Vảy nến toàn thân là một trong những thể nặng nhất của bệnh vảy nến. Tình trạng này khá nguy hiểm và thậm chí có thể dẫn đến tử vong nếu không có biện pháp điều trị kịp thời. Vì vậy, hiểu về vảy nến toàn thân cũng như các phương pháp điều trị sẽ giúp người bệnh lựa chọn cho mình biện pháp cải thiện phù hợp và hiệu quả nhất. Mời bạn đọc theo dõi những thông tin cần thiết về vảy nến toàn thân trong bài viết sau.

Vảy nến toàn thân là bệnh gì?

Vảy nến là bệnh lý da liễu thường gặp với tỷ lệ mắc là 1-3% dân số thế giới. Đây là bệnh mạn tính nên tiến triển thành từng đợt, dai dẳng suốt đời. Các vị trí thường xuất hiện vảy nến như khuỷu tay, đầu gối, bàn tay,... Trong đó, tình trạng nặng nề nhất của vảy nến đó là vảy nến toàn thân.

Vảy nến toàn thân nói riêng và bệnh vảy nến nói chung đều có đặc điểm cơ bản là các mảng tổn thương ửng đỏ, có phủ lớp vảy trắng ở trên. Vì vảy nến toàn thân là thể  nặng nhất của bệnh vảy nến nên chúng có khả năng tiến triển nặng và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho người bệnh như nhiễm trùng huyết, viêm phổi, viêm khớp,...

Vay-nen-toan-than-gay-ra-cac-mang-do-co-vay-trang-bong-troc.webp

Vảy nến toàn thân gây ra các mảng đỏ, có vảy trắng bong tróc

>>> XEM THÊM: Vảy nến thể giọt và cách chữa hiệu quả là gì? THAM KHẢO NGAY

Triệu chứng bệnh vẩy nến toàn thân

Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh vảy nến toàn thân có thể xuất hiện đột ngột ngay khi bắt đầu khởi phát bệnh hoặc tiến triển từ từ sau một đợt bùng phát vảy nến thể mảng.

Dưới đây là những triệu chứng ảnh hưởng đến hầu hết người bệnh trong đợt bùng phát vảy nến toàn thân.

  • Da đỏ nghiêm trọng trên một vùng rộng lớn của cơ thể. 
  • Bên trên vùng da tổn thương có lớp vảy trắng bạc bao phủ. 
  • Xuất hiện mụn mủ hoặc mụn nước.
  • Da đỏ rát và đau đớn.
  • Ngứa dữ dội.
  • Tăng nhịp tim.
  • Khó kiểm soát nhiệt độ của cơ thể. 

Ngoài các triệu chứng kể trên, người bệnh có thể gặp một số dấu hiệu khác như: Sưng phù, đặc biệt là ở quanh mắt cá chân; Đau khớp; Ớn lạnh hoặc sốt.

Vay-nen-toan-than-gay-ngua-du-doi.webp

Vảy nến toàn thân gây ngứa dữ dội

>>> XEM THÊM: Viêm da thần kinh: XEM NGAY để biết cách điều trị hiệu quả

Nguyên nhân gây bệnh vảy nến toàn thân

Đến nay, nguyên nhân gây vảy nến nói chung và vảy nến toàn thân nói riêng chưa được xác định chính xác. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia tin rằng, bệnh xảy ra do sự suy yếu của hệ miễn dịch kết hợp với các yếu tố nguy cơ từ môi trường.

Vảy nến là bệnh tự miễn,  xảy ra khi hệ thống phòng thủ tự nhiên (hệ miễn dịch) của cơ thể tấn công các mô khỏe mạnh. Điều này khiến các tế bào da tăng sinh nhanh chóng, chúng chết đi và hình thành lớp vảy trên da, gây nên các mảng sưng viêm và có vảy trắng.

Người bị vảy nến mảng bám, đặc biệt là nếu không được điều trị đúng cách thì nguy cơ tiến triển thành vảy nến toàn thân là rất cao. Các yếu tố kích hoạt khác bao gồm: Nghiện rượu; Phản ứng thuốc; Nhiễm HIV; Nhiễm trùng; Sử dụng thuốc uống steroid; Da bị cháy nắng; Stress kéo dài,…

Su-nhan-dien-nham-cac-te-bao-da-la-te-bao-la-gay-ra-hien-tuong-tu-mien-o-nguoi-bi-vay-nen-toan-than.webp

Sự nhận diện nhầm các tế bào da là tế bào lạ gây ra hiện tượng tự miễn ở người bị vảy nến toàn thân

Biến chứng nguy hiểm của vảy nến toàn thân

Làn da có vai trò vô cùng quan trọng, nó giúp kiểm soát nhiệt độ cơ thể, loại bỏ vi khuẩn, độc tố và giữ ẩm. Làn da của người bị vảy nến toàn thân không đảm nhiệm được các chức năng này nên gây ra những biến chứng có thể đe dọa đến sức khỏe người bệnh. Các biến chứng khi bị vảy nến toàn thân bao gồm nhiệt độ cơ thể giảm xuống (hạ thân nhiệt) đến mức nguy hiểm, mất protein và chất lỏng. Ngoài ra, người mắc có thể gặp các biến chứng như nhiễm trùng huyết và viêm phổi. 

