Vảy cá là bệnh da liễu đặc trưng với lớp vảy da khô ráp giống như vảy cá. Bệnh không quá phức tạp và có thể gặp phải ở bất kỳ đối tượng nào nhưng đối với trẻ sơ sinh thì cha mẹ cần phải tìm hiểu rõ để có thể điều trị đúng cách cho trẻ. Bài viết sau đây sẽ tổng hợp các thông tin liên quan về bệnh vảy cá ở trẻ sơ sinh, mời bạn đọc tham khảo. 

Bệnh vảy cá ở trẻ sơ sinh là gì? Phân loại 

Vảy cá ở trẻ sơ sinh là một bệnh lý ngoài da thường gặp. Nguyên nhân chủ yếu được cho là do gen di truyền gây ra. Vảy cá ở trẻ sơ sinh được chia ra thành 3 thể như sau: 

Bệnh vảy cá bẩm sinh thể thông thường

Bệnh vảy cá ở trẻ sơ sinh thường biểu hiện triệu chứng rõ vào mùa thu đông và có thể mất đi vào mùa hè. Tỷ lệ mắc phải ở trẻ là 1/250. Vảy cá cũng có thể mắc đồng thời với viêm da cơ địa (và các bệnh dị ứng khác như viêm mũi dị ứng, hen...) với tỷ lệ khoảng 37-50%.

Trẻ sơ sinh khi bị vảy cá sẽ có biểu hiện da khô, bong vảy. Thời điểm xuất hiện là khoảng 2 tháng sau sinh hoặc muộn hơn. Các vảy da có màu trắng xám, nhỏ mịn, mảnh nhỏ cuộn tròn bám nửa vào da. Bệnh có thể xuất hiện tại mọi vị trí trên cơ thể nhưng chủ yếu ở các mặt duỗi, đặc biệt ở cẳng chân. Không bị thương tổn ở các nếp gấp. Ở thân, tổn thương ở thành bụng nhưng vùng bẹn bình thường. Da mặt thương tổn có ở trán, quanh miệng, có thể có gàu nhẹ ở da đầu. Các vân tay bàn tay, bàn chân trở nên rõ đó là biểu hiện của dày sừng nhẹ. Biểu hiện của vảy cá rõ rệt nhất vào mùa thu đông và nhẹ dần khi trưởng thành. 

Ngoài các triệu chứng kể trên thì làn da của trẻ sẽ bị khô ráp, khó chịu và ngứa ngáy. Điều này sẽ kích thích trẻ gãi ngứa dẫn đến xước da và nhiễm trùng. 

Benh-vay-ca-o-tre-so-sinh-thuong-xuat-hien-o-cang-chan.webp

Bệnh vảy cá ở trẻ sơ sinh thường xuất hiện ở cẳng chân

>>> XEM THÊM: [Bí kíp] Cách trị da chân bị vảy cá tại nhà hiệu quả nhất

Bệnh vảy cá liên quan đến nhiễm sắc thể X

Bệnh thường gặp ở các bé trai do cha mẹ mang gen bệnh lặn không có triệu chứng. Bệnh vảy cá liên quan đến nhiễm sắc thể X chỉ gặp ở nam giới với tỷ lệ mắc phải là 1/2000-6000. 

Các biểu hiện lâm sàng của bệnh xuất hiện sớm, ngay sau khi sinh hoặc tháng đầu, chiếm tỷ lệ khoảng 75%. Biểu hiện vảy da to, dính, màu nâu sẫm bẩn, hình đa giác.Vị trí thương tổn chủ yếu ở mặt gấp (trái ngược với vẩy cá thể thông thường) và mặt duỗi như sau cổ, quanh tai, vùng mặt - cằm, mặt duỗi cánh tay, nếp gấp khuỷu tay, khoeo chân. Thân mình ít có ở vùng bụng, ngực. Rõ hơn ở các vùng mặt duỗi tay, mặt ngoài đùi và cẳng chân. Bàn tay, bàn chân và mặt không bị tổn thương. Ngoài ra có thể bị thương tổn ở da đầu, nách, mu bàn tay/chân. Khoảng 50% trường hợp bị đục giác mạc. Một  biểu hiện đặc biệt của bệnh là tinh hoàn ẩn gặp khoảng 20% trường hợp, lạc chỗ tinh hoàn, vô sinh,… Bệnh không tiến triển nhẹ khi lớn lên và thường biểu hiện nặng hơn vào mùa khô hanh. 

Bệnh vảy cá bong vảy lá 

Vảy cá bong vảy lá có thể gặp phải ở cả nam và nữ với tỷ lệ như nhau. Bệnh thường xuất hiện từ sớm, ngay sau khi trẻ được sinh ra đã có bọc màng (collodion baby) bao phủ cả cơ thể. Lớp màng này sẽ bong đi trong vài tuần. Sau đó xuất hiện các vảy da lớn, thô, dày, màu nâu bao phủ hầu hết da cơ thể. Da ở quanh khớp dày sừng có khi sùi cao lên. Lòng bàn tay, bàn chân dày sừng, nứt nẻ. Bệnh có thể phát triển thành đỏ da toàn thân với biểu hiện lộn mi, da mặt căng. Vảy cá loại này gây ảnh hưởng trầm trọng về thẩm mỹ và tồn tại suốt đời.

