Vẩy nến và trầm cảm là vòng luẩn quẩn mà bất kỳ người bệnh nào cũng gặp phải. Sự tự ti, xấu hổ cùng sự xa lánh của những người xung quanh khiến người bệnh rơi vào tình trạng trầm cảm. Vậy, làm sao để thoát khỏi tình trạng này? Hãy tìm hiểu trong bài viết sau.

Trầm cảm do vẩy nến – Hậu quả khôn lường

Trầm cảm là bệnh luôn song hành với bệnh vẩy nến. Những người bị bệnh vẩy nến có nguy cơ trầm cảm gấp đôi so với những người không bị bệnh. Các bác sĩ tin rằng những thay đổi sinh học gây ra bệnh vẩy nến cũng có thể dẫn đến trầm cảm. Tiến sĩ Jerry Bagel, chuyên gia da liễu thuộc Đại học Columbia (Mỹ) cho biết, sự kỳ thị của những người xung quanh cũng làm cho người bệnh chán nản.

Trầm cảm có tác động đáng kể đến chất lượng cuộc sống. Những người bị bệnh vẩy nến cũng có nhiều khả năng có ý nghĩ tự tử và tự sát. Điều quan trọng là tìm ra các triệu chứng trầm cảm. Nếu bạn có bất kỳ triệu chứng nào sau đây, hãy trao đổi với chuyên gia:

- Không ngủ được.

- Cảm thấy như bạn không thể ra khỏi giường.

- Mất năng lượng.

- Không còn hứng thú đến những thứ mà bạn đã từng yêu thích.

- Không thể tập trung.

vay-nen-da-mat.jpg

Trầm cảm do vảy nến 

Tiến sĩ Roger S. Ho, trợ lý giáo sư da liễu cho Trường Y khoa Đại học New York và Trung tâm Y tế Langone (Mỹ) nói rằng: “Người bệnh vẩy nến được khuyên là bệnh không thể điều trị. Điều này làm cho họ có nguy cơ trầm cảm cao. Tuy nhiên, nhiều bệnh nhân có thể không nhận thức được các triệu chứng trầm cảm của họ. Do đó, các chuyên gia da liễu nên biết rằng tất cả bệnh nhân bị vẩy nến cần được kiểm tra bệnh trầm cảm”.

Bệnh vẩy nến không phải là tình trạng tổn thương da duy nhất có liên quan đến bệnh tâm thần. Madhulika A. Gupta, giáo sư Khoa Tâm thần học thuộc Đại học Western Ontario (Canada) nhận định rằng: Các nghiên cứu thường tìm ra mối liên hệ của bệnh trầm cảm và sự ảnh hưởng của căn bệnh này đến chất lượng cuộc sống. Tuy nhiên, bệnh vẩy nến không phải yếu tố bình thường ảnh hưởng đến chứng trầm cảm vì nó liên quan đến các vấn đề tâm thần đặc biệt cao, bao gồm cả những suy nghĩ tự sát.

Tiến sĩ Ho và các đồng nghiệp đã làm khảo sát trên 12.382 người giữa năm 2009 và năm 2012. Họ tập trung vào 351 người bệnh vẩy nến (2,8%) và 968 người có dấu hiệu trầm cảm nặng (16,5%).

Tác giả của nghiên cứu Dr. Ho cho biết: "Một số yếu tố hoặc cơ chế chung của cả vẩy nến và trầm cảm có thể khiến bệnh nhân vẩy nến bị trầm cảm nặng. Cũng có thể do bệnh vẩy nến hoặc trầm cảm nặng có thể gây ra một loạt các sự kiện làm cho bệnh nhân dễ bị tổn thương hơn so với những người khác".

Một cơn đau tim và đột quỵ dường như không làm tăng nguy cơ trầm cảm nặng ở bệnh nhân vẩy nến. Các nhà nghiên cứu cũng không tìm thấy sự liên quan giữa mức độ nghiêm trọng của bệnh vẩy nến và nguy cơ trầm cảm cao.

Về cơ chế cụ thể, Tiến sĩ Gupta cho rằng bệnh vẩy nến và trầm cảm ảnh hưởng đến nhau, có thể khi bệnh nhân quá căng thẳng sẽ phá huỷ cơ chế miễn dịch của cơ thể.

Các chuyên gia da liễu nên làm gì để giúp bệnh nhân vẩy nến?

Tiến sĩ Roger S. Ho đề nghị bệnh nhân nên khám sàng lọc 2 yếu tố sau trong 2 tuần qua:

- Có tình trạng không quan tâm hoặc thích thú làm việc không?

- Cảm thấy thất vọng, chán nản hay không?

Thử nghiệm được xem là "dương tính" nếu bệnh nhân trả lời có cho một trong hai câu hỏi, bất kể họ thường xuyên bị các triệu chứng lo lắng như thế nào. Trong trường hợp đó, tiến sĩ Roger S. Ho nói, bác sĩ da liễu nên nói chuyện với bệnh nhân về chứng trầm cảm và khuyến khích họ kiểm tra thường xuyên.

Về phần mình, Tiến sĩ Gupta nói nên theo dõi trầm cảm và các điều kiện như chứng rối loạn căng thẳng với các cảnh báo sau:

- Tuân thủ các phác đồ điều trị kém do thiếu động lực hoặc khó nhận thức.

- Phản ứng với các liệu pháp chuẩn cho bệnh vẩy nến.

- Thường xuyên tái phát bệnh vẩy nến không rõ nguyên nhân.

- Nghi ngờ tự gây thương tích.

- Xuất hiện các triệu chứng tâm thần như dễ khóc và suy nghĩ về tự sát.

Bên cạnh đó, cần có các cuộc tư vấn tâm thần nếu những dấu hiệu cảnh báo này xuất hiện ở bệnh nhân và tìm ngay cứu trợ nếu bệnh nhân có nguy cơ tự sát hoặc tự gây chấn thương.