Vảy nến ở mặt là bệnh lý chiếm tỷ lệ không nhỏ trong số các trường hợp bị vảy nến. Không chỉ làm tổn thương da mà tình trạng này còn gây mất thẩm mỹ, khiến bạn tự ti, ngại giao tiếp. Vậy cụ thể đây là bệnh lý như thế nào? Cách khắc phục ra sao? Hãy theo dõi ngay bài viết sau đây để có lời giải đáp bạn nhé!

Nguyên nhân nào gây ra vảy nến ở mặt?

Hiện nay, nguyên nhân gây bệnh vảy nến ở mặt vẫn chưa được xác định chính xác. Tuy vậy, nhiều tài liệu đã chỉ ra rằng, sự suy yếu của hệ thống miễn dịch trong cơ thể có liên hệ mật thiết đến tình trạng này. Bình thường, hệ miễn dịch sẽ phát hiện và tiêu diệt các tác nhân lạ có khả năng gây hại cho cơ thể. Tuy nhiên, ở trường hợp bị vảy nến ở mặt, hệ miễn dịch lại nhận diện nhầm và tấn công chính các tế bào biểu bì khỏe mạnh, gây ảnh hưởng đến chu kỳ sinh trưởng của chúng, khiến các tế bào này chết đi chỉ sau 3-4 ngày thay vì 28 – 30 ngày như bình thường. Do số lượng nhiều, không kịp bong ra mà chúng tích tụ dần, xếp chồng lên nhau, gây nên các tổn thương sưng, đỏ, đóng vảy trắng bạc, ngứa ngáy, có khi chảy máu.

Hơn nữa, một số tác nhân khác cũng góp phần khiến bệnh vảy nến ở mặt bùng phát hay tiến triển nặng hơn, bao gồm:

- Tiền sử gia đình: Cụ thể, theo một số khảo sát, nếu trong gia đình có người bị vảy nến thì những người thân xung quanh có nguy cơ mắc bệnh lên đến 40%.

- Tác dụng phụ của một số thuốc.

- Nhiễm trùng da, chấn thương.

- Dị ứng thực phẩm.

- Uống rượu, bia, hút thuốc lá.

- Béo phì, thừa cân.

- Căng thẳng, lo lắng, trầm cảm trong thời gian dài.

Triệu chứng của bệnh vảy nến ở mặt

Vảy nến có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể, trong đó có mặt. Bởi vậy, vảy nến ở mặt cũng xuất hiện các triệu chứng bong tróc da, ngứa ngáy, tấy đỏ như ở chân, tay,... Tuy nhiên, bệnh có một số điểm đặc trưng, tùy thuộc vào vị trí trên mặt bị ảnh hưởng. Cụ thể:

- Vùng mắt: Mí mắt bị sưng, viêm, bề mặt tổn thương xuất hiện vảy trắng, có khi bao phủ cả vùng này. Nếu không được điều trị trong thời gian dài, mí mắt có thể bị viêm, khó đóng - mở, ảnh hưởng đến khả năng quan sát.

- Vị trí tai: Vảy da có thể tích tụ, bong tróc, làm chặn ống tai, gây nghe khó. Tuy nhiên, rất hiếm khi tình trạng này ảnh hưởng đến bên trong tai.

- Khu vực miệng: Vảy nến đôi khi xuất hiện phía trong hay xung quanh miệng, ở nướu, lưỡi, niêm mạc má, trên môi với lớp vảy màu trắng hoặc xám.

- Bạn còn có thể gặp phải các triệu chứng trên trán hay khu vực đường viền tóc.

Vảy nến ở mặt gây mất thẩm mỹ, khiến bạn cảm thấy tự ti, ngại ngùng, mặc cảm khi giao tiếp với những người xung quanh.

Cách khắc phục tình trạng vảy nến ở mặt

Các phương pháp hỗ trợ điều trị vảy nến hiện nay tập trung vào việc cải thiện nhanh chóng triệu chứng và ngăn ngừa các tổn thương nặng trên da lan rộng ra những vị trí khác trên cơ thể. Dưới đây là một số phương pháp thường được áp dụng:

Quang hóa trị liệu

Phương pháp này được đánh giá là khá hiệu quả và an toàn cho người bị vảy nến ở mặt. Bạn sẽ được chiếu trực tiếp các chùm tia UV vào vùng da tổn thương, giúp kháng viêm, cải thiện tình trạng bong tróc da, đồng thời còn có khả năng kích thích da tổng hợp vitamin B, từ đó ổn định hoạt động của hệ thống miễn dịch và khắc phục các tổn thương nhanh chóng hơn. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể gặp phải một số phản ứng như: Phồng rộp, bỏng da, có nguy cơ ung thư da.

Sử dụng thuốc

Bạn có thể sử dụng kết hợp chế phẩm bôi ngoài da giúp làm bong sừng, bạt vảy, dưỡng ẩm, làm dịu tổn thương với thuốc uống có tác dụng toàn thân nhằm ngăn chặn kịp thời viêm nhiễm có thể lan rộng. 

Các hoạt chất thường được sử dụng trong thuốc dùng ngoài da như: Vitamin D tổng hợp, retinoid, nhựa than, axit salicylic,... Còn các thành phần trong thuốc uống là: Methotrexate, tazarotene, cyclosporine,...

Mẹo dân gian tại nhà

Với những cách đơn giản sau đây, bạn có thể cải thiện triệu chứng vảy nến ở mặt khá hiệu quả:

- Nha đam: Được biết đến là thảo dược chứa nhiều vitamin có khả năng làm dịu da, giúp giảm đau, tái tạo tế bào và nhanh lành các tổn thương. Bởi vậy, chúng được ứng dụng rất nhiều trong việc hỗ trợ điều trị vảy nến ở mặt. Bạn chỉ cần lấy phần gel bên trong lá, thoa lên vùng da bị vảy nến thật nhẹ nhàng. Kiên trì thực hiện 2-3 lần/ngày trong vòng 1 tuần, bạn sẽ nhận thấy các triệu chứng thuyên giảm. Tuy nhiên, trước khi sử dụng trên mặt, bạn nên thoa trước lên cổ tay và để trong khoảng 30 phút xem có bị kích ứng không rồi mới áp dụng.

- Giấm táo: Trong thành phần của nguyên liệu này chứa rất nhiều chất chống oxy hóa như vitamin C, E,… cực kỳ hữu ích trong việc hỗ trợ điều trị vảy nến da mặt. Cách thực hiện rất đơn giản: Bạn dùng 2 thìa giấm táo, trộn với 2 thìa sữa tươi, sau đó thoa đều hỗn hợp này lên da mặt. Nằm thư giãn trong 20-30 phút, sau đó rửa sạch lại với nước. Thực hiện phương pháp này thường xuyên, bạn sẽ nhận thấy các biểu hiện được cải thiện đáng kể.

Điều chỉnh chế độ sinh hoạt

- Bảo vệ da mặt không bị trầy xước, tránh ánh nắng trực tiếp.

- Dưỡng ẩm thường xuyên, làm sạch da nhẹ nhàng.

- Tăng cường những thực phẩm chứa nhiều omega-3 như: Cá hồi, cá ngừ, ăn nhiều rau xanh, các loại đậu, tránh uống rượu, bia, hút thuốc lá, hạn chế ăn thịt đỏ,…

- Tăng cường vận động, tập luyện ít nhất 30 phút/ngày để nâng cao sức đề kháng cũng như sức khỏe toàn diện.

- Kiểm soát căng thẳng, lo âu, nghỉ ngơi hợp lý.