Vảy nến ở môi là tình trạng hiếm gặp nhưng nó ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Nó gây ra sự tự ti, mặc cảm và né tránh giao tiếp. Vậy, nhận biết dấu hiệu bệnh vảy nến ở môi như thế nào, nguyên nhân ra sao và cách điều trị hiệu quả là gì? Hãy tìm lời giải đáp cho các thắc mắc trên trong bài viết sau!

Dấu hiệu bệnh vảy nến ở môi

Vảy nến là bệnh ngoài da tự miễn với triệu chứng điển hình là da khô, tấy đỏ, sưng viêm và tróc vảy. Bệnh thường gặp ở các vùng tì đè  như khuỷu tay, đầu gối, da đầu,...Vảy nến ở môi tuy ít gặp hơn như không phải quá xa lạ với chúng ta.

Các tổn thương do vảy nến ở môi gây ra thường có màu trắng hoặc xám. Chúng xuất hiện trên nướu, lưỡi, vùng da giữa mũi với môi trên, thậm chí cả trên môi. Trong nhiều trường hợp, da ở môi có thể bị khô, nứt nẻ và gây chảy máu.

Vay-nen-o-moi-gay-ra-kho-rap-nut-ne-tham-chi-la-chay-mau.webp

Vảy nến ở môi gây ra khô ráp, nứt nẻ, thậm chí là chảy máu

>>> XEM THÊM: Các thuốc bôi vảy nến được bác sĩ khuyên và lưu ý khi dùng

Nguyên nhân gây bệnh vảy nến ở môi

Nguyên nhân gây vảy nến cho đến nay vẫn chưa được tìm ra chính xác. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, bệnh có liên quan đến sự suy yếu của hệ miễn dịch và di truyền, cụ thể như sau:

  • Khi mắc vảy nến ở môi, hệ thống miễn dịch hoạt động quá mức sẽ tạo ra tình trạng viêm bên trong cơ thể. Tế bào da được sản xuất nhiều hơn bình thường nên bị đẩy lên bề mặt da quá nhanh. Thông thường, phải mất khoảng một tháng để các tế bào da sinh sản và chết đi nhưng khi bị vảy nến, quá trình này chỉ diễn ra từ 3 – 4 ngày. Các tế bào da tích tụ trên bề mặt da tạo thành những mảng tổn thương đỏ và có vảy. 
  • Yếu tố di truyền: Các nhà nghiên cứu chỉ ra, có tới 10% dân số có thể thừa hưởng một hoặc nhiều gen bệnh vảy nến, nhưng chỉ 2 - 3% người có gen thực sự phát triển bệnh.

Ngoài ra còn có một số yếu tố làm tăng nguy cơ bùng phát hoặc làm trầm trọng triệu chứng bệnh vảy nến, bao gồm:

  • Yếu tố lịch sử gia đình: Có bố mẹ, anh chị em ruột bị vảy nến làm tăng nguy cơ mắc bệnh của những thành viên còn lại.
  • Nhiễm trùng: Nhiễm liên cầu khuẩn gây viêm họng, đau tai, viêm phế quản, viêm amidan hoặc nhiễm trùng đường hô hấp như cảm lạnh, cúm hoặc viêm phổi cũng có thể là yếu tố nguy cơ gây nên vảy nến.
  • Tổn thương da: Vết cắt, vết xước, vết cắn, nhiễm trùng, vết xăm trên da, vết cháy nắng cũng có thể kích hoạt vảy nến bùng phát.
  • Sử dụng một số loại thuốc như: Thuốc điều trị tăng huyết áp, rối loạn nhịp tim, rối loạn lưỡng cực, thuốc chống sốt rét, thuốc điều trị viêm,…
  • Căng thẳng, stress kéo dài.
  • Thừa cân, béo phì: Những người này thường phát triển vảy nến ở các nếp nhăn và gấp da.
  • Hút thuốc lá: Người hút thuốc thường xuyên có thể tăng gấp đôi nguy cơ mắc bệnh vảy nến so với đối tượng không hút thuốc. 
  • Uống nhiều rượu: Rượu có thể làm tăng nguy cơ bị vảy nến và khiến cho hiệu quả điều trị bệnh kém đi.

Han-che-hut-thuoc-giup-ngan-ngua-vay-nen-o-moi-tien-trien.webp

Hạn chế hút thuốc giúp ngăn ngừa vảy nến ở môi tiến triển

>>> XEM THÊM: Bệnh viêm khớp vảy nến là gì? Chế độ ăn cần lưu ý ra sao?

Cách điều trị bệnh vảy nến ở môi

Điều trị bệnh vảy nến ở môi cần rất thận trọng bởi vùng da vị trí này khá nhạy cảm. Để đạt được hiệu quả điều trị như mong muốn, người bệnh có thể kết hợp các phương pháp sau:

Điều trị tại chỗ

Bác sĩ thường kê đơn thuốc bôi để điều trị tại chỗ các tổn thương ở môi. Một loại kem steroid có hiệu lực thấp như thuốc mỡ hydrocortisone 1% có thể được chỉ định. Một số thuốc bôi khác không chứa corticoid cũng thường sử dụng để điều trị vảy nến ở môi như pimecrolimus hoặc tacrolimus. Các thuốc này có khả năng ức chế hệ miễn dịch tại chỗ, từ đó cải thiện triệu chứng bong vảy, bạt sừng. Tuy nhiên, hãy cẩn trọng khi sử dụng bởi vùng da môi khá nhạy cảm và các thuốc này có nhiều tác dụng phụ.

