Mỗi năm có khoảng 20.000 trẻ em dưới 10 tuổi mắc bệnh vảy nến. Đôi khi vảy nến bị chẩn đoán sai bởi các triệu chứng vảy nến ở trẻ em dễ nhầm lẫn với những bệnh ngoài da khác. Bài viết sau đây sẽ cung cấp thêm thông tin về cách nhận biết và điều trị bệnh vảy nến ở trẻ em hiệu quả.

Bệnh vảy nến ở trẻ em là gì? 

Vảy nến là một tính trạng viêm da có thể gặp ở mọi lứa tuổi. Những dấu hiệu đặc trưng nhất của bệnh là các mảng da màu đỏ, xuất hiện vảy trắng bong tróc thành từng lớp. Bệnh không quá phổ biến ở trẻ nhỏ, nhưng vẫn có xảy ra. Do đó, chỉ có bố mẹ hoặc những người gần gũi với trẻ nhất mới có thể phát hiện được bệnh.

Nếu bố hoặc mẹ bị vảy nến thì khoảng 10% là con họ cũng sẽ bị vảy nến. Nếu cả hai bố mẹ đều bị bệnh này, con số này lên tới 50%. Các nhà khoa học tin rằng, ít nhất 10% của dân số mang trong người một hoặc nhiều gen có thể gây ra vảy nến. Tuy nhiên, chỉ 2-3% dân số là có biểu hiện bệnh ra bên ngoài.

Benh-vay-nen-o-tre-em-gay-ra-nhung-mang-do-san-sui-bong-troc-tren-da.webp

Bệnh vảy nến ở trẻ em gây ra những mảng đỏ, sần sùi, bong tróc trên da

>>> XEM THÊM: Viêm da cơ địa và những điều bạn chưa biết

Nhận biết các thể bệnh vảy nến ở trẻ em

Bệnh vảy nến ở trẻ em không chỉ có triệu chứng là da đỏ, xuất hiện vảy trắng và ngứa ngáy mà nó còn có nhiều loại khác nhau. Dưới đây là một số thể bệnh vảy nến ở trẻ em điển hình:

Vảy nến tã lót 

Đây là một dạng vảy nến ở trẻ em khá điển hình, đặc biệt là trẻ sơ sinh. Bệnh gây ra các tổn thương xung quanh vùng quấn tã. Vị trí này có thể gây trở ngại cho việc chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh vì trẻ sơ sinh thường gặp phải một số tình trạng viêm da khác như hăm tã, phát ban, mẩn ngứa,...

Vảy nến thể mảng (vảy nến mảng bám)

Đây là hình thức phổ biến nhất của bệnh vảy nến và ảnh hưởng đến 80% người bị bệnh này. Tên gọi cũng đã thể hiện một phần triệu chứng bệnh. Tình trạng vảy nến xảy ra làm tích tụ của các mảng bám màu đỏ, sưng viêm và có vảy trắng trên da. Bệnh vảy nến loại này thường xuất hiện ở đầu gối, khuỷu tay, mặt, tai và lưng.

Vảy nến thể giọt

Vảy nến thể giọt tạo ra những đốm đỏ nhỏ trên cả thân hoặc tay, chân. Vảy nến thể giọt có thể ảnh hưởng đến các bộ phận khác như tai, mặt và da đầu. Bệnh thường phổ biến hơn ở những người dưới 30 tuổi.

Vảy nến đảo ngược

Đây là loại bệnh thường xuất hiện dưới các nếp gấp của da như nách, háng hoặc dưới vú. Tổn thương vảy nến đảo ngược có màu đỏ tươi, mịn và không có vảy. Tình trạng bệnh thường bị trầm trọng hơn nếu bị ma sát hoặc mồ hôi.

Vảy nến đỏ da toàn thân

Các chuyên gia coi đây là một trong những loại vảy nến nguy hiểm nhất. Da toàn thân có thể đỏ rộp như tôm luộc. Người mắc bệnh có thể mệt mỏi, ớn lạnh, sốt,…nên cần được cấp cứu càng sớm càng tốt.

Vảy nến thể mủ

Loại vảy nến này đặc trưng bởi sự hình thành mụn nước hoặc mụn mủ trắng và gây đỏ da xung quanh. Da thường đỏ trước khi các mụn nước hình thành, sau đó gây ngứa và đau.

Vảy nến thể móng

Móng tay, chân có thể bị ảnh hưởng bởi bệnh vảy nến. Dấu hiệu đặc trưng của vảy nến thể móng là đổi màu móng thành trắng đục hoặc vàng, bề mặt móng sần sùi, biến dạng.

Vảy nến thể khớp (viêm khớp vảy nến)

Những người bị viêm khớp vảy nến thường ở độ tuổi từ 30 đến 50, trẻ em rất hiếm khi gặp phải. Bệnh thường gây ra các triệu chứng như: Viêm, đau xung quanh khớp, cứng khớp, mệt mỏi,…

Vay-nen-ta-lot-la-the-benh-hay-gap-nhat-o-tre-so-sinh.webp

Vảy nến tã lót là thể bệnh hay gặp nhất ở trẻ sơ sinh

>>> XEM THÊM: Tất tần tật thông tin về bệnh vảy nến toàn thân

Nguyên nhân gây bệnh vảy nến ở trẻ em

Thông thường, các tế bào da chết đi sẽ bong ra và hình thành tế bào da mới để thay thế chúng. Tuy nhiên, ở những người mắc bệnh vảy nến, quá trình bong da này diễn ra nhanh hơn bình thường 10 lần, khiến các tế bào cũ và mới không kịp thay thế nhau và tích tụ tạo thành các mảng da dày, màu đỏ và bong tróc vảy trắng. Tình trạng này có thể kéo dài suốt đời hoặc chỉ xuất hiện theo từng đợt. Nguyên nhân thực sự gây ra vảy nến hiện nay vẫn chưa được biết rõ. Nhiều chuyên gia cho rằng, vảy nến xảy ra là do sự kết hợp của nhiều yếu tố, bao gồm di truyền, khả năng miễn dịch và các yếu tố môi trường khác. Ngoài ra, tiền sử gia đình cũng là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển bệnh vảy nến ở trẻ sơ sinh.

