Vảy nến là bệnh tự miễn không có khả năng lây nhiễm. Tuy nhiên, hiện nay tỷ lệ người mắc vảy nến ngày càng tăng. Một câu hỏi đặt ra là: Bệnh vảy nến có di truyền không? Bài viết sau sẽ giải thích cho bạn thắc mắc này!

Mối liên quan giữa bệnh vảy nến và yếu tố di truyền

Vảy nến là một tình trạng viêm da do tự miễn. Triệu chứng đặc trưng nhất của vảy nến là xuất hiện các tổn thương da có vảy trắng hoặc bạc, gây ngứa ngáy, khó chịu. Bệnh thường xảy ra tại các vị trí như da đầu, khuỷu tay, bàn tay, đầu gối.

Đến hiện tại căn nguyên gây ra vảy nến chưa được xác định rõ ràng nhưng nhiều chuyên gia cho rằng: Vảy nến có sự liên quan mật thiết đến yếu tố di truyền. Nếu có một thành viên gia đình mắc bệnh thì nguy cơ bị vảy nến của bạn sẽ cao hơn người bình thường. 

  • Nếu cha hoặc mẹ bị bệnh vảy nến, bạn sẽ có khoảng 10% nguy cơ mắc phải căn bệnh này.
  • Nếu cả cha và mẹ của bạn đều mắc vảy nến thì nguy cơ của bạn lên tới 50%.
  • Nếu bạn có một anh, chị, em ruột bị bệnh vảy nến, bạn có nguy cơ phát triển bệnh cao gấp 4 - 6 lần so với những người khác.

Di-truyen-va-vay-nen-co-moi-lien-quan-mat-thiet-voi-nhau.webp

Di truyền và vảy nến có mối liên quan mật thiết với nhau

Nguyên nhân gây ra vảy nến là gì?

Nguyên nhân vảy nến là do tự miễn, được hiểu là sự tự suy yếu, rối loạn của hệ thống miễn dịch của cơ thể. Khi hệ miễn dịch bị ức chế hoặc cơ thể thiếu chất dinh dưỡng, sẽ tiềm ẩn nguy cơ bị các bệnh tự miễn, trong đó có vảy nến.

Bình thường, hệ miễn dịch có chức năng bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh thông qua cơ chế phát hiện và tiêu diệt các virus, vi khuẩn. Nhưng khi bạn bị vảy nến, hệ miễn dịch suy yếu, chức năng nhận diện bị rối loạn khiến chúng nhầm lẫn. Do đó, thay vì tấn công các tế bào lạ, chúng lại quay sang tấn công các tế bào biểu bì. Điều này khiến tế bào da tăng sinh và chết đi liên tục chỉ sau 3 – 4 ngày (mà bình thường là 28 – 30 ngày). Các tế bào chết tích tụ trên bề mặt da, gây viêm, đỏ da, xuất hiện vảy trắng và ngứa ngáy.

Một số yếu tố nguy cơ kích hoạt vảy nến bùng phát là:

  • Di truyền.
  • Béo phì.
  • Uống nhiều rượu bia.
  • Hút thuốc lá.
  • Cháy nắng.
  • Stress, căng thẳng.
  • Chấn thương da.
  • Sử dụng một số loại thuốc.

Di-truyen-la-yeu-to-nguy-co-gay-benh-vay-nen.webp

Di truyền là yếu tố nguy cơ gây bệnh vảy nến

>>> XEM THÊM: Triệu chứng vảy nến và cách điều trị bệnh an toàn, hiệu quả

Phương pháp giúp kiểm soát tốt triệu chứng vảy nến

Hiện nay, chưa có phương pháp chữa trị vảy nến khỏi hoàn toàn. Các biện pháp can thiệp chủ yếu giúp kiểm soát triệu chứng vảy nến, tránh các biến chứng không đáng có xảy ra.

Cải thiện lối sống và sinh hoạt

Một lối sống lành mạnh, chế độ dinh dưỡng phù hợp sẽ hạn chế nguy cơ mắc và khả năng tiến triển của vảy nến.

  • Tránh căng thẳng, mệt mỏi trong thời gian dài. Nếu tâm lý căng thẳng, stress trầm trọng có thể khiến tình trạng vảy nến tiến triển nặng hơn. Do đó, người bệnh nên nghỉ ngơi, thư giãn, tránh làm việc quá sức. 
  • Luyện tập thể dục, thể thao vừa giúp giải tỏa tinh thần, vừa giúp tăng cường thể lực, sức đề kháng cho cơ thê. Có thể bạn chưa biết, mỗi ngày tập luyện khoảng 30 phút các bài tập nhẹ nhàng như đi bộ, đạp xe,... cũng giúp cải thiện các triệu chứng của vảy nến.
  • Bảo vệ làn da, tránh để da tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời. Cần che chắn, sử dụng kem chống nắng thường xuyên khi làm việc dưới ánh nắng. 
  • Bổ sung đa dạng các loại chất xơ, vitamin, khoáng chất có trong rau, củ, quả cho cơ thể. 
  • Giữ gìn vệ sinh thân thể, nhất là trong mùa hè khi cơ thể tiết nhiều mồ hôi là tăng nguy cơ tích tụ vi khuẩn trên da. 
  • Lựa chọn các sản phẩm bôi da có thành phần lành tính, an toàn. Nên ưu tiên các dạng kem bôi có thành phần từ thiên nhiên như ba chạc, lá sòi, phá cố chỉ, dầu dừa,...

