho trẻ. Bài viết dưới đây là tổng hợp 12 bệnh da liễu ở trẻ nhỏ giúp các bậc phụ huynh có thể nhận biết, phòng ngừa và điều trị hiệu quả. 

Rôm sảy

Rôm sảy là một bệnh da liễu ở trẻ nhỏ phổ biến. Đây là hậu quả của việc tắc ống dẫn mồ hôi. Dấu hiệu nhận biết rôm sảy đặc trưng là những nốt mẩn đỏ, nóng rát gây cảm giác châm chích. Hình dạng của chúng giống như những đồng tiền nhỏ màu đỏ hoặc hồng. Vị trí thường xuất hiện là ở trên đầu, cổ hoặc vai. Rôm sảy thường xuất hiện vào mùa hè, khi thời tiết khô nóng. Do đó, nên cho bé mặc quần áo nhẹ nhàng, thoáng mát, chất liệu thấm hút mồ hôi. 

Rom-say-la-benh-da-lieu-o-tre-nho-dac-trung-voi-cac-not-man-do.webp

Rôm sảy là bệnh da liễu ở trẻ nhỏ đặc trưng với các nốt mẩn đỏ

>>> XEM THÊM: Bệnh vảy nến ở trẻ em - Cách nhận biết và điều trị

Chốc lở 

Đây cũng là bệnh lây nhiễm làm xuất hiện những vết rộp đỏ và gây ngứa ngáy, đau nhức. Các vết rộp này có thể vỡ, rỉ nước và đóng vảy thành một lớp vảy có màu nâu vàng. Bệnh da liễu này làm trẻ đau hay xuất hiện xung quanh miệng và mũi nhưng có thể làm trẻ khó chịu, mệt mỏi khắp người. Đường lây của bệnh chủ yếu qua việc tiếp xúc gần với dịch rỉ của các vết chốc lở hoặc dùng chung đồ như khăn, đồ chơi,... Việc trẻ gãi sẽ làm lây sang những phần khác trên cơ thể. Cha mẹ có thể sử dụng một số loại kháng sinh dạng bôi để thoa trực tiếp lên các vết chốc lở. Tuy nhiên, cần lưu ý tránh để trẻ chạm tay phải rồi đưa lên miệng, vừa giảm hiệu quả điều trị, vừa gây nguy hại cho trẻ.

Nổi mề đay

Nổi mề đay là một trong các bệnh da liễu thường gặp, không chỉ ở trẻ em. Bệnh thường xuất hiện với những lớp da đỏ, ngứa, nóng hoặc nhức. Những lớp đỏ này có ở khắp nơi trên cơ thể,  kéo dài trong vài phút hoặc vài ngày. Hãy hạn chế dùng những thực phẩm như trứng, sò ốc, gia vị thực phẩm,... trong thời gian trẻ bị nổi mề đay. Một số trường hợp trẻ bị sốt, nhiễm bệnh như đau cổ họng cũng có thể xuất hiện những vết đỏ này.

Viêm da do dị ứng tã lót

Đối tượng thường gặp là trẻ từ 9 đến 12 tháng tuổi, đặc biệt là trẻ béo phì và bé gái. Các triệu chứng của viêm da do dị ứng tã lót là đỏ, nóng và đau rát ở bụng dưới, đùi, mông và các vùng quấn tã khác. Da của trẻ bị bỏng, đỏ, chảy dịch, sau đó đóng vảy. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh có thể lây lan sang các vùng lân cận, phát triển thành các vết xước mảng lớn, giảm sắc tố da và nghiêm trọng hơn là gây tổn thương bộ phận sinh dục. Vì vậy, cha mẹ cần phòng chống hăm tã cho bé, ngoài việc chọn tã tốt cũng cần phải biết cách sử dụng đúng. Vào mùa hè, nên hạn chế sử dụng tã cho trẻ, nếu phải dùng thì nên thay tã thường xuyên hoặc ngay sau khi trẻ đi tiêu. Khi thay tã, nên rửa vùng tã bằng nước ấm, tránh kỳ cọ quá mạnh, sau đó thấm bớt nước và để khô một lúc rồi mới mặc tã mới.

Viem-da-do-di-ung-ta-lot-lam-tre-bi-ngua-nong-rat-tai-cac-vung-da-quan-ta.webp

Viêm da do dị ứng tã lót làm trẻ bị ngứa, nóng rát tại các vùng da quấn tã

>>> XEM THÊM: Bệnh vảy phấn trắng ở trẻ em là gì? Làm sao để điều trị hiệu quả?

Phát ban

Phát ban là một bệnh da liễu lây nhiễm nhẹ và thường gặp trẻ em từ 6 – 24 tháng tuổi, ít xuất hiện ở trẻ sau 4 tuổi. Phát ban còn là triệu chứng của một số bệnh về hô hấp, sốt cao,... Sốt sẽ đột nhiên kết thúc và theo sau là những vết đỏ nhỏ hồng, có thể hơi phồng lên một chút. Phụ huynh có thể dùng paracetamol để trị sốt và nhớ không dùng aspirin cho trẻ dưới 16 tuổi.