Benh-vay-da-ca-o-tre-so-sinh-dac-trung-boi-lop-vay-da-lon-tho-day-va-mau-nau.webp

Bệnh vảy da cá ở trẻ sơ sinh đặc trưng bởi lớp vảy da lớn, thô, dày và màu nâu

>>> XEM THÊM: Cách chữa bệnh vảy cá ở chân mới nhất

Các phương pháp điều trị vảy cá ở trẻ sơ sinh

Để điều trị vảy cá, trước tiên nên sử dụng kem bôi tại chỗ để loại bỏ các tế bào chết đang tích tụ trên da. Nếu phương pháp bôi tại chỗ không đạt được hiệu quả như mong muốn thì mới sử dụng đến thuốc điều trị toàn thân.

Điều trị tại chỗ

Sử dụng các loại kem, thuốc mỡ, gel,... bôi trực tiếp lên vùng da bị vảy cá thường là sự lựa chọn đầu tiên giúp hỗ trợ cải thiện triệu chứng bong tróc và khô ráp da. 

  • Kem dưỡng ẩm: Giúp giữ ẩm cho làn da, chống bong tróc, nứt nẻ. 
  • Kem bôi da có chứa dược chất như acid salicylic, acid lactic, urea,... giúp bạt sừng bong vảy, tẩy các tế bào chết trên da. 
  • Kem bôi da có chứa thành phần tự nhiên như chitosan (chiết xuất từ vỏ tôm, cua,...) ba chạc, lá sòi, dầu dừa,... giúp nhanh chóng làm bong lớp vảy và tái tạo làn da bị tổn thương. 

Duong-am-thuong-xuyen-cho-be-tranh-de-da-kho-qua-muc-gay-bong-troc-nut-ne.webp

Dưỡng ẩm thường xuyên cho bé, tránh để da khô quá mức gây bong tróc, nứt nẻ

Thuốc điều trị toàn thân

Một số hoạt chất có trong các loại thuốc uống hoặc tiêm dùng để điều trị vảy cá như:

  • Vitamin A và các dẫn chất: Có khả năng hạn chế tăng sinh tế bào da, ngăn ngừa sừng hóa và tẩy các tế bào chết. Nhưng cũng cần phải lưu ý rằng, các thuốc chứa hoạt chất này thường đem lại một số tác dụng không mong muốn, cần hỏi ý kiến bác sỹ trước khi sử dụng.
  • Vitamin E: Có vai trò giữ ẩm cho da, tăng sản sinh collagen và trẻ hóa tế bào Nhờ vậy mà lớp tế bào chết nhanh chóng được loại bỏ, da mềm mại và ẩm mượt hơn. 

Cha mẹ cần làm gì để chăm sóc làn da bị vảy cá của trẻ?

Trẻ sơ sinh là đối tượng có làn da rất nhạy cảm. Thêm vào đó, vảy cá còn làm da của trẻ trở nên khô và dễ bị tổn thương hơn. Vì vậy, cha mẹ cần lưu ý một số điều sau trong quá trình chăm sóc da cho trẻ. 

  • Nên tắm nước ấm để giúp làm dịu và loại bỏ các tế bào chết tích tụ trên bề mặt da.
  • Chọn xà phòng dịu nhẹ, cân bằng độ pH. Sử dụng xà phòng có độ pH cao có thể khiến da bị khô, nứt nẻ và bong tróc. 
  • Sau khi tắm xong cần lau khô người ngay, tránh để da khô tự nhiên vì có thể khiến da bị mất nước và làm trầm trọng thêm các triệu chứng của bệnh vảy cá. 
  • Sử dụng kem dưỡng ẩm dịu nhẹ trên da 2 lần/ngày. Khi thời tiết khô và lạnh, có thể tăng tần suất sử dụng để da bớt khô hơn.
  • Sử dụng máy tạo độ ẩm trong thời tiết hanh khô để tăng độ ẩm không khí và ngăn ngừa tình trạng khô da. 
  • Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày và bổ sung các vitamin, khoáng chất cần thiết để cải thiện các triệu chứng do bệnh vảy cá gây ra. 
  • Hoạt động thể chất thường xuyên sẽ kích thích các tuyến mồ hôi tiết ra dầu và giữ cho lớp biểu bì ẩm. 
  • Nên phơi nắng khoảng 5 - 10 phút mỗi ngày để giảm sự tăng sinh của tế bào sừng. 
  • Cần lựa chọn các sản phẩm bôi da có thành phần rõ ràng, lành tính từ thảo dược như chitosan, lá sòi, dầu dừa, ba chạc,... để cải thiện tình trạng khô da, bong tróc đồng thời tái tạo vùng da bị tổn thương mà không lo tác dụng phụ ảnh hưởng xấu đến trẻ.

Mot-so-thanh-phan-tu-tu-nhien-giup-dieu-tri-vay-ca-o-tre-so-sinh-an-toan-va-hieu-qua.webp

Một số thành phần từ tự nhiên giúp điều trị vảy cá ở trẻ sơ sinh an toàn và hiệu quả

Các bậc phụ huynh cần tìm hiểu những thông tin cần thiết về bệnh vảy cá ở trẻ sơ sinh để có thể lựa chọn được phương pháp điều trị phù hợp và hiệu quả nhất. Mong rằng bài viết trên đã giúp ích được các cha mẹ có con bị vảy cá. Ngoài ra, nếu bạn có băn khoăn gì thêm, hãy đặt câu hỏi ngay dưới phần bình luận để chúng tôi có thể giải đáp bạn chi tiết nhất. 
Tài liệu tham khảo:

https://www.nhs.uk/conditions/ichthyosis/

https://www.webmd.com/skin-problems-and-treatments/what-is-ichthyosis

https://emedicine.medscape.com/article/1198130-overview