Benh-vay-nen-o-tre-em-xay-ra-do-su-roi-loan-mien-dich.webp

Bệnh vảy nến ở trẻ em xảy ra do sự rối loạn miễn dịch

Điều trị bệnh vảy nến ở trẻ em như thế nào?

Bệnh vảy nến ở trẻ em là do phản ứng của hệ thống miễn dịch, không phải do vi khuẩn hay virus gây ra nên không lây nhiễm. Mục tiêu điều trị vảy nến ở trẻ em đầu tiên là hạn chế các triệu chứng, sau đó là phòng ngừa tái phát và tiến triển nặng hơn.

Vì bệnh vảy nến không phổ biến ở trẻ sơ sinh và cũng có những triệu chứng giống với các loại viêm da khác nên cha mẹ nên cho trẻ đi khám để chẩn đoán bệnh chính xác và có phương án điều trị thích hợp. Tùy thuộc vào mỗi thể bệnh, vị trí xuất hiện và mức độ nghiêm trọng mà trẻ có thể được chỉ định các phương pháp sau:

  • Nếu bệnh nhẹ, bác sĩ có thể chỉ định các loại thuốc bôi ngoài da có tác dụng tại chỗ. 
  • Nếu bệnh vảy nến của trẻ nặng hơn, bác sĩ có thể chỉ định liệu pháp ánh sáng hoặc thuốc uống. Liệu pháp ánh sáng có chi phí khá cao và chỉ áp dụng được với tình trạng bệnh nhẹ và trung bình. Còn thuốc uống thường đem lại hiệu quả nhanh nhưng cũng dễ gây tái phát và có thể gặp phải tác dụng phụ.
  • Nếu trẻ có biểu hiện gãi, ngứa ngáy, khó chịu, bác sĩ sẽ kê một số loại thuốc giảm ngứa như thuốc kháng histamin. 
  • Nếu tình trạng vảy nến trở nên nghiêm trọng hơn, vùng da tổn thương bị hở và có dấu hiệu nhiễm trùng, bác sĩ có thể kê thuốc kháng sinh để chống nhiễm khuẩn.

Ket-hop-thuoc-boi-va-thuoc-uong-de-tang-cuong-hieu-qua-dieu-tri-benh-vay-nen-o-tre-em.webp

Kết hợp thuốc bôi và thuốc uống để tăng cường hiệu quả điều trị bệnh vảy nến ở trẻ em

Cách phòng ngừa bệnh vảy nến ở trẻ em hiệu quả

Bệnh vảy nến ở trẻ em không phổ biến nhưng không phải quá hiếm gặp. Trẻ gặp phải tình trạng vảy nến nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời thì nguy cơ tiến triển nặng gây nhiễm trùng huyết, vảy nến toàn thân,... là rất cao. Do đó, các bậc phụ huynh nên có những biện pháp phòng ngừa bệnh vảy nến ở trẻ em ngay từ sớm.

  • Giữ gìn vệ sinh cho trẻ bằng cách tắm giặt hàng ngày, sử dụng các loại sữa tắm dịu nhẹ cho làn da của trẻ.
  • Bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng, khoáng chất và vitamin cần thiết trong các bữa ăn hàng ngày của trẻ. Cho trẻ ăn nhiều trái cây tươi, rau của quả, uống nhiều nước để giúp làn da luôn được ẩm mượt. 
  • Nên đưa trẻ đi thăm khám định kỳ vì có thể cha mẹ chưa phát hiện được các vấn đề mà trẻ đang gặp phải.
  • Sử dụng kem dưỡng ẩm thường xuyên, ngay sau tắm để làn da của trẻ không bị khô ráp. 
  • Lựa chọn trang phục thoải mái, thấm hút mồ hôi tốt cho trẻ. Tránh mặc quá nhiều đồ làm trẻ đổ mồ hôi, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập.
  • Cắt ngắn móng tay cho trẻ để hạn chế tình trạng gãi làm tổn thương da.
  • Trong trường hợp tình trạng bệnh của trẻ diễn biến phức tạp hơn, cần đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế để thăm khám và có phương án điều trị phù hợp. Không nên tự ý mua thuốc về sử dụng cho trẻ vì có thể để lại nhiều tác dụng phụ nguy hiểm.

Mot-so-thanh-phan-tu-nhien-giup-cai-thien-tinh-trang-vay-nen-o-tre-em-hieu-qua.webp

Một số thành phần tự nhiên giúp cải thiện tình trạng vảy nến ở trẻ em hiệu quả

Bài viết trên là tổng hợp một số thông tin về bệnh vảy nến ở trẻ em. Nếu bạn đọc có thắc mắc gì thêm, hãy bình luận ở bên dưới để các chuyên gia của chúng tôi giải đáp giúp bạn.
Tài liệu tham khảo:

https://www.healthline.com/health/psoriasis/psoriasis-in-children

https://www.uptodate.com/contents/psoriasis-in-children-management-of-chronic-plaque-psoriasis

https://www.webmd.com/skin-problems-and-treatments/psoriasis/pediatric-psoriasis-facts#:~:text=Children%20can%20have%20mild%2C%20moderate,Psoriasis%20isn't%20contagious