Vảy nến ở chân là tình trạng không hiếm gặp. Một người có thể bị nhiều loại vảy nến ở chân với các dấu hiệu, triệu chứng khác nhau. Vậy làm thế nào để nhận biết dấu hiệu bệnh vảy nến ở chân để có cách điều trị hiệu quả, tránh các biến chứng nguy hiểm? Mời bạn đọc thông tin có trong bài viết sau đây. 

Cơ chế gây bệnh vảy nến

Vảy nến là bệnh tự miễn, xảy ra do sự rối loạn của hệ miễn dịch. Thông thường, tế bào da mất khoảng 28 – 30 ngày để hình thành, sau đó nâng dần lên bề mặt da, chết đi và rơi ra khỏi cơ thể. Nhưng khi bị vảy nến, hệ miễn dịch tấn công các tế bào da và đẩy nhanh quá trình hình thành lên 10 lần, thời gian từ hình thành đến chết đi rồi tiến lên bề mặt da chỉ diễn ra trong 3 – 4 ngày. Các tế bào da hình thành liên tục, chết đi và chồng lên nhau nhưng không thể rơi ra khỏi cơ thể sẽ tạo thành những mảng bám đỏ, sưng viêm và bong tróc vảy.

Nguyên nhân gây vảy nến ở chân

Bệnh vảy nến phát triển khi cơ thể thay thế các tế bào da quá nhanh. Các bác sĩ không hiểu đầy đủ nguyên nhân gây ra tình trạng da này, nhưng họ tin rằng đó là một bệnh tự miễn. Điều này có nghĩa là hệ thống miễn dịch của cơ thể tấn công các tế bào da do nhầm lẫn.

Gen của một người có thể đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của bệnh vảy nến. Những người mắc các bệnh tự miễn khác cũng có nhiều khả năng phát triển bệnh vảy nến.

Nhiều người bị bệnh vảy nến thấy rằng, một số điều gây ra hoặc làm trầm trọng thêm các triệu chứng của họ. Những kích hoạt bệnh vảy nến tiềm năng có thể khác nhau tùy theo từng người, nhưng có thể bao gồm:

- Một vết thương gần đây trên da, chẳng hạn như vết cắt, vết côn trùng cắn hoặc cháy nắng;

- Căng thẳng cảm xúc;

- Thời tiết thay đổi, đặc biệt là khi chúng gây khô da;

- Bị nhiễm trùng, như viêm họng liên cầu khuẩn;

- Sử dụng một số loại thuốc như thuốc điều trị huyết áp, thuống chống sốt rét,…

Bệnh vảy nến ở chân là gì?

Bệnh vảy nến ở chân có thể ảnh hưởng đến toàn bộ chân, bao gồm đùi, bắp chân và bàn chân. Mức độ ảnh hưởng giữa những người bệnh là khác nhau. Chúng bao gồm:

Bệnh vảy nến ở da chân

Thông thường, bệnh vảy nến ở bàn chân có triệu chứng nhận biết tương tự như bệnh vảy nến thể mảng tại các vị trí khác trên cơ thể. Thường thì các mảng bám dày và có vảy, có thể gây đau, chảy máu nếu xuất hiện vết nứt. Ngoài loại vảy nến trên, còn có các loại vảy nến khác ảnh hưởng đến bàn chân và có hình dạng khác.

+ Bệnh vảy nến mụn mủ cục bộ ảnh hưởng đến khoảng 5% số người mắc bệnh vảy nến. Nó xảy ra phổ biến nhất trong độ tuổi từ 20 - 60. Bệnh có thể gây đau đớn và phổ biến ở phụ nữ hơn nam giới. Khoảng 10 - 25% những người mắc bệnh này có tiền sử gia đình mắc bệnh vảy nến, nhưng lý do chính xác tại sao một số người phát triển nó chưa được biết đến chính xác. Bệnh vảy nến mụn mủ cục bộ gây ra mụn mủ ở lòng bàn tay, lòng bàn chân và thường được nhận biết bởi các mụn mủ màu vàng/trắng có đường kính khoảng 2 - 3mm, xuất hiện trên các vùng da tay và chân, chẳng hạn như ngón tay cái và hai bên gót chân.  Sau một thời gian, các mụn mủ khô lại và vỡ ra, để lại vết màu nâu trên bề mặt da. 

+ Vảy nến mụn mủ ở ngón chân, tay: Tổn thương thường khu trú ở đầu ngón tay và ít phổ biến hơn là các ngón chân. Nó thường bùng phát sau một số chấn thương da. Bệnh có xu hướng gây đau và có thể dẫn đến mất móng tay. Thay đổi xương có thể được quan sát thấy trong trường hợp nghiêm trọng. Nó rất khó điều trị. Các phương pháp điều trị tại chỗ thường không hiệu quả nhưng đôi khi, các loại thuốc toàn thân có thể giúp làm sạch tổn thương và phục hồi móng.

