Những mảng vẩy, vết đỏ da, bong tróc do vẩy nến thực sự khiến người bệnh mất tự tin, đặc biệt khi lúc nào bạn cũng chỉ muốn cào, gãi vùng da đó. Làm thế nào để có thể cải thiện tình trạng này? Bài viết sau sẽ cung cấp giúp bạn 7 món ăn để cải thiện tình trạng ngứa ngáy khó chịu này và 1 phương pháp điều trị an toàn bằng sản phẩm thảo dược.
Những điều bạn cần biết về bệnh vẩy nến
Bệnh vẩy nến đã được biết đến từ lâu, sự hiểu biết về chứng bệnh này đã tăng nhanh trong những năm gần đây. Nhờ những nghiên cứu mới, cộng đồng y tế bắt đầu đánh giá cao các tác động xấu, ảnh hưởng tới toàn trạng cơ thể và từ đó chú trọng hơn trong việc điều trị.
Bệnh vẩy nến là một rối loạn papulosquamous (dịch theo nghĩa y khoa tức là sần tróc vẩy da) thể hiện ở những mảng da màu đỏ bất thường, các thương tổn tăng lên rất nhanh, tạo thành những vẩy trắng bạc, dễ bong. Đây là tình trạng tự miễn, mạn tính và viêm. Căn bệnh này ảnh hưởng đến hơn 6,7 triệu người Mỹ trưởng thành, hoặc hơn 3,1% dân số Mỹ. Trên quy mô toàn thế giới, bệnh vẩy nến ảnh hưởng đến 2% dân số. Ngoài ra, bệnh ảnh hưởng đến nam giới và phụ nữ với số lượng bằng nhau. Và mặc dù người lớn nhiều khả năng bị bệnh vẩy nến hơn, nhưng nó vẫn có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi.
Bệnh vẩy nến không chỉ là một bệnh trạng về sinh học, mà còn trở thành vấn đề xã hội, bởi có một số lượng lớn dân số mắc phải. Ngoài việc ảnh hưởng đến da, bệnh vẩy nến còn gây ra các vấn đề với các khớp (viêm khớp vẩy nến) và hệ thống tim mạch. Nó có thể dẫn đến tình trạng khuyết tật về thể chất hay can thiệp vào các hoạt động của cuộc sống hàng ngày cũng như khiến bạn gặp phải căng thẳng thần kinh. Cụ thể, bệnh nhân vẩy nến có tỷ lệ nghiện rượu và trầm cảm cao hơn nhiều so với 1 số bệnh lý phổ biến khác.
Mặc dù chưa có phương pháp điều trị chữa khỏi được căn bệnh này, nhưng vẫn có những liệu pháp điều trị hiệu quả, bao gồm: điều trị tại chỗ, điều trị toàn thân (đường uống và đường bôi), liệu pháp ánh sáng và chế độ ăn uống hàng ngày… Những biện pháp này có thể giúp bạn cải thiện tốt tình trạng ngứa ngáy do vẩy nến gây ra.
Quan điểm của chuyên gia về thực phẩm giúp giảm nhẹ vẩy nến
Một số thực phẩm như trứng và sữa bò có thể gây ra các triệu chứng của vẩy nến. Vì vậy, tốt nhất bạn nên tránh những món ăn có trứng, hãy thử chuyển sang sữa đậu nành hoặc ngũ cốc.
Các yếu tố kích hoạt vẩy nến bao gồm: tiền sử gia đình, ăn uống không đủ chất, suy giảm chức năng của ruột, căng thẳng, khả năng miễn dịch kém và tăng sản xuất histamin. Các chuyên gia cho biết, nếu bạn có 1 lượng vi khuẩn tốt nhất định trong đường ruột, bạn sẽ không bị bùng phát vẩy nến. Điều này là bởi vi khuẩn lành mạnh có thể giúp cải thiện việc tiêu hóa và giảm bất kỳ phản ứng miễn dịch nào.
Dưới đây là một số loại thực phẩm chống vẩy nến để giúp giảm viêm và thúc đẩy làn da của bạn hồi phục.
1. Thịt bò hoặc thịt gà
Thịt bò, thịt gà là những nguồn cung cấp protein tốt cho cơ thể bạn và không ảnh hưởng tới tình trạng bệnh vẩy nến, chúng cũng cung cấp nhiều axit amin glycine, là nguyên liệu để da tái tạo nhanh hơn.
2. Dầu cá Omega 3
Tác dụng của Omega 3 chắc không cần phải nói nhiều nữa, chúng có thể giúp làm ổn định huyết áp, giảm ngứa, giảm viêm sưng trên da.
3. Chuối
Chuối rất giàu kali, magie, vitamin C, giàu dinh dưỡng giúp làm giảm histamineao kali, chúng cũng chứa chất dinh dưỡng giảm histamine. Bạn chớ nên quên món hoa quả bổ dưỡng này nếu đang bị vẩy nến nhé.
4. Quả Berries (việt quất)
Hãy cố gắng tăng lượng thức ăn có chứa bioflavonoid như quả việt quất, những quả việt quất chín mọng, chất lượng chính là những điều bạn cần, và nên ưu tiên cho chúng 1 phần trong khẩu phần ăn hàng ngày của bạn.
5. Các loại hạt
Cho dù bạn ăn các loại hạt tươi, khô hay đông lạnh như bí ngô, vừng hoặc hướng dương… axit béo thiết yếu có trong hạt có thể giúp làm dịu bàng quang của bạn.
6. Cá
Cá hồi, cá thu và cá mòi được coi là “thực phẩm siêu đẳng” trong việc giảm huyết áp và là nguồn cung cấp vitamin D, protein, vitamin B, chúng rất tốt cho da.
7. Ăn rau tươi mỗi ngày
Ăn nhiều loại rau tươi (và quả), lý tưởng là 8-10 phần trong khẩu phần mỗi ngày, sẽ giúp bạn tối ưu hoá lượng chất dinh dưỡng và chất chống oxy hoá của bạn.