Chàm

Chàm là một bệnh da liễu lành tính nhưng biểu hiện của chúng khá dai dẳng, làm trẻ khó chịu, ngứa ngáy nhiều. Triệu chứng điển hình là khô da, ngứa và nhiều vết đỏ. Khi đã lớn hơn, một số trẻ có biểu hiện nhẹ đi nhưng cũng có trẻ bị nặng hơn. Ở các trường hợp nặng, những nốt đỏ có thể bị nhiễm trùng. Nguyên nhân gây ra bệnh chàm rất khó xác định nhưng không vệ sinh sạch sẽ được coi là yếu tố nguy cơ làm bệnh nặng thêm. 

Tay chân miệng

Đây là bệnh thường xuất hiện vào mùa hè và mùa thu, bắt đầu với biểu hiện sốt. Sau đó, bé sẽ thấy đau miệng, xuất hiện những vết đỏ (nhưng không ngứa), phồng da ở bàn tay, bàn chân, có khi ở mông hoặc ở chân.

Bệnh thường lây qua đường hô hấp hoặc tiếp xúc với đồ vật của người bệnh. Do đó, nên rửa tay thường xuyên khi tiếp xúc với bệnh này. Cách điều trị tại nhà là sử dụng ibuprofen hoặc paracetamol, không dùng aspirin với trẻ dưới 16 tuổi và nên uống nhiều nước, ăn thức ăn lỏng, bổ sung đủ chất và vitamin cho cơ thể.

Benh-da-lieu-o-tre-nho-pho-bien-voi-cac-mun-nuoc-moc-tai-vung-tay-chan-mieng.webp

Bệnh da liễu ở trẻ nhỏ phổ biến với các mụn nước mọc tại vùng tay, chân, miệng 

Thủy đậu

Thủy đậu là bệnh da liễu thường bùng phát theo mùa. Bệnh rất dễ lây nhiễm với biểu hiện là những vết đỏ ngứa, mụn nước trên khắp cơ thể. Thủy đậu thường kèm theo một số triệu chứng như sốt, biếng ăn, mệt mỏi,... Đặc biệt, nếu đã bị  thủy đậu một lần thì thường sẽ không bị nữa. Hầu hết trẻ chỉ cần điều trị ở nhà như nghỉ ngơi, uống thuốc để giảm ngứa, sốt hoặc những triệu chứng khác. Nên cho trẻ uống nhiều nước, hạn chế gãi làm vỡ mụn nước dẫn đến lây lan và lâu lành bệnh hơn. 

Thuy-dau-Benh-da-lieu-o-tre-nho-gay-ra-cac-mun-nuoc-tren-khap-co-the.webp

Thủy đậu - Bệnh da liễu ở trẻ nhỏ gây ra các mụn nước trên khắp cơ thể

Mụn nhọt

Mụn nhọt có thể xảy ra do thời tiết nóng ẩm hoặc ảnh hưởng bởi lối sống và sinh hoạt. Vi khuẩn xâm nhập làm viêm nang lông và các vùng xung quanh dẫn đến xuất hiện các mụn đỏ, sưng, cứng và đau. Mụn có thể nhanh chóng bong ra và khô trở lại. Sau khi bỏng lớp vảy, mụn nhọt có thể để lại sẹo hoặc vết thâm mờ.

Mụn cóc

Đây là một bệnh da liễu phổ biến ở trẻ em do virus gây ra. Mụn cóc phát triển khi virus xâm nhập vào da thông qua các vết trầy xước bên ngoài, tạo thành các mụn nhỏ lành tính với bề mặt thô ráp. Nguyên nhân chủ yếu là do trẻ có thói quen đi chân trần trên bề mặt ẩm ướt, chẳng hạn như phòng tắm. Môi trường sống không sạch sẽ hoặc dùng chung thiết bị cá nhân với những người bị nhiễm bệnh cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh.

Mun-coc-la-benh-da-lieu-o-tre-nho-gay-ra-boi-virus.webp

Mụn cóc là bệnh da liễu ở trẻ nhỏ gây ra bởi virus

Tinh hồng nhiệt

Tinh hồng nhiệt là bệnh do vi khuẩn gây ra với đặc điểm là các chấm hồng bao phủ toàn bộ cơ thể. Bệnh thường xảy ra ở trẻ em từ 4-8 tuổi. Các dấu hiệu bệnh bắt đầu bằng sốt đột ngột, kèm theo đau họng, sưng hạch ở cổ, chán ăn, lưỡi sưng đỏ, đau bụng, mệt mỏi. Ban tinh hồng nhiệt xuất hiện từ 12-48 giờ sau khi sốt, đầu tiên ở dưới tai, cổ, ngực, nách, bẹn, sau đó lan ra các vùng còn lại của cơ thể 24 giờ sau. Khi tổn thương lan rộng, da có cảm giác như giấy nhám. Ở các nếp gấp của cơ thể, đặc biệt là nách và khuỷu tay, các mạch máu có thể bị vỡ, tạo ra một đường màu đỏ gọi là đường Pastia, kéo dài 1-2 ngày.

