Vảy nến ở mí mắt là tình trạng khá hiếm gặp. Tuy nhiên, khi vảy nến đã xuất hiện tại vị trí này sẽ gây ra nhiều khó khăn và trở ngại trong sinh hoạt cho người bệnh. Vậy làm thế nào để nhận biết chính xác dấu hiệu, nguyên nhân và điều trị vảy nến mí mắt hiệu quả? Mời bạn đọc thông tin trong bài viết sau!
Vảy nến ở mí mắt là gì?
Vảy nến là một bệnh lý da liễu xảy ra khi hệ thống miễn dịch bị rối loạn. Do sự phát triển quá mức của các tế bào da làm chúng nhanh chóng chết đi tạo thành các mảng màu đỏ, có vảy trắng hoặc bạc. Các vùng da bị tổn thương do vảy nến thường kèm theo cảm giác ngứa ngáy, khó chịu. Vảy nến có thể xuất hiện tại mọi ví trí trên bề mặt da của cơ thể. Một số vị trí thường gặp như da đầu, khuỷu tay/chân, đặc biệt là ở trên mặt, bao gồm cả mí mắt. Tỷ lệ gặp phải vảy nến ở mí mắt là khoảng 10% trên tổng số người mắc vảy nến.
Vảy nến ở mí mắt gây cảm giác khó chịu, ngứa ngáy
>>> XEM THÊM: Vảy nến thể mủ là gì? Bệnh này có nguy hiểm không?
Triệu chứng vảy nến ở mí mắt như thế nào?
Vảy nến nói chung và vảy nến mí mắt nói riêng đều có những triệu chứng tương tự với nhau. Tuy nhiên, vảy nến ở mí mắt cũng có những triệu chứng khác biệt, cụ thể như sau:
- Các tổn thương gây ra bởi vảy nến mí mắt làm che phủ lông mi, khiến mí mắt bị đỏ và gỉ.
- Nếu bị viêm trong thời gian dài, mí mắt có thể sưng và sụp xuống, khiến lông mi cọ vào nhãn cầu và gây kích ứng.
- Trong trường hợp người bệnh sử dụng thuốc bôi hoặc nhỏ mắt để điều trị kích ứng do vảy nến gây ra có thể dẫn đến tăng nhãn áp và đục thủy tinh thể.
- Bệnh vảy nến trên nhãn cầu cực kỳ hiếm. Nếu vảy nến ở mí mắt lan vào nhãn cầu sẽ gây viêm, khô, khó chịu và làm giảm thị lực.
Vảy nến hiếm khi chỉ xuất hiện ở mí mắt hoặc trên mặt mà thường gây ra tại nhiều bộ phận trên cơ thể. Tuy nhiên, cùng một thời điểm, có thể mức độ tổn thương tại mỗi vị trí lại khác nhau.
Vảy nến làm mí mắt sưng và sụp xuống
Nguyên nhân gây vảy nến ở mí mắt
Đến nay, nguyên nhân gây vảy nến chưa được tìm ra chính xác. Tuy nhiên, một số nhà khoa học đưa ra giả thuyết rằng, bệnh vảy nến có liên quan đến rối loạn miễn dịch và các yếu tố di truyền. Theo thống kê, vảy nến thường gặp ở người mang gen HLA-B13, B17, BW57 và CW6. Đặc biệt, gen HLA-CW6 được tìm thấy ở 87% người mắc vảy nến.
Ngoài ra, còn có một số yếu tố thuận lợi làm vảy nến phát triển như căng thẳng tinh thần, tiền sử mắc bệnh mãn tính, chấn thương, nhiễm trùng hoặc sử dụng thuốc. Đặc biệt là những người đã sử dụng glucocorticoid, thuốc đông y không rõ nguồn gốc, thành phần không rõ ràng, người có tiền sử rối loạn nội tiết, rối loạn chuyển hóa, nghiện rượu.
Vảy nến ở mí mắt khiến bạn tự ti – Phải làm sao?
