Vảy nến là bệnh mạn tính có thể xuất hiện tại bất kỳ vị trí nào trên cơ thể, trong đó, da đầu thường được vảy nến “ghé thăm” nhiều nhất. Nhiều người thắc mắc: Bệnh vảy nến da đầu và cách điều trị hiệu quả là gì, có nguy hiểm không,… Để đi tìm lời giải cho những thắc mắc này, hãy đọc bài viết sau đây!
Vảy nến là bệnh gì?
Rất nhiều người thắc mắc: Vảy nến là bệnh gì hoặc hiểu sai thông tin về bệnh, khiến việc điều trị khó khăn.
Vảy nến là bệnh tự miễn mạn tính, thường xuyên tái phát. Bệnh gây ra các tổn thương ban đầu trên da như da đỏ, sưng, viêm và có thể ngứa ngáy. Hiện nay, 2 – 3% dân số thế giới mắc bệnh này nhưng việc điều trị gặp rất nhiều khó khăn do chưa có thuốc chữa khỏi vảy nến hoàn toàn.
Vảy nến có nhiều loại, cụ thể:
- Vảy nến thể mảng với các tổn thương như phân tích ở trên. Đây là thể bệnh phổ biến nhất với 80% người mắc vảy nến có thể này.
- Vảy nến thể giọt: Tổn thương vảy nến giọt đỏ, có vảy trắng thường nhỏ từ 2 – 20mm và tập trung ở cánh tay, chân hoặc toàn thân. Bệnh thường xuất hiện ở trẻ hoặc thiếu niên.
- Vảy nến thể mủ: Tổn thương đặc trưng là mụn đầu mủ trắng, thường tập trung ở bàn tay, bàn chân hoặc lan rộng ra toàn cơ thể.
- Vảy nến đỏ da toàn thân: Loại vảy nến này hiếm và rất nguy hiểm. Da của người mắc sẽ đỏ ửng lên, nóng rát và vảy bao phủ toàn thân.
- Vảy nến đảo ngược: Tổn thương da màu đỏ tươi, mịn màng, không có vảy, thường xuất hiện ở nách, háng, sau đầu gối,…
- Vảy nến thể khớp: Vảy nến tấn công khớp, gây đỏ, sưng, viêm khớp.
- Vảy nến thể móng: Móng bị đổi màu, sần sùi, biến dạng.
Dấu hiệu bệnh vảy nến da đầu
Vảy nến ở da đầu thường là các tổn thương thể giọt hoặc thể mảng. Hình thái tổn thương ở da đầu tương tự như ở các vị trí khác, bao gồm:
- Các mảng da bị đỏ, dày và bị viêm với các tế bào da chết màu trắng bạc trên da đầu, trán, cổ hoặc tai.
- Da đầu cực kỳ ngứa, có thể nứt và chảy máu.
- Tóc có thể rụng tạm thời. Tuy nhiên, đừng quá lo lắng vì tóc có thể mọc lại sau khi điều trị vảy nến.
Các triệu chứng này gây sự tự ti, mặc cảm cho người mắc.
Hình ảnh bệnh vảy nến da đầu
Nguyên nhân vảy nến da đầu
Hiện nay, nguyên nhân vảy nến là gì vẫn chưa được xác định. Các nhà nghiên cứu tin rằng, nó do sự rối loạn của hệ thống miễn dịch và yếu tố gen. Nguyên nhân gây vảy nến da đầu cũng tương tự như nguyên nhân gây ra bệnh này tại các vị trí khác.
- Sự rối loạn của hệ thống miễn dịch: Hệ thống miễn dịch là “hàng rào phòng thủ” của cơ thể, có tác dụng phát hiện, tiêu diệt các tác nhân gây bệnh như virus, vi khuẩn. Nhưng, trong trường hợp bệnh tự miễn như vảy nến, hệ thống miễn dịch lại tấn công các tế bào da, khiến các tế bào này bị rút ngắn quá trình sống. Chúng chết đi sau 3 – 4 ngày thay vì 28 – 30 ngày như bình thường và được đưa lên bề mặt da liên tục. Các tế bào da chết tích tụ trên bề mặt da, gây nên các tổn thương sưng, đỏ, viêm và có vảy trắng.
