Bệnh vẩy nến là một bệnh tự miễn, mạn tính, ảnh hưởng ngoài da, ở 1 số trường hợp ảnh hưởng tới cả các khớp. Các nhà nghiên cứu tin rằng, sự kết hợp của các yếu tố di truyền và môi trường, làm suy giảm hệ thống miễn dịch, từ đó gửi tín hiệu sai lệch dẫn đến việc sản sinh quá nhiều tế bào da mới, gây ra tình trạng bong tróc. Vậy, ai sẽ là người có nguy cơ mắc bệnh vẩy nến?
Tại sao bạn lại có nguy cơ mắc bệnh vẩy nến?
Khoảng 1/3 số người mắc bệnh này có tiền sử gia đình mắc bệnh. Nếu bạn là người có quan hệ họ hàng với một người mắc vẩy nến - nghĩa là nếu anh, chị, hoặc cha mẹ của bạn bị bệnh vẩy nến – thì bạn sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao. Một điều đáng nói hơn đó là, chúng ta chưa có cách nào để dự đoán được ai sẽ bị bệnh vẩy nến và ai không.
Bệnh này được chẩn đoán thường xuyên nhất ở độ tuổi trưởng thành từ 20 - 35 tuổi. Các yếu tố kích thích như nhiễm trùng hoặc căng thẳng có thể gây ra bệnh ở những người có tiền chất di truyền.
Tiến sĩ Kelly M. Cordoro, thuộc Đại học California, San Francisco, Mỹ từng có một bệnh nhân nam 22 tuổi có mẹ bị bệnh vẩy nến. Trong vòng 2 tuần sau khi bị viêm dây chằng, bệnh nhân này đã mắc vẩy nến trên chân của anh ta.
Giảm khả năng và mức độ nghiêm trọng của bệnh vẩy nến
Nếu bạn có nguy cơ mắc bệnh vẩy nến hơn về di truyền học (hay nói theo cách khác là gia đình bạn đã có người bị vẩy nến), thì hãy giảm thiểu các yếu tố khiến bệnh có “lý do” để bùng phát như rượu, căng thẳng, và chấn thương da. Chú ý tránh các yếu tố này sẽ giúp làm giảm khả năng mắc bệnh của bạn.
Thuốc - bao gồm thuốc chống sốt rét, lithium và một số thuốc cho bệnh tim - có thể làm vẩy nến trầm trọng hơn, do đó hãy chắc chắn nói với bác sĩ rằng, bạn mắc vẩy nến trước khi họ kê đơn cho bạn. (Danh sách các loại thuốc có thể gây ra bệnh vẩy nến bạn có thể tham khảo ở National Psoriasis Foundation).
Tôi bị vẩy nến, con tôi cũng bị vẩy nến, có phải bệnh này di truyền không ạ?