- Cách chẩn đoán: Bệnh vảy nến ở bàn chân có thể được chẩn đoán bằng cách kiểm tra đơn giản, nhưng nếu có bất kỳ nghi ngờ nào thì bạn nên đến gặp các bác sĩ da liễu. Họ sẽ giúp chẩn đoán chính xác, tránh sự nhầm lẫn với các tình trạng da khác.

Viêm khớp vảy nến ở chân

Viêm khớp vảy nến có thể gây ra cứng khớp, đặc biệt là sau một thời gian không hoạt động như sau khi thức dậy vào buổi sáng. Viêm khớp vảy nến cũng có thể gây sưng ngón chân nên trông giống như xúc xích. Một số người cũng bị đau gót chân vì gân Achilles kết nối các cơ bắp chân với xương gót chân bị viêm. Sưng quanh mắt cá chân là tình trạng phổ biến trong bệnh viêm khớp vảy nến ảnh hưởng đến bàn chân. Viêm khớp vảy nến có thể dẫn đến biến dạng khớp. Ngoài ra, người bệnh có thể gặp tình trạng cứng khớp. 

Sự hiện diện của bệnh vảy nến có thể dẫn đến các triệu chứng khớp. Viêm khớp vảy nến thường phát triển ở những người bị nhiều bệnh vảy nến, có xu hướng phổ biến hơn ở những người bị bệnh vảy nến móng tay. Cũng như các triệu chứng khớp, viêm khớp vảy nến dẫn đến cảm giác mệt mỏi. Nếu bạn có các triệu chứng viêm khớp, chẳng hạn như viêm khớp vảy nến, bác sĩ sẽ giới thiệu bạn đến một bác sĩ thấp khớp. Trong một số trường hợp, có thể tìm kiếm thêm các xét nghiệm máu và chụp X-quang, siêu âm, MRI để tìm ra giải pháp điều trị phù hợp nhất.

Cách điều trị vảy nến ở chân hiệu quả

Điều trị bệnh vảy nến và viêm khớp vảy nến ở chân cần được thực hiện dưới sự chỉ dẫn của bác sĩ. Chúng thường bao gồm:

- Điều trị vảy nến trên da chân

Đối với bệnh vảy nến mảng bám ở bàn chân, phương pháp điều trị thường tương tự như các khu vực khác của cơ thể như sử dụng kem bôi, bôi lên da, thuốc mỡ và gel. Việc sử dụng phương pháp trị liệu bằng ánh sáng (tia cực tím) có thể được xem xét nhưng cần được sự chỉ định của chuyên gia y tế.

Bệnh vảy nến mụn mủ thường rất khó điều trị, mặc dù một số người được hưởng lợi từ steroid tại chỗ mạnh kết hợp với các chế phẩm tar. Tuy nhiên, trong hầu hết các trường hợp, việc điều trị bằng viên nén acitretin (một dẫn xuất vitamin A) là hiệu quả nhất.

- Điều trị viêm khớp vảy nến ở chân

Điều trị viêm khớp vảy nến ở bàn chân bao gồm nhiều phương pháp được sử dụng trong việc kiểm soát viêm khớp. Mục đích của trị liệu là giảm viêm, giảm đau và tránh tàn tật vĩnh viễn.

Điều trị ban đầu có thể bao gồm sử dụng thuốc giảm đau, thường là thuốc giảm đau chống viêm được khuyến cáo như ibuprofen. Để điều trị viêm và sưng hiệu quả, một loại thuốc theo toa có thể được chỉ định cho bạn. Phương pháp điều trị có thể bao gồm tiêm corticosteroid vào các khu vực bị sưng viêm, sử dụng corticosteroid đường uống, thuốc chống viêm và methotrexate. Tuy nhiên, bạn nên đến gặp các bác sĩ da liễu để được tư vấn phác đồ điều trị phù hợp.

- Biện pháp thay đổi lối sống

Ngoài các biện pháp trên, một số thay đổi lối sống có thể giúp giảm hoặc ngăn ngừa bùng phát bệnh vảy nến ở chân, bao gồm:

- Duy trì sức khỏe lành mạnh, chẳng hạn như duy trì cân nặng ổn định, tránh hút thuốc, giảm lượng rượu và ăn một chế độ ăn uống cân bằng.

- Giữ cho da được giữ ẩm bằng cách thường xuyên sử dụng các chất làm mềm, tránh xà phòng và mỹ phẩm có thể làm khô da.

- Xác định và tránh các yếu tố nguy cơ gây vảy nến.

- Giảm thiểu căng thẳng, chẳng hạn như thiền định, yoga, trị liệu hoặc các phương pháp khác.

- Tập thể dục thường xuyên.