- Ngoài ra, vảy nến còn do các yếu tố khác kích hoạt, bao gồm:
+ Uống quá nhiều rượu, bia
+ Hút thuốc lá
+ Stress kéo dài
+ Chấn thương ngoài da
+ Đã từng bị nhiễm trùng, như viêm họng liên cầu khuẩn.
+ Sử dụng một số loại thuốc như thuốc hạ huyết áp, điều trị rối loạn lưỡng cực,…
+ Da bị cháy nắng.
Hiểu được đầy đủ thông tin về bệnh vảy nến da đầu và cách điều trị phù hợp, đúng cách sẽ giúp bạn có biện pháp cải thiện bệnh hiệu quả, đúng cách, tránh làm tình trạng trầm trọng hơn.
Cách chữa vảy nến da đầu tại nhà hiệu quả, an toàn
Hiện nay, chưa có cách chữa vảy nến khỏi hoàn toàn. Theo đó, hầu hết các phương pháp điều trị được thiết kế để giảm bớt triệu chứng và giảm nguy cơ bùng phát bệnh.
Theo dõi yếu tố kích hoạt bệnh vảy nến là bước đầu tiên trong việc giảm bùng phát, làm giảm sự khó chịu. Bởi biết được những gì góp phần vào việc bùng phát có thể giúp bạn tránh những tác nhân kích hoạt đó. Bạn có bị bùng phát vảy nến trong thời gian căng thẳng tại nơi làm việc không? Hãy thử thực hành một số kỹ thuật quản lý căng thẳng đơn giản như: Nghe bài hát yêu thích của mình, thiền trong 10 phút, thử một lớp tập thể dục mới, gọi điện cho bạn bè hoặc bất kỳ điều gì sẽ giúp bạn giảm stress. Bạn cần chú ý xem, liệu bệnh vảy nến da đầu của mình có bị kích thích bởi một loại dầu gội, xà phòng hay chất tẩy rửa nào đó không? Nếu có, hãy ngừng sử dụng nó. Thay đổi lối sống có thể giúp bạn kiểm soát tình trạng của mình và giảm nguy cơ bùng phát.
Ngoài việc tránh các yếu tố kích hoạt, chuyên gia có thể khuyên bạn phương pháp điều trị tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng và vị trí bệnh vảy nến da đầu. Nói chung, phương pháp điều trị toàn thân không được sử dụng cho bệnh vảy nến da đầu, trừ khi bạn có tổn thương ở nơi khác. Hơn nữa, da đầu dày hơn và có tóc nên việc điều trị bệnh vảy nến da đầu có thể khác với những vị trí khác. Một số phương pháp điều trị vảy nến da đầu phổ biến, bao gồm:
- Điều trị chống ngứa: Mặc dù vảy nến trên da đầu có thể cực kỳ ngứa, nhưng việc gãi có thể làm trầm trọng thêm triệu chứng khó chịu. Các phương pháp điều trị giúp giảm ngứa như: Dầu gội có chứa tinh dầu bạc hà hoặc axit salicylic, kem không kê toa, kem theo toa và đôi khi các túi nước đá cũng có thể giúp giảm nhẹ triệu chứng ngứa.
- Acid salicylic: Acid salicylic có thể giúp bong tróc lớp da khô đồng thời làm mềm tổn thương. Bác sĩ da liễu có thể khuyên bạn dùng dầu gội có chứa acid salicylic hoặc thoa acid salicylic lên các tổn thương để giúp cải thiện các triệu chứng bệnh vảy nến nhẹ.
Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng than hắc ín hoặc các loại thuốc theo toa để điều trị triệu chứng vảy nến da đầu.
- Liệu pháp ánh sáng có thể được sử dụng để kiểm soát các triệu chứng của bệnh.
- Ăn nhiều rau xanh, trái cây, các loại cá như cá hồi, cá trích, cá mòi,... các loại hạt như hạt điều, óc chó, hạnh nhân,...
- Hạn chế ăn các loại thịt đỏ, sữa nguyên kem, gia vị cay nóng.
- Không hút thuốc lá, hạn chế rượu bia và các chất kích thích.
- Bảo vệ da khỏi chấn thương, trầy xước,
- Thường xuyên dưỡng ẩm da, thoa kem chống nắng khi ra ngoài.
- Nghỉ ngơi điều độ, tránh căng thẳng, mệt mỏi.
Chúc anh sức khỏe!