Á sừng khiến da khô, nứt nẻ, làm người bệnh đau đớn và cuộc sống bị đảo lộn. Bệnh thường xuyên tái phát, khiến người bệnh khó chịu, mất tự tin. Bạn hãy chú ý những điều sau đây để bệnh không tái phát trở lại nhé.
Bệnh á sừng là gì?
Á sừng còn được gọi là viêm da cơ địa với các triệu chứng điển hình: Da khô ráp, bong tróc, nứt nẻ, thậm chí nứt toét ra, rướm máu, gây đau đớn. Bệnh thường xuất hiện chủ yếu ở gót chân, các đầu ngón tay, ngón chân.
Nguyên nhân gây bệnh á sừng
Hiện nay, nguyên nhân gây bệnh á sừng chưa được xác định rõ. Nhưng dựa vào nhiều nghiên cứu, các yếu tố gây bệnh á sừng có thể kể đến, đó là:
- Di truyền: Đây là yếu tố quan trọng gây nên các bệnh về da, đặc biệt là á sừng. Nếu trong gia đình có người bị bệnh á sừng thì các thế hệ sau sinh ra có nguy cơ bị á sừng rất cao.
- Do cơ thể thiếu hụt chất dinh dưỡng như các loại vitamin A, C, E, D... Điều này sẽ ảnh hưởng đến chất lượng của lớp sừng dưới da và gây bệnh.
- Sự thay đổi nội thiết trong cơ thể như: Dậy thì, mang thai, mãn kinh...
Một số chú ý giúp ngăn chặn bệnh á sừng tái phát
Để cải thiện tình trạng á sừng và ngăn ngừa bệnh tái phát cũng như trầm trọng thêm, người bệnh chú ý các điều sau:
- Không gãi, bóc vẩy da, kỳ cọ, chà xát vùng da bị á sừng bởi có thể làm tổn thương và trầm trọng thêm bệnh.
- Không nên ngâm tay, chân với nước muối vì muối làm khô da, khiến vết nứt sẽ toác rộng ra, gây chảy máu.
- Nên đeo găng tay khi tiếp xúc với hóa chất như: Xà phòng, chất tẩy rửa, xăn dầu, một số gia vị như muối, ớt...
- Chú ý vệ sinh vùng da bị á sừng bằng cách rửa nước sạch và lau khô bằng khăn mềm để tránh nhiễm khuẩn.
- Chú ý dưỡng ẩm da thường xuyên bằng các loại chất giữ ẩm như: Kem dưỡng da, dầu dừa, dầu oliu, đi tất, đeo găng tay...
- Tăng cường ăn rau quả tươi, rau xanh, bổ sung các thực phẩm chứa nhiều vitamin A, C, E, D trong thực đơn hàng ngày.
- Uống nước thường xuyên để tránh tình trạng thiếu nước trong cơ thể, gây khô da, nứt nẻ.
Cách điều trị á sừng hiện nay như thế nào?
Hiện nay, cách trị bệnh á sừng theo tây y bao gồm: Thuốc bôi giúp bạt sừng; Thuốc kháng sinh tác động ngay tại vùng da bị bệnh nếu bị nhiễm khuẩn. Ngoài ra, bệnh nhân có thể sử dụng các loại thuốc chống nấm. Trường hợp bệnh nhân bị bệnh nặng, sẽ phải dùng corticoid, thuốc kháng histamin. Các loại thuốc này có thể có tác dụng phụ nghiêm trọng cho cơ thể nên người bệnh cần tuân thủ chặt chẽ sự hướng dẫn của bác sĩ.
Ngoài ra, người bệnh có thể áp dụng phương pháp đông y như các bài thuốc dân gian: tắm lá trầu không, lá trà xanh, sử dụng mật ong, quả chanh để giúp giảm đau rát, ngứa ngáy, làm sạch vẩy sừng:
- Bạn lấy khoảng 7 – 10 lá trà xanh, rửa sạch rồi vò nát. Sau đó, đun lá này với nước và để nguội. Ngâm vùng da bị á sừng vào nước lá trầu không khoảng 25 – 30 phút mỗi ngày.
- Lấy khoảng một nắm lá trà xanh, rửa sạch rồi đun sôi với nước vừa đủ trong khoảng 15 phút. Sau đó, cho thêm một chút muối vào nước lá trà xanh. Ngâm và rửa vùng da bị á sừng trong nước này khoảng 1 tiếng.
- Cắt quả chanh thành lát và chà xát vào những vùng da bị á sừng, tránh những chỗ có da bị nứt sâu vì có thể gây đau rát.
- Dùng mật ong thoa vào vùng da bị á sừng để giúp làm mềm và dưỡng ẩm da.