Chữa bệnh vảy nến tại nhà là phương pháp được khá nhiều người tìm hiểu và áp dụng hiện nay bởi cách thực hiện dễ dàng, an toàn mà mang tới hiệu quả bất ngờ. Bài viết sau đây là tổng hợp các cách chữa bệnh vảy nến tại nhà hiệu quả mà bạn nhất định nên thử.

Chữa bệnh vảy nến tại nhà bằng nha đam

Nha đam là loại cây chứa khá nhiều nước. Chúng có tác dụng dưỡng ẩm và làm dịu da ở người bị vảy nến. Ngoài ra, trong nhựa nha đam có khả năng sát trùng, tiêu viêm, kích thích tái tạo tế bào mới và phục hồi vùng da bị tổn thương.

Cách làm cụ thể như sau:

  • Gọt bỏ lá lấy phần ruột nha đam và đem nghiền. 
  • Thoa một lớp mỏng lên vùng da bị vảy nến và để trong 20 phút rồi rửa sạch lại bằng nước. 
  • Thực hiện lặp lại 3-4 lần/tuần để nhanh chóng đạt được kết quả mong muốn.

Nha-dam-giup-cung-cap-do-am-va-duong-chat-cho-lan-da-bi-vay-nen-hieu-qua.webp

Nha đam giúp cung cấp độ ẩm và dưỡng chất cho làn da bị vảy nến hiệu quả

>>> XEM THÊM: Các thuốc bôi vảy nến được bác sĩ khuyên và lưu ý khi dùng

Lá trầu không có khả năng chữa bệnh vảy nến 

Vì đặc tính kháng khuẩn tự nhiên nên lá trầu không được nhiều người sử dụng để điều trị vảy nến. Tùy theo vị trí vảy nến mà có thể áp dụng một trong hai cách sau:

  • Cách 1: Áp dụng với với vảy nến da đầu.

Rửa sạch lá trầu và đun với 1,5 lít nước trong 10 phút. Sau đó cho muối vào, khuấy đều rồi tắt bếp. Đổ nước vào chậu sạch, để nguội rồi gội đầu. Người bị vảy nến da đầu nên thực hiện cách này 3 lần / tuần để giảm ngứa và kích thích các mảng vảy bong ra một cách tự nhiên.

  • Cách 2: Áp dụng với các vùng da bị vảy nến trên cơ thể.

Rửa sạch lá trầu và cho vào cối giã nhuyễn với muối. Dùng khăn sạch vắt lấy nước cốt rồi thoa trực tiếp lên vùng da bị vảy nến để làm mềm da và chống nhiễm trùng. Thực hiện đều đặn 3 lần/tuần để đẩy lùi các triệu chứng của vảy nến.

Chữa bệnh vảy nến với nghệ vàng ngay tại nhà

Nghệ rất giàu curcumin, đây là chất có đặc tính chống viêm, khử trùng và chống oxy hóa mạnh. Nghệ vàng được sử dụng bôi trực tiếp lên da giúp giảm bớt sự khó chịu và ngăn ngừa để lại sẹo do các tổn thương của vảy nến gây ra.

Cách thực hiện như sau:

  • Cạo sạch vỏ nghệ, sau đó nghiền nát. 
  • Thêm 2 thìa nước đun sôi để nguội rồi lọc lấy nước nghệ. 
  • Bôi trực tiếp nước nghệ lên vùng da bị tổn thương.
  • Thực hiện đều đặn mỗi ngày sẽ giúp đạt được hiệu quả rõ rệt.

Ngoài cách trên, người bệnh có thể bổ sung nghệ như một loại gia vị vào các món ăn hàng ngày. Đây sẽ là một trong những cách chữa bệnh vảy nến tại nhà cho hiệu quả cao giúp da mau lành và kéo dài khoảng cách các đợt tái phát.

Nghe-vang-Nguyen-lieu-don-gian-giup-chua-benh-vay-nen-tai-nha.webp

Nghệ vàng - Nguyên liệu đơn giản giúp chữa bệnh vảy nến tại nhà

>>> XEM THÊM: Bệnh viêm khớp vảy nến là gì? Chế độ ăn cần lưu ý ra sao?

Lá ổi giúp chữa vảy nến tại nhà đơn giản

Sử dụng lá ổi là một phương pháp chữa bệnh vảy nến tại nhà hiệu quả mà có thể bạn chưa biết. Lá ổi chứa hoạt chất có đặc tính giảm đau và khử trùng. Ngoài ra, lá ổi còn có khả năng tăng cường tuần hoàn máu dưới da, giúp đưa nhiều dưỡng chất đến vùng da bị tổn thương để chữa lành và bảo vệ làn da.

