Triệu chứng bệnh vảy nến thể giọt
Có khoảng 10% người mắc vảy nến bị vảy nến giọt. Các tổn thương da ở bệnh vảy nến thể giọt không lan rộng và dày như người bị vảy nến thể mảng (vảy nến mảng bám).
Các dấu hiệu nhận biết bệnh vảy nến thể giọt, bao gồm:
- Da có các đốm tổn thương màu đỏ như giọt nước.
- Có vảy trắng bao phủ trên các tổn thương da.
- Da bị khô, nứt nẻ, thậm chí chảy máu.
- Ngứa ngáy.
- Vảy nến thể giọt có thể mọc khu trú ở cánh tay, chân hoặc lan rộng ra toàn thân.
Có 3 giai đoạn của bệnh vảy nến thể giọt, bao gồm:
- Nhẹ: Da chỉ một vài đốm nhỏ, bao phủ khoảng 3% diện tích làn da.
- Trung bình: Các tổn thương chiếm khoảng 3% -10% diện tích làn da.
- Nặng: Những tổn thương bao phủ ≥ 10% diện tích cơ thể bạn, thậm chí là lan ra toàn thân.
Việc phân chia giai đoạn bệnh vảy nến cũng dựa trên mức độ ảnh hưởng đến cuộc sống và hoạt động hàng ngày của người mắc. Ví dụ, bệnh vảy nến trên mặt hoặc da đầu chỉ ảnh hưởng tới 2% - 3% tổng diện tích bề mặt cơ thể nhưng có thể được phân loại là nghiêm trọng vì nó ảnh hưởng đến thẩm mỹ và công việc. Bệnh vảy nến trên tay có thể chỉ chiếm 2% tổng diện tích bề mặt cơ thể nhưng ảnh hưởng đến chất lượng công việc nếu bạn làm việc bằng tay, do đó nó có thể được xếp vào mức độ trung bình đến nặng.
Hình ảnh vảy nến thể giọt
Nguyên nhân gây vảy nến thể giọt
Hiện nay, nguyên nhân gây vảy nến nói chung chưa được tìm ra. Tuy nhiên thông qua nhiều nghiên cứu, các nhà khoa học tin rằng, bệnh có liên quan đến sự rối loạn của hệ miễn dịch.
- Thông thường, hệ miễn dịch có chức năng bảo vệ cơ thể thông qua cơ chế phát hiện và tiêu diệt các tế bào lạ như vi khuẩn, virus. Tuy nhiên, khi bị vảy nến, hệ miễn dịch thường nhầm lẫn và tấn công các tế bào biểu bì da, khiến tế bào da tăng sinh và chết đi liên tục sau 3 – 4 ngày so với 28 – 30 ngày như bình thường. Những tế bào chết được đẩy lên bề mặt da liên tục nhưng không thể rơi ra nên tích tụ lại, gây ra các tổn thương da sưng, đỏ và có vảy trắng.
Ngoài nguyên nhân chính ở trên, một số yếu tố cũng làm tăng nguy cơ bùng phát hoặc làm trầm trọng thêm bệnh vảy nến bao gồm:
- Yếu tố di truyền và lịch sử gia đình có người bị vảy nến.
- Nhiễm trùng, đặc biệt là viêm họng liên cầu khuẩn.
- Stress, căng thẳng: Điều này có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng bệnh vảy nến.
- Vết trầy xước trên da như vết cắt, vết cắn, tiêm hoặc xăm mình.
- Hút thuốc lá.
- Sử dụng một số loại thuốc như thuốc chống sốt rét và chẹn beta, thuốc điều trị rối loạn lưỡng cực,...
- Uống quá nhiều rượu, bia.
Rượu bia cũng là nguyên nhân gây bệnh vảy nến
Vảy nến có chữa khỏi được không?
Hiện nay, chưa có thuốc điều trị vảy nến khỏi hoàn toàn. Tuy nhiên, người mắc vẫn có thể áp dụng các phương pháp như dùng thuốc, quang hóa trị liệu kết hợp biện pháp thay đổi lối sống để cải thiện triệu chứng bệnh vảy nến và ngăn ngừa bệnh tái phát.
Cách điều trị vảy nến thể giọt
Trong hầu hết các trường hợp, một đợt bùng phát bệnh vảy nến thể giọt thường kéo dài 2 - 3 tuần. Tuy nhiên, bác sĩ sẽ chỉ định một số cách giúp bạn cải thiện triệu chứng bệnh bao gồm:
- Sử dụng thuốc: Một số lựa chọn không kê đơn hoặc theo toa giúp giảm ngứa, giảm bong tróc cho da bao gồm:
+ Sử dụng kem Cortisone cho vùng da bị ngứa và sưng
+ Áp dụng dầu gội trị gàu cho da đầu
+ Sử dụng kem dưỡng ẩm
+ Sử dụng thuốc kê đơn có vitamin A
+ Nếu trường hợp nghiêm trọng hơn, bác sĩ có thể cho bạn một đơn thuốc điều trị toàn thân dạng uống như: Corticosteroid
- Quang hóa trị liệu: Đây còn được gọi là liệu pháp ánh sáng giúp cải thiện triệu chứng bệnh vảy nến hiệu quả. Bác sĩ sẽ chiếu ánh sáng cực tím lên da của người bệnh trong quá trình điều trị. Ngoài ra, người bị vảy nến phơi làn da dưới ánh sáng mặt trời trước 9 giờ sáng hoặc sau 5 giờ chiều cũng giúp giảm triệu chứng bệnh vảy nến rất tốt.
- Các biện pháp thay đổi lối sống và sử dụng sản phẩm thảo dược: Người bị vảy nến cần:
+ Kiểm soát tốt tình trạng stress.
+ Tăng cường vận động, tập thể dục thể thao ít nhất 30 phút/ngày.
+ Hạn chế sử dụng rượu, bia.
+ Không sử dụng hoặc từ bỏ hút thuốc lá.
+ Có chế độ ăn uống khoa học: Tăng cường ăn rau xanh, hoa quả tươi, các loại hạt, ngũ cốc,… Hạn chế ăn thịt đỏ, uống sữa, tiêu thụ những thực phẩm chiên rán,…
+ Bảo vệ da dưới ánh nắng mặt trời hoặc tránh các tác động có thể gây tổn thương da.
+ Sử dụng thuốc theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ.
- Giúp làm thơm, dưỡng da và duy trì độ ẩm.
- Giúp làm sạch các vảy da và tế bào da chết, làm dịu da khi bị: Viêm da, ngứa ngáy, vảy nến, á sừng, tổ đỉa, bong tróc, vảy da... và kích thích tái tạo tế bào da mới. Chúc bạn sức khỏe.