Sử dụng thuốc điều trị toàn thân

Nếu có tổn thương vảy nến ở môi nghiêm trọng và lan ra nhiều vị trí khác trên cơ thể, bạn có thể được kê các loại thuốc điều trị toàn thân như thuốc ức chế miễn dịch và chống viêm. Một số hoạt chất thường được dùng như corticoid, retinoid, cyclosporin,... Tuy nhiên, hãy sử dụng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ để tránh tác dụng phụ nguy hiểm.

Su-dung-thuoc-theo-chi-dinh-cua-bac-si-de-giam-nguy-co-gap-phai-cac-tac-dung-khong-mong-muon.webp

Sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ để giảm nguy cơ gặp phải các tác dụng không mong muốn

Thay đổi thói quen trong sinh hoạt hàng ngày

Chế độ dinh dưỡng và thói quen sinh hoạt hàng ngày ảnh hưởng khá nhiều đến mức độ tiến triển của vảy nến ở môi. Do đó, người bệnh cần lưu ý một số điều sau: 

  • Lựa chọn xà phòng có thành phần tự nhiên cho da nhạy cảm để rửa mặt và môi.
  • Dưỡng ẩm môi thường xuyên, nên dùng các loại kem dưỡng môi có thành phần thảo dược, tránh gây kích ứng cho vùng da môi đang bị tổn thương. 
  • Không bóc da ở môi và liếm môi: Không chỉ nước bọt làm khô môi mà các enzyme trong nước bọt có thể phá vỡ hàng rào bảo vệ của da. 
  • Bỏ hút thuốc: Bệnh vảy nến ở môi có thể bị nặng thêm do hút thuốc. 
  • Tránh uống rượu: Bệnh vảy nến thường phổ biến hơn ở những người uống rượu nhiều. 
  • Có chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học: Hạn chế thịt đỏ, sữa nguyên chất, đồ chiên nướng,… Tăng cường ăn rau xanh, các loại hạt, ngũ cốc, cá,…
  • Nên dùng kem chống nắng hoặc che chắn da cẩn thận khi phải làm việc dưới ánh nắng mặt trời.
  • Kiểm soát căng thẳng: Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, có mối liên hệ giữa căng thẳng và bệnh vảy nến. Căng thẳng có thể làm cho vảy nến tồi tệ hơn. Ngược lại, vảy nến cũng có thể mang lại nhiều căng thẳng hơn cho người bệnh. Các kỹ thuật thiền hoặc yoga có thể giúp người bị bệnh vảy nến thư giãn hơn.

Thu-gian-nghi-ngoi-giup-giam-nguy-co-mac-vay-nen-o-moi.webp

Thư giãn, nghỉ ngơi giúp giảm nguy cơ mắc vảy nến ở môi

Sử dụng thành phần thiên nhiên cải thiện vảy nến ở môi tại nhà

Hiện nay, sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên được khá nhiều người mắc vảy nến lựa chọn. Vì thứ nhất, các sản phẩm hoàn toàn lành tính, người dùng có thể yên tâm, không lo gặp phải các tác dụng phụ. Thứ hai là vì những thành phần tự nhiên này cũng đều được nghiên cứu chứng minh. Một số thành phần thiên nhiên có khả năng cải thiện tốt triệu chứng của vảy nến ở môi như:

  • Chitosan (chiết xuất từ vỏ tôm, cua): Nhiều nghiên cứu đã chứng minh tác dụng của chitosan trong điều trị vảy nến nói chung và vảy nến ở môi nói riêng. Trong đó, nghiên cứu tại Khoa dược - Đại học Geneva- Thụy Sỹ đã chứng minh: Chitosan có khả năng chữa lành các vết thương ngoài da, nhờ đó mà các tổn thương do vảy nến ở môi gây ra sẽ được đẩy lùi nhanh chóng. 
  • Dầu dừa: Đây là sự lựa chọn đơn giản, tiện lợi mà đem đến hiệu quả cao cho người bị vảy nến ở mối. Bạn có thể sử dụng trực tiếp dầu dừa bôi lên vùng da môi để dưỡng ẩm, giảm bong tróc, nứt nẻ. 
  • Chiết xuất phá cố chỉ từ lâu đã được biết đến với tác dụng chữa các bệnh da liễu như bạch biến, vảy nến, vảy phấn,...Vùng da tổn thương sẽ nhanh chóng được tái tạo, đều màu và mịn màng hơn.

Một số thành phần tự nhiên kể trên kết hợp với nhau sẽ giúp các triệu chứng của vảy nến được cải thiện nhanh chóng. Làn da môi trở nên mềm mại, hết bong tróc, nứt nẻ. 

Mot-so-thanh-phan-tu-nhien-giup-cai-thien-trieu-chung-vay-nen-o-moi.webp

Một số thành phần tự nhiên giúp cải thiện triệu chứng vảy nến ở môi

Bài viết trên là một số thông tin về bệnh vảy nến ở môi. Hy vọng rằng những thông tin này đã giúp ích được bạn. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết này, nếu bạn có thắc mắc gì thêm, đừng ngần ngại hãy để lại câu hỏi ở phía dưới, chúng tôi sẽ giải đáp tận tình. 

Tài liệu tham khảo:

https://www.medicalnewstoday.com/articles/psoriasis-on-lips

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3157799/ 

https://www.healthline.com/health/psoriasis/psoriasis-on-lips#:~:text=Can%20you%20get%20psoriasis%20on,other%20parts%20of%20the%20body.