Viêm da tiếp xúc 

Đó là phản ứng dị ứng do tiếp xúc với thực phẩm, xà phòng hay một số tác nhân khác. Những vết đỏ sẽ nổi lên trong vòng 48 tiếng sau khi tiếp xúc rồi lặn dần. Nếu nhẹ sẽ gây đỏ da kèm những vết sưng đỏ nhỏ; nặng có thể gây phồng da, bỏng rộp lớn trên da. Bệnh thường có thể tự biến mất khi không còn tiếp xúc với tác nhân gây bệnh. Vì vậy, bạn nên giữ con tránh xa loại tác nhân gây viêm da.

Xa-phong-hoa-chat-tay-rua-la-cac-tac-nhan-gay-ra-viem-da-tiep-xuc-o-tre-nho.webp

Xà phòng, hóa chất tẩy rửa,... là các tác nhân gây ra viêm da tiếp xúc ở trẻ nhỏ

Một số lưu ý khi chăm sóc bệnh da liễu ở trẻ nhỏ

Hầu hết các bệnh da liễu kể trên đều lành tính, không gây ra nhiều nguy hiểm cho trẻ nhỏ. Tuy nhiên, do trẻ em là đối tượng có làn da nhạy cảm nên cha mẹ cũng cần phòng ngừa và điều trị bằng những biện pháp an toàn, tránh làm bệnh lây lan thêm. 

Vệ sinh thân thể, tắm rửa hàng ngày cho trẻ, đặc biệt là vào mùa hè để loại bỏ vi khuẩn có trong mồ hôi. Không nên tắm nước quá nóng vì có thể khiến da bị khô và ngứa. Sử dụng kem dưỡng ẩm hoặc sữa tắm có thành phần an toàn cho da của trẻ. Thực hiện chế độ ăn uống hợp lý, ăn nhiều rau củ quả để cung cấp vitamin tăng cường miễn dịch cho cơ thể. Ngoài ra, hạn chế cho trẻ em các loại thực phẩm như tôm cua hoặc thực phẩm dễ gây dị ứng….Tránh để trẻ tiếp xúc với các loại hóa chất tẩy rửa độc hại. 

Trường hợp trẻ đã mắc bệnh, cha mẹ nên lựa chọn các loại kem bôi hỗ trợ điều trị có thành phần từ thảo dược tự nhiên. Bởi những thành phần này hoàn toàn an toàn, lành tính cho da, tránh xảy ra kích ứng với làn da nhạy cảm của bé. Một số thành phần có tác dụng hỗ trợ chữa lành các vết thương, tái tạo da và dưỡng ẩm như chitosan (chiết xuất từ vỏ tôm, cua,...), ba chạc, lá sòi, dầu dừa,...

Những thành phần kể trên đều đã được nghiên cứu và chứng minh có hiệu quả điều trị các bệnh về da liễu. Nghiên của các nhà khoa học tại Khoa Sinh học Y tế tại Đại học Bắc Cực của Na Uy đã cho kết quả chứng minh chitosan có khả năng kiểm soát và ngăn ngừa nhiễm trùng, từ đó đẩy nhanh quá trình hồi phục các tổn thương trên da. Dầu dừa đã rất quen thuộc với tác dụng dưỡng ẩm và làm mềm da. Sự kết hợp của các thành phần trên trong một sản phẩm sẽ giúp hỗ trợ cải thiện các bệnh da liễu ở trẻ nhỏ nhanh, hiệu quả và an toàn nhất. 

Dau-dua-giup-duong-am-ngan-ngua-cac-benh-da-lieu-o-tre-nho.webp

Dầu dừa giúp dưỡng ẩm, ngăn ngừa các bệnh da liễu ở trẻ nhỏ

Bài viết trên là tổng hợp 12 bệnh da liễu ở trẻ nhỏ thường gặp nhất. Mong rằng những thông tin chúng tôi cung cấp sẽ giúp các bậc phụ huynh có thêm hiểu biết về bệnh và lựa chọn cho trẻ những biện pháp điều trị phù hợp nhất. Nếu cha mẹ còn có thắc mắc gì khác, hãy để lại thông tin dưới phần bình luận, chúng tôi sẽ liên hệ giải đáp nhanh nhất. 

Tài liệu tham khảo:

https://www.healthline.com/health/skin-disorders#pictures

https://www.webmd.com/children/ss/slideshow-common-childhood-skin-problems

https://my.clevelandclinic.org/health/articles/6951-skin-problems-in-children#:~:text=Several%20common%20pediatric%20skin%20conditions,dermatitis%2C%20warts%2C%20and%20acne.