Cách chữa vảy nến tại nhà đang là chủ đề nhận được sự quan tâm đông đảo từ cộng đồng. Bởi đây là phương pháp đem lại hiệu quả nhất định mà tương đối an toàn, đơn giản khi áp dụng. Hãy tham khảo ngay những thông tin sau đây để tìm được biện pháp phù hợp cho chính mình và người thân, bạn nhé!

Vảy nến là bệnh gì?

Vảy nến là bệnh da liễu mạn tính, ảnh hưởng đến 2 - 3% dân số thế giới. Tình trạng này cũng khá phổ biến ở Việt Nam, thường xuất hiện trong độ tuổi từ 10 - 50, tỷ lệ mắc phải ở nam và nữ là tương đương nhau.

Bệnh có các triệu chứng khá điển hình như: Xuất hiện những mảng da tấy đỏ, phía trên là vảy trắng bạc, vùng da xung quanh khô nứt, có khi chảy máu,... gây ngứa ngáy nhưng cũng có khi đau rát.

Hiện nay, vẫn chưa có kết quả khẳng định chính xác nguyên nhân hình thành vảy nến, tuy nhiên, nhiều tài liệu đã chỉ ra rằng, sự suy yếu của hệ miễn dịch là yếu tố hàng đầu khiến bệnh vảy nến bùng phát. Bình thường, hệ miễn dịch được ví như hàng rào bảo vệ cơ thể khỏi những tác nhân có hại từ môi trường. Tuy nhiên, vì một lý do nào đó khiến chúng nhận diện nhầm, tấn công chính những  tế bào biểu bì khỏe mạnh, khiến chúng tăng sinh và chết đi nhanh chóng, nhưng chưa kịp bong ra mà xếp chồng lên nhau, gây nên tổn thương thành mảng trên da, tróc vảy, sưng đỏ. Ngoài ra, một số tác nhân khác cũng khiến tình trạng vảy nến của bạn tiến triển tồi tệ hơn, chẳng hạn như:

- Thời tiết thay đổi đột ngột.

- Tổn thương, trầy xước da do tai nạn hoặc vết tiêm chủng, xăm mình.

- Nhiễm trùng đường hô hấp, đặc biệt do liên cầu khuẩn gây ra.

- Thói quen hút thuốc lá, sử dụng rượu, bia nhiều ngày.

- Thực phẩm dễ gây dị ứng như: Nhộng, tôm, cua,...

- Tác dụng phụ của một số nhóm thuốc như: Chống sốt rét, lithium, điều trị huyết áp,...

- Bệnh tiểu đường, tim mạch, béo phì, bệnh gan, thận,... cũng làm gia tăng nguy cơ bùng phát vảy nến.

Bệnh vảy nến có lây không?

Với những triệu chứng da sưng tấy, bong tróc của vảy nến thường khiến mọi người lầm tưởng bệnh có thể lây nhiễm từ người này sang người khác, nhưng thực tế không phải như vậy. Bởi nguyên nhân gây là do sự rối loạn của hệ thống miễn dịch chứ không liên quan trực tiếp đến tác nhân vi khuẩn hay virus nên không thể truyền sang người đối diện, kể cả khi tiếp xúc da kề da.

Mặc dù vậy, những vùng da tổn thương có thể lan rộng từ một vị trí sang các khu vực khác trên cơ thể nếu không được điều trị đúng cách. Ví dụ như, những trường hợp bị bệnh vảy nến thể mảng có tổn thương lan rộng ra khuỷu tay, đầu gối và da đầu. Một dạng bệnh nghiêm trọng khác là vảy nến đỏ da toàn thân xuất hiện trên hầu khắp cơ thể, gây ra các mảng tổn thương màu đỏ, có nguy cơ đe dọa đến tính mạng.

Tổng hợp cách chữa bệnh vảy nến tại nhà cực hiệu quả năm 2020

Bên cạnh các phương pháp trị liệu tại cơ sở chuyên khoa, cách chữa bệnh vảy nến tại nhà cũng đem lại những hiệu quả nhất định, giúp người mắc nhanh chóng khắc phục biểu hiện của mình. Dưới đây là một số ví dụ cụ thể:

Chất béo omega-3

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, axit béo omega-3 trong dầu cá (từ cá trích, cá bơn, cá thu, cá mòi, cá hồi,...), một số loại hạt, ngũ cốc, rau xanh (hạt chia, hạt óc chó, gạo lứt, cải xoăn, rau bó xôi,...) có thể làm giảm viêm và cải thiện các bệnh tự miễn như vảy nến. Tuy nhiên, khả năng này còn phụ thuộc vào loại thực phẩm, liều lượng và tình trạng bệnh cụ thể.

Tuy nhiên, một số người có thể gặp phải tác dụng phụ khi sử dụng dầu cá, chẳng hạn như: Buồn nôn, khó tiêu, đầy hơi, vị tanh trong miệng. Bên cạnh đó, những trường hợp sử dụng thuốc chống đông máu như warfarin (coumadin) sẽ có nguy cơ bị chảy máu cao hơn nếu họ bổ sung omega-3. Bởi vậy, trước khi muốn sử dụng, bạn hãy tham khảo kỹ ý kiến từ chuyên gia để tránh những nguy hiểm tiềm tàng và tốt nhất nên tiêu thụ thực phẩm chứa omega-3 hơn là dùng các dạng thực phẩm bổ sung.

Capsaicin

Capsaicin là một thành phần của ớt đỏ, nó đã chứng minh khả năng kháng viêm hữu hiệu, đồng thời giúp khắc phục nhanh các triệu chứng của bệnh vảy nến. Nghiên cứu trên lâm sàng cho thấy, hoạt chất này có khả năng cải thiện đáng kể về mức độ sần sùi trên da, bong tróc vảy, sưng đỏ và ngứa ngáy.

Hiện nay, dạng thuốc bôi chứa capsaicin được ứng dụng khá nhiều. Tuy nhiên, một số trường hợp nhận thấy có cảm giác châm chích ở khu vực bôi kem.

Curcumin

Curcumin là hoạt chất chính trong củ nghệ, được biết tới với khả năng chống oxy hóa, làm giảm phản ứng viêm trong cơ thể và cũng có thể làm ức chế sự phát triển của bệnh vảy nến. Bên cạnh đó, nghệ còn có khả năng làm lành da nhanh chóng nên khá hữu ích với những tổn thương ngoài da mà bệnh gây nên. Bạn có thể uống trực tiếp bột nghệ hoặc đắp lên vùng da bị vảy nến từ 3 - 4 tuần để nhận thấy sự cải thiện.

Nho oregon

Nho Oregon hay Mahonia aquifolium được biết đến là một loại thảo dược có thể giúp làm dịu phản ứng miễn dịch trong bệnh vảy nến nhờ các hoạt chất alcaloid trong cây. Ở một báo cáo về ba thử nghiệm lâm sàng năm 2018 trên tổng cộng 104 người, các tác giả kết luận rằng, kem bôi chứa M. aquifolium là một phương pháp an toàn, hiệu quả, ít tác dụng phụ đối với bệnh vảy nến nhẹ đến trung bình.

Giấm táo

Qua nhiều nghiên cứu và thực tế cho thấy, giấm táo có thể giúp làm dịu ngứa, rát khó chịu do bệnh vảy nến da đầu, mặc dù chúng không thích hợp để bôi lên những vùng da bị trầy xước. Giấm táo có đặc tính diệt vi khuẩn tự nhiên và làm giảm triệu chứng bệnh vảy nến. Bạn có thể pha loãng giấm với một lượng nước tương đương để sử dụng dễ dàng hơn.