Vẩy nến toàn thân gây đau đớn bởi da đỏ căng, tróc vẩy, chảy nước, toàn thân đỏ như con tôm luộc. Bệnh tiến triển từ vẩy nến thể thông thường do điều trị không đúng cách, đặc biệt là do dùng corticoid đường toàn thân và lạm dụng thuốc corticoid đường bôi sử dụng kéo dài.

Vảy nến da đỏ toàn thân như thế nào?

Tùy vào đặc điểm lâm sàng, bệnh vẩy nến được chia thành nhiều thể như: vẩy nến thể mảng, thể giọt, thể mủ, thể đảo ngược, thể khớp và một trong những thể nặng nhất là đỏ da toàn thân.

Vẩy nến thể đỏ da toàn thân là bệnh lan rộng khắp cơ thể, lớp vẩy có màu đỏ tươi, bóng, phù nề, cộm, căng, thậm chí tiết dịch trong giống như những giọt sương li ti, ngứa dữ dội, nứt nẻ, các nếp kẽ bị loét, khiến người mắc vô cùng đau rát, kèm theo sốt, thường kèm theo tổn thương khớp, lòng bàn chân sừng hoá, móng dày lên và dễ rụng... Ngoài ra, vẩy nến thể đỏ da toàn thân còn liên quan đến một số bệnh lý khác như: hội chứng chuyển hóa, bệnh lý tim mạch… 

Rất nhiều loại thuốc đã được sử dụng trong hỗ trợ điều trị vẩy nến. Đó là các thuốc cổ điển (asen, bismuth, DDS), hiện đại (kháng sinh, cyclosporin, interleukin...) hoặc kết với các thuốc chống viêm, bạt sừng, tái tạo tế bào da (kem có salicylic, corticoid...). Tuy nhiên, những biện pháp này mang lại kết quả không bền vững, bệnh dễ tái phát khi dừng thuốc. Ngoài ra, hỗ trợ điều trị vẩy nến bằng PUVA (quang hóa liệu pháp) hiệu quả có thể đạt 80-90%, nhưng tỷ lệ tái phát là 40% hoặc hơn…