Các nhà khoa học tại Viện Công nghệ Liên bang Zurich (Thụy Sỹ) đã thành công trong việc tìm ra phương pháp mới để điều trị bệnh vẩy nến. Họ đã phát triển các tế bào cấy ghép, để cấy cho các tế bào bị mất chức năng trao đổi chất nhất định trong cơ thể. Nghiên cứu này đã được công bố trên tạp chí Science Translational Medicine.

Giáo sư Martin Fussenegger cho biết: Trong bệnh vẩy nến, các tế bào khác nhau của hệ thống miễn dịch đều liên quan đến việc gây bệnh, chúng có trách nhiệm đảm bảo rằng có một phản ứng viêm bằng cách tăng sản xuất các cytokine như TNF và IL-22. Ở giai đoạn sau, chúng tôi sản xuất một chất “xúc tác hóa học” có thể giúp làm dịu bớt tình trạng viêm một lần nữa, như IL-4 và IL-10.

Bệnh vẩy nến: tế bào cấy ghép sản xuất “xúc tác hóa học”

Các nhà khoa học đã cho 200 tế bào của một dòng tế bào ở con người với mạch gen này vào trong một viên nang xốp nhỏ. Mỗi viên nang nhỏ các nhà khoa học tiêm vào ổ bụng của những con chuột (có triệu chứng vẩy nến).

Với một loại thuốc, các nhà khoa học đã giải quyết được vấn đề viêm da do vẩy nến. Họ so sánh 2 nhóm động vật mà họ tiêm viên nang tế bào cấy ghép, với những cá thể không có viên nang. Và kết quả họ thu được là: những động vật được tiêm viên nang tế bào cấy ghép thì cơ thể chúng sinh ra phản ứng chống lại tình trạng viêm ban đầu do vẩy nến gây ra.

Chúng ta có quyền hy vọng rằng, nếu được thử nghiệm thêm, trong một ngày không xa những bệnh nhân vẩy nến sẽ được lợi từ nghiên cứu này.