Tay là vị trí thường bị vảy nến “ghé thăm”, đặc biệt là khuỷu tay, móng tay và bàn tay với nhiều triệu chứng khác nhau. Bệnh vảy nến ở tay có thể khiến người mắc mất tự tin, mặc cảm. Trong nhiều trường hợp, nó còn làm cho người bệnh khó cầm nắm, ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống. Tìm hiểu về loại vảy nến này trong bài viết sau!
Vảy nến thường xuất hiện ở vị trí nào?
Theo thống kê của Viện Da liễu Mỹ, khoảng 7,5 triệu người Mỹ bị vảy nến. Còn ở Việt Nam, con số này là 2,5 triệu người. Bệnh nhân vảy nến có thể xuất hiện các mảng da đỏ, ngứa, có vảy trắng đặc trưng trên da. Dưới đây là 7 vị trí mà vảy nến “yêu thích”:
- Da đầu: Bệnh vảy nến thể mảng thường xuất hiện ở vùng da đầu với mức độ từ nhẹ đến các các mảng dày, bong tróc và lan rộng ra tai, trán hoặc sau gáy.
- Khuỷu tay và đầu gối: Bệnh vảy nến thường xuất hiện ở vị trí tì đè như khuỷu tay và đầu gối gây ngứa, đau đớn, thậm chí nứt nẻ, chảy máu.
- Bàn tay và bàn chân: Lòng bàn tay và lòng bàn chân có thể xuất hiện bệnh vảy nến mụn mủ. Ở vị trí này, da đỏ kèm theo đám mụn đầu mủ trắng, gây đau đớn.
- Móng tay: Bệnh vảy nến có thể xuất hiện ở móng tay. Tình trạng này ảnh hưởng đến 50% người bị vảy nến.
- Bộ phận sinh dục: Vảy nến có thể xuất hiện trong các nếp gấp của da, thậm chí cả bộ phận sinh dục. Bệnh ảnh hưởng đến dương vật của nam giới và âm đạo của phụ nữ. Ngoài ra, háng, kẽ mông cũng dễ bị vảy nến với triệu chứng xuất hiện tổn thương đỏ, mịn và không có vảy trắng.
- Trong nếp gấp da, như mông, nách hoặc dưới ngực: Đây là bệnh vảy nến đảo ngược với tổn thương rất đỏ ở phía sau đầu gối, nách, háng,... Các tổn thương da thường bị kích thích bởi sự cọ xát và mồ hôi.
Triệu chứng bệnh vảy nến ở tay
Bệnh vảy nến ở tay gây nhiều ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày của người mắc. Nó thường tác động đến da, móng và xương khớp.
- Dấu hiệu ở da: Da tay có thể bị vảy nến thể mảng, thể giọt, mụn mủ hoặc đỏ da toàn thân “ghé thăm”. Bệnh thường gây ra tổn thương màu đỏ, sưng viêm và bong tróc vảy trắng, khiến cánh tay đỏ, kèm theo mụn đầu mủ trắng, đau rát.
Thông thường, vảy nến ảnh hưởng đến tay sẽ tập trung ở: Khuỷu tay đối với vảy nến thể mảng, cả cánh tay đối với vảy nến thể giọt, bàn tay hoặc đầu ngón tay nếu bị vảy nến thể mủ.
- Dấu hiệu ở móng: Vảy nến có thể ảnh hưởng đến móng tay, khiến móng bị đổi màu thành trắng đục hoặc vàng. Ngoài ra, nó làm mất sự sáng bóng của móng, khiến móng sần sùi, gồ ghề. Nhiều người còn bị mất móng tay khi mắc vảy nến.
- Dấu hiệu ở khớp: Vảy nến có xu hướng ảnh hưởng đến các khớp ngón tay, gây sưng, đỏ và đau, làm ảnh hưởng đến cuộc sống, thậm chí là khiến người mắc bị tàn tật do dính khớp.
Các phương pháp điều trị vảy nến ở tay hiện nay
Hiện nay, chưa có thuốc chữa vảy nến khỏi hoàn toàn. Các phương pháp điều trị đều hướng đến 2 mục tiêu là: Điều trị triệu chứng và ngăn ngừa tái phát. Chúng bao gồm:
Thay đổi lối sống khoa học
Đây là phương pháp đầu tiên mà người bị vảy nến cần áp dụng để ngăn ngừa và điều trị tốt bệnh. Cụ thể:
- Tăng cường vận động, tập thể dục ít nhất 30 phút/ngày với các bài tập như: Đi bộ, chạy bộ, đạp xe, bơi lội,...
- Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học: Bổ sung thêm các thực phẩm chứa nhiều omega-3 như cá hồi, cá trích, vừng đen,... Ăn nhiều rau xanh, các loại đậu,... Tránh uống rượu bia, hút thuốc lá; Hạn chế uống sữa, ăn các loại thịt đỏ như thịt bò, thịt ngựa,...
- Quản lý tốt stress, căng thẳng bằng cách đọc sách, xem phim hài, thiền, tập yoga,...
- Bảo vệ da không bị trầy xước, cháy nắng.
Sử dụng thuốc
Đây là cách được các chuyên gia chỉ định cho người bị vảy nến. Thuốc hoạt động dựa trên cơ chế chống viêm, ức chế miễn dịch nên giúp cải thiện triệu chứng. Tuy nhiên, chính điều này lại khiến hệ miễn dịch suy yếu, làm cho bệnh ngày càng trầm trọng và khó điều trị. Ngoài ra, thuốc có rất nhiều tác dụng phụ nguy hiểm cho cơ thể như: Gây loãng xương, teo da, ảnh hưởng đến gan, thận,… Chính vì thế, bạn hãy cẩn trọng khi sử dụng.
Quang hóa trị liệu vảy nến
Đây là phương pháp sử dụng ánh sáng nhân tạo UV để cải thiện các triệu chứng bệnh vảy nến. Phương pháp này được đánh giá là an toàn nhưng vẫn có một số biến chứng như gây bỏng, nhạy cảm với ánh nắng mặt trời hoặc ung thư da.