Boi-kem-chong-nang-thuong-xuyen-de-giam-nguy-co-lam-vay-nen-tien-trien.webp

Bôi kem chống nắng thường xuyên để giảm nguy cơ làm vảy nến tiến triển

>>> XEM THÊM: Vảy nến thể giọt và cách chữa hiệu quả là gì? THAM KHẢO NGAY

Sử dụng thuốc

Sử dụng thuốc là phương pháp điều trị vảy nến truyền thống, có thể sử dụng trong mọi trường hợp. Các loại thuốc thường được sử dụng có thể ở dạng bôi, uống, tiêm hoặc truyền tĩnh mạch. Tuy có hiệu quả cải thiện triệu chứng nhanh chóng nhưng cơ chế ức chế hệ miễn dịch của thuốc lại làm suy yếu hệ miễn dịch. Về lâu dài khiến vảy nến tái phát nặng hơn. Ngoài ra, thuốc tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ nguy hiểm cho gan, thận, dạ dày,…

Một số hoạt chất hay được sử dụng như:

  • Corticoid bôi trực tiếp tại vùng da bị tổn thương bởi vảy nến hoặc uống cho tác dụng toàn thân.
  • Retinoids, anthralin,... dùng để bôi giúp nhanh chóng là bong lớp vảy sừng, tái tạo vùng da mới. 
  • Trường hợp vùng da bị vảy nến tổn thương nặng dẫn đến nhiễm trùng thì cần phải dùng thêm thuốc kháng sinh như penicillin, cephalosporin, cloxacillin,...
  • Kem dưỡng ẩm bôi tại chỗ và toàn thân. Điều này sẽ giúp làn da luôn được cung cấp đầy đủ độ ẩm, hạn chế nguy cơ tái phát vảy nến. 

Duong-am-thuong-xuyen-giup-giam-tinh-trang-bong-troc-nut-ne-do-vay-nen.webp

Dưỡng ẩm thường xuyên giúp giảm tình trạng bong tróc, nứt nẻ do vảy nến

Áp dụng quang hóa trị liệu

Quang hóa trị liệu là biện pháp mới được áp dụng trong vài năm nay gần đây. Phương pháp này được đánh giá khá hiệu quả, an toàn nhưng chi phí tốn kém và người bệnh có thể gặp một số vấn đề như bỏng da, tăng độ nhạy cảm với ánh nắng mặt trời hoặc ung thư da.

Sử dụng thành phần thiên nhiên hỗ trợ điều trị và ngăn ngừa vảy nến

Các phương pháp điều trị bệnh vảy nến như sử dụng thuốc tây, quang hóa trị liệu đều có nhiều ưu nhược điểm riêng.Về cơ bản, chúng đều có thể đem lại những tác dụng không mong muốn, gây ảnh hưởng tới sức khỏe của người bệnh. Chính vì vậy, để cải thiện tình trạng vảy nến, người bệnh cần tới một biện pháp an toàn và toàn diện hơn.

Một số thành phần thiên nhiên được sử dụng nhiều để cải thiện tình trạng vảy nến như:

  • Chitosan: Đây là hoạt chất được chiết xuất từ vỏ của các loài giáp xác như tôm, cua. Chitosan đã được chứng minh có đặc tính đẩy nhanh quá trình chữa lành vết thương, xây dựng hàng rào bảo vệ làn da, ngăn cản sự xâm nhập của vi khuẩn. Nhờ vậy mà vùng da tổn thương bởi vảy nến được “hồi sinh”, nguy cơ tái phát cũng được đẩy lùi. 
  • Ba chạc (còn được gọi là chè đắng, chè cỏ). Đây là một thảo dược khá quen thuộc, được dùng nhiều trong các bài thuốc chữa bệnh ngoài da. Ngoài khả năng kháng khuẩn, kháng nấm, ba chạc còn giúp giảm tình trạng ngứa, đau do các lớp da bong tróc. 
  • MSM là một hợp chất được tìm thấy trong một số loài cây cỏ, động vật. MSM có khả năng chống viêm, bảo vệ da, đồng thời thúc đẩy quá trình tái tạo và hồi phục của da.

Ba-chac-giup-khang-khuan-khang-viem-giam-tinh-trang-ngua-do-vay-nen-gay-ra.webp

Ba chạc giúp kháng khuẩn, kháng viêm, giảm tình trạng ngứa do vảy nến gây ra

Như vậy, để trả lời cho câu hỏi: “Bệnh vảy nến có di truyền không?” người bệnh cần phải hiểu về nguyên nhân hình thành và các yếu tố nguy cơ gây ra vảy nến. Qua bài viết trên, mong rằng người bệnh đã hiểu được: Vảy nến có khả năng di truyền bởi nó có mối liên hệ với các gen. Tuy nhiên, nếu bạn bị vảy nến thì cũng không cần phải quá lo lắng vì đây chỉ là một bệnh lý da liễu không quá phức tạp. Do đó, chúng ta có thể dễ dàng kiểm soát và cải thiện tình trạng bệnh. Luôn chăm sóc làn da đúng cách, đồng thời kết hợp thêm các sản phẩm chứa thành phần tự nhiên sẽ giúp đẩy lùi được vảy nến an toàn và hiệu quả. Ngoài ra, nếu bạn có thắc mắc gì khác, hãy đặt câu hỏi ở dưới phần bình luận, các chuyên gia của chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp.

Tài liệu tham khảo:

https://www.verywellhealth.com/is-psoriasis-hereditary-5191433

https://www.healthline.com/health/psoriasis/is-psoriasis-hereditary

https://www.webmd.com/skin-problems-and-treatments/psoriasis/psoriasis-genetic-link#:~:text=Psoriasis%20is%20an%20autoimmune%20disorder,in%20who%20gets%20the%20condition