Tỷ lệ người mắc vảy nến bị trầm cảm có thể lên tới 50%. Tỷ lệ này còn cao hơn đối với vảy nến ở mí mắt bởi đây là vị trí mọi người có thể nhìn thấy và ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Vảy nến ở mặt nói chung và vảy nến ở mí mắt nói riêng đều xuất hiện ở các vùng da nhạy cảm nên cần phải điều trị cẩn thận. Các lựa chọn điều trị bao gồm:
Sử dụng thuốc bôi tác dụng tại chỗ
Các loại thuốc bôi trị vảy nến ở mí mắt thường đem lại hiệu quả nhanh nhưng lại dễ gây kích ứng. Bạn có thể tham khảo một số loại dưới đây:;
- Kem bôi có chứa corticosteroid: Vì mí mắt là một khu vực nhạy cảm, nó cần được sử dụng hết sức thận trọng. Nhóm thuốc này sử dụng lâu dài có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm như tăng nhãn áp, đục thủy tinh thể và suy giảm thị lực.
- Thuốc mỡ protopic hoặc kem elidel: Những loại thuốc này thuộc nhóm thuốc ức chế calcineurin tại chỗ không có biến chứng tăng nhãn áp như corticosteroid. Thuốc này tác động trực tiếp lên hệ thống miễn dịch trên da và giúp cải thiện triệu chứng của vảy nến. Tuy nhiên, thuốc mỡ protopic có thể gây kích ứng da với cảm giác ngứa ran, bỏng rát khi bôi. Bạn cũng cần lưu ý khi sử dụng, tuyệt đối không để thuốc dây vào mắt.
Việc sử dụng các loại thuốc bôi lên mí mắt để trị vảy nến cần hết sức thận trọng. Bạn nên hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng để tránh những tác dụng phụ lên thị giác.
Thuốc bôi trị vảy nến ở mí mắt có thể làm ảnh hưởng đến thị giác người bệnh
>>> XEM THÊM: Những thông tin hữu ích cho người bị vẩy nến
Sử dụng thuốc tác dụng toàn thân
Trường hợp người bệnh sử dụng các loại thuốc bôi tại chỗ không đem lại hiệu quả như mong đợi thì có thể kết hợp thêm thuốc uống/ tiêm tác dụng toàn thân. Một số loại thuốc hay được sử dụng như:
- Methotrexate: Giúp điều trị triệu chứng đỏ da do vảy nến, đồng thời hạn chế sự tăng sinh các tế bào sừng. Cần chú ý trong quá trình sử dụng nên theo dõi chức năng gan thường xuyên.
- Cyclosporine: Có tác dụng ức chế miễn dịch, điều trị bệnh vảy nến thể nặng. Sau 6 tuần sử dụng mà không đem lại hiệu quả, người bệnh nên ngừng thuốc.
- Corticoid: Chỉ dùng khi thật cần thiết và phải cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ loại thuốc này đem lại. Không nên sử dụng corticoid lâu dài vì có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm, đặc biệt là đỏ da, bào mòn da,...
- Nâng cao thể trạng: Bổ sung thêm các loại vitamin cho cơ thể như vitamin B12, C, ...
Quang hóa trị liệu
Sử dụng các nguồn ánh sáng UVA, UVB, PUVA thường được áp dụng trong điều trị vảy nến. Tuy nhiên đối với vị trí là mí mắt thì phương pháp này hạn chế hơn bởi các nguồn ánh sáng này có thể làm ảnh hưởng đến thị giác của người bệnh. Đồng thời, hiệu quả điều trị của quang trị liệu với vảy nến ở mí mắt không cao mà chi phí lại khá đắt.
