Nếu bạn đã nhận thấy da bị sưng tấy, bong tróc, tự hỏi đây là bệnh gì và nên chữa như thế nào? Chúng tôi có tin tốt và tin xấu. Tin xấu là có vẻ như bạn bị bệnh vẩy nến. Tin tốt là bạn hầu như sẽ không bị biến thành bò sát. Đùa chút thôi, tin tốt là có nhiều phương pháp để điều trị bệnh này hơn là bạn nghĩ. Vậy thì bạn cần biết những gì về căn bệnh này? Hãy tham khảo ngay bài viết sau đây!

Bệnh vẩy nến là gì?

Bác sĩ Joshua Zeichner (Mỹ) giải thích điều này bằng những thuật ngữ đơn giản nhất: “Bệnh vẩy nến là tình trạng trong đó hệ miễn dịch bị rối loạn, và biểu hiện thành những “nổi giận” trên da, dẫn đến mảng vẩy bong tróc màu đỏ hoặc trắng”. Thông thường, bạn sẽ thấy vẩy nến trên khuỷu tay, đầu gối nhưng căn bệnh này có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào, bao gồm da đầu, lưng, móng và thậm chí cả ở bộ phận sinh dục.

Cụ thể hơn, tiến sĩ Tsippora Shainhouse, FAAD, một bác sĩ da liễu được chứng nhận của hội đồng quản trị ở Beverly Hills (Mỹ) và là giảng viên Đại học phân tích: “Đây là tình trạng do di truyền, tự miễn dịch và viêm, trong đó các tế bào da của bạn phân chia quá nhanh và những lớp tế bào cũ bong ra, chưa kịp tróc đi thì lớp tế bào mới đã lại tiếp tục được sinh ra. Đó là lý do tại sao cơ thể chúng ta lại tạo ra các mảng vẩy bị viêm, tấy. Theo Tiến sĩ Shainhouse, người mắc vẩy nến cũng thường phải chịu 1 số bệnh khác, có liên quan như viêm khớp vẩy nến, hội chứng chuyển hóa, tăng triglyceride, tăng nguy cơ bệnh tim và béo phì.

Bệnh vẩy nến trông như thế nào?

Bạn có thể nói rằng, đó là bệnh vẩy nến bởi vì các triệu chứng chính của bệnh là những mảng vẩy như đã nói trên, vẩy hồng, trắng, thậm chí màu bạc. Đôi khi, các mảng vẩy này sẽ rất ngứa, nứt, thậm chí có thể chảy máu. Theo Tiến sĩ Shainhouse, bên cạnh dạng phổ biến, cũng có những dạng phụ khác của vẩy nến: “Bệnh vẩy nến đảo ngược xuất hiện ở vùng dưới nách và háng; Bệnh vẩy nến vòm miệng gây ra ngứa hoặc đau ngực; Vẩy nến thể mụn mủ hay xuất hiện trên lòng bàn tay, lòng bàn chân; Và bệnh vẩy nến thể giọt được đặt theo tên của "giọt mưa", bởi vì bạn sẽ bị bùng phát các đốm nhỏ màu hồng, vẩy khắp cơ thể, thường là sau khi bạn bị viêm họng”. Một bác sĩ da liễu sẽ phải kiểm tra da của bạn để đưa ra những chẩn đoán cụ thể.

Vậy bạn cần phải làm gì với nó?

Một khi đã được chẩn đoán chính xác, bạn có thể thảo luận kế hoạch điều trị với bác sĩ da liễu. May mắn thay, giờ đây có khá nhiều lựa chọn khác nhau dành cho những người bị bệnh vẩy nến. Theo bác sĩ Zeichner, việc điều trị sẽ tùy thuộc vào trường hợp bệnh vẩy nến của bạn nhẹ hay nặng, cũng như từng thể vẩy nến. Tiến sĩ Zeichner nói: “Các trường hợp dị ứng nhẹ có thể được điều trị bằng thuốc chống viêm có chứa chất cortisone và vitamin D”. Tiến sĩ Zeichner gợi ý sử dụng các loại dầu gội thông thường, ít kích ứng da, để giảm bớt gàu và ngứa. Những trường hợp nghiêm trọng hơn có thể cần đến các thuốc có hệ thống như thuốc dạng viên hoặc tiêm để làm cho chứng viêm dịu bớt hơn.

Bạn cũng có thể thử một sản phẩm tẩy tế bào chết mà không cần kê đơn, nhưng bác sĩ Shainhouse khuyên bạn nên nghe theo lời khuyên từ chuyên gia da liễu trước. “Chất làm ẩm da có thể giúp loại bỏ một số quy mô vẩy dày, nhưng điều này đòi hỏi sự quản lý của bác sĩ da liễu", cô nói.