Lá ổi có thể đun lấy nước uống hàng ngày hoặc đun lấy nước tắm. Bạn có thể kết hợp cả hai phương pháp này để đem lại hiệu quả tốt nhất.

Dùng dầu dừa chữa bệnh vảy nến ngay tại nhà 

Với đặc tính thân dầu, dễ thẩm thấu qua da và giữ ẩm tốt, dầu dừa sẽ giúp giải quyết vấn đề da khô, nứt nẻ do vảy nến. Vì vậy, việc sử dụng dầu dừa được coi là cách chữa bệnh vảy nến tại nhà hiệu quả. Dầu dừa có khả năng dưỡng ẩm và cung cấp dưỡng chất cần thiết cho da, giúp da có được độ ẩm cần thiết, làm dịu và mềm mại da.

Sử dụng dầu dừa để chữa bệnh vảy nến tại nhà bằng cách như sau:

  • Sau khi tắm, lấy vài giọt dầu dừa thoa đều lên da. Massage nhẹ nhàng để dưỡng chất thấm sâu vào da.
  • Giữ trong khoảng 10 phút, sau đó rửa lại bằng nước sạch.
  • Thực hiện hàng ngày để cải thiện rõ rệt tính trạng da khô và bong tróc.

Tuy nhiên, khi sử dụng dầu dừa cần chú ý:

  • Chỉ sử dụng dầu dừa nguyên chất.
  • Không dùng dầu dừa cho vảy nến ở vùng mắt, vùng da có nếp gấp và vùng kín.

Dau-dua-giup-duong-am-giam-bong-troc-nut-ne-do-vay-nen.webp

Dầu dừa giúp dưỡng ẩm, giảm bong tróc, nứt nẻ do vảy nến

Chữa bệnh vảy nến tại nhà với phèn chua

Phèn chua là một nguyên liệu quen thuộc và dễ kiếm. Nhiều người đến nay vẫn chưa biết phèn chua có khả năng cải thiện các bệnh lý da liễu hiệu quả. Sử dụng phèn chua để chữa bệnh vảy nến tại nhà giúp cải thiện tình trạng ngứa, bong vảy, kháng viêm hiệu quả. Cách sử dụng phèn chua như sau:

  • Kết hợp phèn chua với các vị thuốc như hoa cúc dại, xuyên tiêu, mang tiêu rồi cho vào nồi đun sôi với 3 lít nước. 
  • Đun trong khoảng 20 phút rồi hòa với nước lạnh để giảm nhiệt độ. Sử dụng nước này để tắm hàng ngày giúp làm lành các vết thương do vảy nến gây ra. 

Dùng muối hạt để chữa vảy nến ngay tại nhà

Muối hạt không chỉ là gia vị trong nấu ăn mà còn có tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm. Để cải thiện các triệu chứng của vảy nến, bạn có thể sử dụng nước muối pha loãng để sát trùng vết thương, chống viêm và ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập. Cách sử dụng muối hạt để chữa vảy nến tại nhà khá đơn giản, người bệnh có thể thực hiện đều đặn hàng ngày. 

Muoi-bien-la-nguyen-lieu-de-kiem-giup-cai-thien-tinh-trang-vay-nen-ngay-tai-nha.webp

Muối biển là nguyên liệu dễ kiếm giúp cải thiện tình trạng vảy nến ngay tại nhà

Chitosan - Thành phần tự nhiên chữa bệnh vảy nến hiệu quả

Chitosan chiết xuất từ các loài thủy sản giáp xác như tôm, cua,... Đồng thời chitosan cũng thành phần khá quen thuộc trong các sản phẩm bôi da giúp cải thiện các vấn đề về da liễu. Các nhà khoa học đã được chứng minh: Chitosan có đặc tính kháng khuẩn mạnh, đồng thời đẩy nhanh quá trình chữa lành vết thương, xây dựng hàng rào bảo vệ da và ngăn chặn sự xâm nhập của vi khuẩn. Nhờ đó, vùng da bị tổn thương do vảy nến hoặc các bệnh lý khác sẽ được phục hồi, nguy cơ tái 

Mẹo chữa vảy nến tại nhà bằng phá cố chỉ 

Phá cố chỉ là dược liệu phổ biến hay được sử dụng để chữa các bệnh ngoài da như bạch biến, vảy nến,... Nhiều nghiên cứu đã chứng minh: Phá cố chỉ có khả năng ức chế các vi khuẩn xâm nhập và phát triển tại vùng da bị tổn thương. Ngoài ra, chúng còn giúp cải thiện các mảng bong tróc, nứt nẻ, tẩy tế bào chết và làm lành vết thương trên da, giúp làn da mềm mại và khỏe khoắn hơn.

