Trị vảy nến bằng lá trầu không là phương pháp được khá nhiều người chú ý, bởi nguồn nguyên liệu dễ kiếm, mang lại hiệu quả nhất định mà an toàn hơn so với điều trị tây y. Vậy cụ thể, trị vảy nến bằng lá trầu không nên thực hiện như thế nào để có hiệu quả tốt? Bài viết sau đây sẽ cung cấp cho bạn những thông tin cụ thể!

Vảy nến là bệnh gì?

Vảy nến là bệnh da liễu mạn tính khá phổ biến, ảnh hưởng đến 2 - 3% dân số thế giới. Theo thống kê, vảy nến có thể xuất hiện ở cả người lớn trẻ nhỏ, nhưng thường gặp trong độ tuổi từ 10 - 50.

Các biểu hiện đặc trưng của vảy nến là sưng đỏ da thành mảng, có vảy trắng li ti phủ dày đặc phía trên, đồng thời da ngày càng khô nứt, khiến người mắc ngứa ngáy, muốn cào gãi thường xuyên.

Cho tới nay, nguyên nhân gây ra vảy nến vẫn chưa được xác định chính xác nhưng nhiều tài liệu đã chỉ ra rằng, sự rối loạn của hệ miễn dịch chính là yếu tố hàng đầu khiến bệnh bùng phát. Bên cạnh đó, một số tác nhân khác như: Da trầy xước nghiêm trọng, chế độ sinh hoạt kém lành mạnh, tác dụng phụ khi dùng thuốc,... có thể khiến triệu chứng vảy nến tiến triển trầm trọng hơn.

80.jpg

Hình ảnh bệnh vảy nến

Tác dụng của lá trầu không với bệnh vảy nến như thế nào?

Chắc hẳn lá trầu không đã quá quen thuộc trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta, nhưng bạn có biết rằng, đây cũng là một thảo dược khá hiệu quả trong hỗ trợ điều trị nhiều bệnh lý, trong đó có vảy nến.

Từ xa xưa, các vị danh y đã xác định lá trầu không có vị cay, nồng, tính ấm, hương thơm đặc trưng, quy kinh tỳ, phế, vị, với công dụng: Khu phong tán hàn, hành khí, chỉ thống, hóa đàm, giảm ngứa ngáy.

Tới nay, qua quy trình phân tách, các nhà khoa học đã tìm thấy trong lá lốt rất nhiều hoạt chất có lợi cho sức khỏe:

- Tanin có khả năng chống oxy hóa, khử gốc tự do, và đặc biệt có khả năng tiêu diệt tế bào u cũng như những tác nhân gây đột biến khác.

- Hợp chất phenolic, bao gồm: Betel-phenol, chavicol và một số đồng phân khác, chính là thành phần tinh dầu trong lá lốt, không chỉ tạo ra mùi thơm đặc trưng mà chúng còn có khả năng kháng khuẩn, giảm viêm, dịu ngứa ngáy hiệu quả.

- Một số axit amin, vitamin và khoáng chất khác giúp nâng cao miễn dịch, đồng thời làm các tổn thương mau lành.

Như vậy, trị vảy nến bằng lá trầu không là cách tương đối hiệu quả giúp bạn cải thiện tình trạng ngứa ngáy, bong tróc da, giảm khô nứt, đau rát.

Cách trị vảy nến bằng lá trầu không hiệu quả

Dưới đây là một số phương pháp đơn giản sử dụng lá trầu không giúp cải thiện triệu chứng bệnh vảy nến, mời các bạn cùng tham khảo:

- Làm sạch da bằng nước lá trầu không: Bạn có thể sử dụng dung dịch này để vệ sinh vùng da bị vảy nến hàng ngày, sẽ giúp làm khô, săn se tổn thương, giảm ngứa, bớt bong vảy. Chỉ cần chuẩn bị một nắm lá trầu không, rửa sạch, đun với nước sôi trong 10 phút, để nguội bớt là sử dụng được. Bạn cần chú ý, nên dùng vải mềm để hạn chế trầy xước trên da.

- Kết hợp lá trầu không và muối: Bạn cũng chuẩn bị lượng lá trầu không như trên, rửa kỹ với nước, sau đó ngâm với muối trong 15 - 20 phút. Tiếp theo, hãy vớt lá ra, vò nát rồi chà nhẹ lên những vị trí sưng đỏ do vảy nến. Thực hiện cách này 1 - 2 lần/tuần sẽ giúp bệnh vảy nến của bạn được khắc phục hiệu quả.

- Uống nước trầu không: Bên cạnh việc sử dụng ngoài da, bạn cũng có thể đun nước lá trầu không uống mỗi ngày, cũng là cách trị vảy nến được nhiều người áp dụng.