Sử dụng các loại thảo dược lành tính
Có thể thấy, các phương pháp chữa vảy nến trên đều tiềm ẩn những tác dụng phụ vô cùng nguy hiểm. Vì vậy, xu hướng hiện nay được nhiều người và các chuyên gia tin dùng là sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên. Trong đó, một số thành phần tự nhiên được nhiều người lựa chọn để đẩy lùi vảy nến ở mí mắt như chitosan (được chiết xuất từ vỏ các loại giáp xác), dầu dừa, ba chạc, lá sòi, phá cố chỉ,...
- Chitosan: Tác dụng kháng khuẩn, chữa lành vết thương của chitosan đã được chứng minh tại đại học Y Harvard. Do đó, các triệu chứng bong tróc, nhiễm trùng, khô ráp,... do vảy nến gây ra sẽ được hạn chế rõ rệt nhờ chitosan.
- Ba chạc (hay còn được gọi là chè đắng, chè cỏ): Đây là vị thảo dược thường được dùng để đun nước tắm chữa mụn nhọt, chốc lở và cả vảy nến. Vi khuẩn, virus bám trên bề mặt da sẽ được loại bỏ, từ đó cải thiện tình trạng viêm, ngứa do vảy nến.
- Phá cố chỉ: Đây là vị thuốc khá quen thuộc trong điều trị bệnh bạch biến. Tuy nhiên, phá cố chỉ cũng được sử dụng để trị các bệnh ngoài da khác, trong đó có vảy nến. Phá cố chỉ sẽ giúp loại bỏ các tế bào chết trên da, làm lành vết thương và tái tạo vùng da mới.
Những thành phần này kết hợp lại sẽ có tác dụng dưỡng ẩm, làm mềm da, hỗ trợ điều trị và ngăn ngừa vảy nến tái phát. Thêm vào đó, người bệnh có thể hoàn toàn yên tâm sử dụng trên bề mặt da nhạy cảm như mí mắt vì chúng an toàn và lành tính.
Một số thành phần từ tự nhiên được sử dụng trong điều trị vảy nến ở mí mắt
Lời khuyên dành cho người bị vảy nến ở mí mắt
Dưới đây là một số lời khuyên giúp bạn giảm sự tự ti cũng như nhanh chóng cải thiện vảy nến ở mí mắt hiệu quả:
- Tránh các yếu tố kích ứng: Xác định những yếu tố gây ra sự bùng phát để tránh tiếp xúc với chúng.
- Giảm căng thẳng: Đây là yếu tố làm tăng nguy cơ bùng phát bệnh vảy nến, do đó, bạn có thể giảm căng thẳng bằng cách luyện tập yoga, hít thở sâu hoặc thiền định.
- Giữ ẩm cho da: Sử dụng kem dưỡng ẩm thường xuyên có thể giúp ngăn ngừa da khô và bong vảy trên khuôn mặt của bạn. Nên lựa chọn các sản phẩm có thành phần rõ ràng, được kiểm định nghiêm ngặt để tránh làm vảy nến tiến triển nặng hơn.
- Tránh gãi quá mạnh: Gãi có thể làm trầm trọng thêm bệnh vảy nến, do đó, cần hạn chế gãi hoặc làm trầy xước vùng da tổn thương.
- Kết hợp sử dụng kem thảo dược có chứa một số thành phần như chitosan, ba chạc, lá sòi, dầu dừa,... Các thành phần này đều vô cùng lành tính, an toàn với làn da, hiệu quả dưỡng ẩm và điều trị vảy nến đã được chứng minh trên lâm sàng.
Hi vọng qua bài viết trên bạn đã nắm được thêm thông tin về vảy nến ở mí mắt và cách điều trị được nhiều người áp dụng hiện nay. Đừng quên thực hiện lối sống lành mạnh và sử dụng kem bôi da thảo dược hàng ngày để phòng ngừa và hỗ trợ điều trị vảy nến hiệu quả, bạn nhé!
Tài liệu tham khảo:
https://www.medicalnewstoday.com/articles/314408#symptoms
https://www.healthline.com/health/psoriasis/around-the-eyes
https://www.webmd.com/skin-problems-and-treatments/psoriasis/psoriasis-around-eyes-what-to-know