Người bệnh có thể sắc thuốc để uống hoặc bôi lên vùng da bị tổn thương. Ngoài ra, để tiện loại hơn, bạn nên tìm sản phẩm bôi da có chứa thành phần dịch chiết phá cố chỉ giúp cải thiện nhanh chóng tình trạng vảy nến. 

Phá cố chỉ là một loại thảo dược giúp chữa bệnh vảy nến tại nhà hiệu quả.webp

Phá cố chỉ là một loại thảo dược giúp chữa bệnh vảy nến tại nhà hiệu quả

Ba chạc - Thảo dược chữa vảy nến tại nhà hiệu quả 

Ba chạc (hay còn gọi là chè đắng, chè vằng). Đây là một loại thảo dược rất quen thuộc được sử dụng rộng rãi trong nhiều bài thuốc cổ truyền chữa bệnh vảy nến. Ngoài đặc tính kháng khuẩn, kháng nấm, trong dịch chiết ba chạc còn chứa hoạt chất giúp giảm ngứa, cải thiện bong tróc và làm mềm mịn làn da. 

Nếu bạn khó tìm thấy ba chạc hoặc không có nhiều thời gian để chuẩn bị thì hãy lựa chọn sản phẩm kem bôi da chứa thành phần này. Đây sẽ là phương án tối ưu giúp chữa bệnh vảy nến tại nhà hiệu quả mà tiện lợi nhất. 

Làm sao để chữa bệnh vảy nến tại nhà cho hiệu quả tốt?

Trên thực tế, hiện nay vẫn cách điều trị vảy nến khỏi hoàn toàn. Các biện pháp sử dụng thuốc thường tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ. Do đó, không ít người tìm hiểu và áp dụng cách chữa bệnh vảy nến tại nhà vì độ an toàn cao hơn mà tương đối dễ thực hiện. 

Để chữa bệnh vảy nến tại nhà đạt được hiệu quả cao, bạn cần lưu ý những điều sau:

  • Dưỡng ẩm đều đặn: Bạn nên chú ý dưỡng ẩm thường xuyên bởi đây sẽ là phương pháp hữu hiệu giúp giảm bớt triệu chứng ngứa ngáy, khó chịu và giữ ẩm cho làn da. Hãy chú ý lựa chọn các sản phẩm chứa thành phần phù hợp với làn da nhạy cảm, không chứa hương liệu hóa học,... để hạn chế kích ứng da.
  • Chế độ dinh dưỡng hợp lý: Dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện triệu chứng của vảy nến và ngăn ngừa biến chứng có thể xảy ra. Nên bổ sung các thực phẩm có đặc tính chống viêm, chống oxy hóa như: Trái cây, rau quả chứa vitamin A, C, E và omega-3,...
  • Uống đủ nước, trung bình từ 2-2,5 lít/ngày, tùy thuộc vào nhu cầu của mỗi người. Điều này sẽ giúp cung cấp độ ẩm cho làn da ngay từ bên trong.
  • Rèn luyện thể thao: Tập thể dục thường xuyên sẽ giúp nâng cao sức đề kháng cho cơ thể. Một số bài tập hỗ trợ tốt cho người bị vảy nến như: Chạy bộ, đạp xe, tập yoga,...

Uong-nhieu-nuoc-giup-bo-sung-do-am-cho-lan-da-tu-ben-trong.webp

Uống nhiều nước giúp bổ sung độ ẩm cho làn da từ bên trong

Vảy nến chỉ là bệnh ngoài da, không quá phức tạp nhưng lại gây nhiều phiền phức cho người bệnh. Mong rằng bài viết này đã cung cấp cho bạn đọc một số cách chữa bệnh vảy nến tại nhà hiệu quả. Nếu bạn có điều gì muốn chia sẻ hoặc có thắc mắc gì thêm, hãy để lại bình luận ở dưới, đội ngũ chuyên gia của chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp.

Tài liệu tham khảo:

https://www.webmd.com/skin-problems-and-treatments/psoriasis/ss/slideshow-home-remedies-for-psoriasis

https://www.healthline.com/health/psoriasis/moderate-to-severe/8-home-remedies-for-psoriasis-do-they-work

https://www.healthline.com/health/psoriasis/treat-symptoms-home