Á sừng là bệnh lý da liễu phổ biến khiến người bệnh cảm thấy khô ráp và khó chịu. Tuy nhiên, cách chữa bệnh á sừng như thế nào cho hiệu quả thì không phải ai cũng biết. Nếu bạn cũng đang bị á sừng mà chưa biết cách điều trị đúng cách thì hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây.

Chữa bệnh á sừng bằng dầu dừa

Dầu dừa rất tốt cho làn da, giúp cải thiện bệnh á sừng hiệu quả. Dầu dừa cung cấp các dưỡng chất giúp loại bỏ tế bào chết, kích thích các tế bào da mới hình thành, dưỡng da mềm mại, mịn màng. Bạn có thể sử dụng dầu dừa để chữa á sừng như sau:

  • Rửa sạch vùng da bị bệnh và lau khô.
  • Thoa dầu dừa lên da và massage nhẹ nhàng.
  • Rửa lại với nước sạch sau khoảng 30 phút.
  • Bạn nên áp dụng cách này hàng ngày và tốt nhất là trước khi đi ngủ.

Dau-dua-giup-lam-mem-cac-lop-da-bi-a-sung.webp

Dầu dừa giúp làm mềm các lớp da bị á sừng

Sử dụng lá đinh lăng trị á sừng

Theo nghiên cứu, các hoạt chất trong lá đinh lăng có tác dụng làm giảm khô da, ngăn ngừa vi khuẩn và virus tấn công. Để chữa bệnh á sừng, bạn có thể kết hợp lá đinh lăng và lá huyết dụ. Các bước làm như sau:

  • Chuẩn bị 1 nắm lá đinh lăng và 1 nắm lá huyết dụ.
  • Rửa bằng nước sạch và ngâm trong nước muối loãng khoảng 15 phút.
  • Cho 2 loại lá này cùng 500ml nước vào ấm đun cho đến khi nước trong ấm còn khoảng 200ml. 
  • Để nguội và sử dụng như nước uống hằng ngày.

Chữa á sừng bằng lá trầu không

Lá trầu không có đặc tính sát khuẩn, chống viêm, giảm sưng rất tốt. Vì thế, thảo dược này được sử dụng để cải thiện triệu chứng của các bệnh ngoài da như vẩy nến, á sừng, viêm da,... hiệu quả. Cách thực hiện như sau:

  • Chuẩn bị 10 lá trầu không, 1 nắm bèo hoa dâu, muối.
  • Bạn rửa sạch lá trầu không, bèo hoa dâu rồi thêm 2 lít nước vào nồi.
  • Đun sôi khoảng 15–20 phút. Sau đó tắt bếp, để nguội và cho 1 chút muối vào hỗn hợp nước vừa đun. 
  • Rót khoảng 100ml nước vào cốc để uống, phần còn lại để tắm. 
  • Trong khi tắm, bạn có thể dùng bã lá trầu không và bèo chà nhẹ vào vùng da bị á sừng. 
  • Lưu ý không sử dụng nước uống này cho phụ nữ có thai và đang cho con bú.

>>> XEM THÊM: Á sừng bàn tay - Triệu chứng, nguyên nhân và cách khắc phục từ thảo dược

Trị á sừng bằng lá trà xanh

Trà xanh có tính chống viêm và diệt khuẩn rất hiệu quả. Tinh dầu lá trà xanh có thể điều trị các bệnh về da như á sừng, vẩy nến, mề đay, viêm da cơ địa,... Cách thực hiện như sau:

  • Chuẩn bị 1 nắm lá trà xanh và rửa sạch với nước, ngâm trong nước muối loãng trong 15 phút.
  • Cho lá trà xanh vào nồi đun với khoảng 2 lít nước. Đun khoảng 15–20 phút thì tắt bếp để nguội.
  • Ngâm phần da bị á sừng vào nước lá trà xanh trong khoảng 10–15 phút.
  • Bạn nên sử dụng hàng ngày để giúp giảm ngứa ngáy và nứt nẻ.

La-tra-xanh-giup-giam-viem-trong-dieu-tri-benh-a-sung-rat-tot.webp

Lá trà xanh giúp giảm viêm trong điều trị bệnh á sừng rất tốt

Hỗ trợ điều trị bệnh á sừng bằng thảo dược

Các cách chữa bệnh á sừng bằng biện pháp dân gian nêu trên thường chỉ phù hợp với các trường hợp nhẹ và chưa được nghiên cứu trên lâm sàng. Việc sử dụng thuốc tây chữa bệnh á sừng lâu ngày lại có nhiều tác dụng không mong muốn. Bởi vậy, hiện nay, nhiều người lựa chọn sử dụng sản phẩm có chứa các thành phần từ thiên nhiên đã được chứng minh hiệu quả tốt trong việc cải thiện bệnh á sừng. Dưới đây là một số thành phần từ thiên nhiên mà bạn có thể tham khảo:

  • Chitosan: Là thành phần có nguồn gốc tự nhiên và có nhiều trong vỏ các loài giáp xác như tôm, cua, mai mực,... Bạn nên chọn sản phẩm chứa chitosan vì thành phần này đã được nghiên cứu tại trường Đại học Y Harvard cho thấy có tác dụng giúp hồi phục các tổn thương, tái tạo da và giúp thẩm thấu các thuốc qua da tốt hơn.
  • Ba chạc: Từ xa xưa, ba chạc đã được sử dụng trong điều trị các bệnh ghẻ, ngứa, mề đay do tác dụng chống viêm, kháng khuẩn, giảm ngứa, thanh nhiệt giải độc nên rất hiệu quả đối với bệnh á sừng.
  • Lá sòi: Có tác dụng sát trùng, giải độc, chống viêm, chống oxy hóa nên có lợi trong việc cải thiện các triệu chứng của bệnh á sừng.
  • Sáp ong trắng: Có tác dụng chống oxy hóa, giúp giữ độ đàn hồi cho da, bảo vệ da, chống viêm nên được sử dụng để cải thiện bệnh á sừng.

Bạn nên kết hợp các thành phần trên hoặc sử dụng các loại kem bôi có chứa chitosan, ba chạc, lá sòi, phá cố chỉ, dầu dừa, sáp ong trắng,... để có tác dụng tốt nhất trong cải thiện bệnh á sừng.

Ket-hop-la-soi-sap-ong-va-ba-chac-cai-thien-trieu-chung-benh-a-sung-hieu-qua.webp

Kết hợp lá sòi, sáp ong và ba chạc cải thiện triệu chứng bệnh á sừng hiệu quả

>>> XEM THÊM: Bị á sừng nên kiêng ăn gì? THAM KHẢO NGAY

Chăm sóc da đúng cách giúp đẩy lùi bệnh á sừng

Da là hàng rào bảo vệ cơ thể khỏi các vi khuẩn, virus và các chất độc từ môi trường. Vì vậy, bạn cần biết cách chăm sóc và bảo vệ da để phòng tránh và đẩy lùi các bệnh lý như á sừng, vảy nến, chàm, viêm da dị ứng,... Sau đây là một số biện pháp chăm sóc da dành cho bạn:

  • Không tiếp xúc với các hóa chất độc hại, xà phòng, nước rửa chén,... Nên sử dụng găng tay khi tiếp xúc với những hóa chất này.
  • Vệ sinh da sạch sẽ, cắt móng tay hằng ngày để hạn chế vi khuẩn, virus, bụi bẩn xâm nhập.
  • Sử dụng kem dưỡng ẩm hằng ngày để cung cấp ẩm cho da, tránh tình trạng khô ráp, nứt nẻ.
  • Không gãi quá mạnh để tránh gây tổn thương da, làm vết thương lâu khỏi.
  • Không để các gia vị cay nóng tiếp xúc trực tiếp lên da trong quá trình nấu nướng.

Duong-da-giup-lam-giam-tinh-trang-kho-rap-do-benh-a-sung.webp

Dưỡng da giúp làm giảm tình trạng khô ráp do bệnh á sừng

Chế độ ăn giúp kiểm soát bệnh á sừng

Bệnh á sừng có thể nặng hơn nếu bạn không biết cách ăn uống. Vì vậy, bạn cần có thêm những thông tin về chế độ dinh dưỡng để kiểm soát bệnh á sừng. Dưới đây là một số lưu ý dành cho bạn:

  • Bệnh á sừng nên ăn các loại rau củ và trái cây để bổ sung các vitamin cần thiết cho cơ thể giúp tăng sức đề kháng và cải thiện tình trạng da bị bệnh.
  • Bổ sung omega 3, omega 6 từ các loại cá béo như cá ngừ, cá thu, cá hồi,... để tăng cường tái tạo lại làn da bị tổn thương.
  • Bạn nên uống đủ nước mỗi ngày để cung cấp độ ẩm cho làn da, tránh tình trạng khô ráp, bong tróc.
  • Người mắc bệnh á sừng nên ăn các loại ngũ cốc nguyên cám như yến mạch, gạo lứt,... để thay thế cho cơm tối thiểu 2 lần/tuần.
  • Tránh sử dụng các chất kích thích và rượu, bia để hạn chế khởi phát bệnh á sừng cũng như không làm bệnh trở nên nặng hơn.
  • Không sử dụng đồ ngọt, đồ ăn nhanh vì có thể làm vết thương lâu lành, ảnh hưởng tới hệ miễn tạo cơ hội tốt cho vi khuẩn xâm nhập và phát triển.

Á sừng là bệnh da liễu có thể kiểm soát được nhờ các cách tự nhiên. Khi mắc bệnh, bạn có thể sử dụng các bài thuốc đông y để điều trị bệnh kết hợp với việc chăm sóc da đúng cách. 

Bài viết này đã cung cấp cho bạn những thông tin để chữa bệnh á sừng hiệu quả nhất. Bạn nên tuân thủ điều trị và sử dụng thêm các thảo dược từ thiên nhiên để đẩy lùi bệnh á sừng nhanh nhất. Hãy để lại bình luận hoặc số điện thoại để được tư vấn và giải đáp về bệnh á sừng.

Tài liệu tham khảo:

https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/actinic-keratosis/symptoms-causes/syc-20354969 

https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/seborrheic-keratosis/symptoms-causes/syc-20353878 

https://growyouthful.com/ailment/keratosis.php