Cách điều trị vảy nến toàn thân hiệu quả

Vảy nến toàn thân thường khó điều trị dứt điểm, đặc biệt là nếu có biến chứng. Bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị dựa vào mức độ của bệnh. Một số lựa chọn bao gồm:

Điều trị tại chỗ

Để cải thiện các triệu chứng của vảy nến toàn thân trên làn da, bạn có thể sử dụng một số loại kem bôi sau:

  • Kem bôi chứa steroid được sử dụng trong trường hợp người bệnh đang trong đợt tấn công của vảy nến. Các dạng kem bôi chứa steroid không sử dụng được cho trường hợp vảy nến thể mủ, đỏ da toàn thân,... Cần thận trọng vì chúng có thể gây teo da, bào mòn da nếu lạm dụng quá nhiều.
  • Kem bôi chứa axit salicylic có tác dụng bạt sừng, bong vảy và chống viêm hiệu quả. Dạng kem này được khuyến cáo không bôi lên toàn thân vì có thể gây độc cho gan và thận.
  • Retinoid dạng bôi được sử dụng trong điều trị các loại vảy nến thể nặng, trong đó là vảy nến toàn thân. Tuy đem lại hiệu quả khá nhanh nhưng chúng lại gây ra tác dụng phụ như kích ứng, đỏ da,...

Can-than-trong-khi-su-dung-kem-boi-da-giup-cai-thien-vay-nen-toan-than.webp

Cần thận trọng khi sử dụng kem bôi da giúp cải thiện vảy nến toàn thân

Sử dụng thuốc điều trị toàn thân

Việc chỉ định thuốc điều trị phụ thuộc vào mức độ của triệu chứng và tình trạng sức khỏe của người bệnh. Một số loại thuốc thường được sử dụng bao gồm:

  • Thuốc ức chế miễn dịch: Các thuốc này có cơ chế ngăn chặn sự tấn công của các tế bào miễn dịch ngoài tầm kiểm soát. Hoạt tính của chúng thường mạnh, cho hiệu quả nhanh nhưng cũng có thể gây nhiều tác dụng phụ. Do đó, hãy trao đổi với bác sĩ về tiền sử dị ứng thuốc của bản thân để có sự chỉ dẫn phù hợp.
  • Thuốc giảm ngứa như histamin sẽ giúp hạn chế cảm giác ngứa, ngăn ngừa gãi làm tổn thương nặng thêm.
  • Corticoid đường uống thường chỉ sử dụng khi các cách kể trên không đem lại hiệu quả như mong đợi. Tuy nhiên, không nên sử dụng corticoid dài ngày và liều cao vì có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm trên toàn thân.

Su-dung-thuoc-uong-co-hieu-qua-nhanh-hon-nhung-tiem-an-nhieu-tac-dung-phu-hon.webp

Sử dụng thuốc uống có hiệu quả nhanh hơn nhưng tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ hơn

Các phương pháp điều trị khác

Ngoài việc sử dụng thuốc bôi và thuốc uống, bạn cũng có thể sử dụng các phương pháp điều trị khác như:

  • Quang trị liệu: Chiếu trực tiếp tia UVA, UVB vào vị trí vùng da bị tổn thương để nhanh chóng làm lành và tái tạo da.
  • Xây dựng lối sống lành mạnh, chế độ dinh dưỡng đầy đủ, hạn chế căng thẳng, mệt mỏi, stress,...
  • Chăm sóc làn da bị tổn thương, she chắn vết thương để ngăn ngừa nhiễm trùng.

Sử dụng thảo dược cải thiện vảy nến toàn thân từ căn nguyên

Vảy nến toàn thân là bệnh mạn tính, rất khó để điều trị khỏi hoàn toàn. Do đó ngoài cải thiện các triệu chứng, cần phải ngăn ngừa được căn nguyên gây bệnh. Hiện nay, sử dụng thảo dược để điều trị các bệnh da liễu là phương pháp được nhiều người lựa chọn. Một số thảo dược có khả năng hỗ trợ điều trị vảy nến toàn thân là ba chạc, lá sòi, phá cố chỉ, dầu dừa,...

Các thảo dược kể trên được chứng minh có khả năng cải thiện các triệu chứng bong tróc, bạt sừng và kháng viêm hiệu quả. Khi sử dụng kem bôi chứa các thành phần này vừa giúp cải thiện triệu chứng, vừa bảo vệ làn da chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn, ngăn ngừa tái phát và tiến triển bệnh. 

Ba-chac-giup-giam-viem-ngua-da-va-ngan-ngua-vay-nen-toan-than-tai-phat.webp

Ba chạc giúp giảm viêm, ngứa da và ngăn ngừa vảy nến toàn thân tái phát

Bài viết trên là tổng hợp các thông tin có liên quan đến vảy nến toàn thân. Hy vọng bạn đọc cảm thấy những thông tin trên bổ ích. Nếu bạn có đóng góp gì thêm, hãy để lại bình luận ở dưới, chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe.
Tài liệu tham khảo:

https://www.webmd.com/skin-problems-and-treatments/psoriasis/psoriasis-types

https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/psoriasis/symptoms-causes/syc-20355840

https://www.healthline.com/health/photos-types-psoriasis