Bệnh vẩy nến là bệnh ngoài da có vẩy mạn tính, dai dẳng, dễ tái phát, hiện nay chưa có phương pháp điều trị khỏi hoàn toàn. Người mắc không thoát khỏi tâm lý hoang mang lo sợ, vì bệnh ảnh hưởng nhiều tới chất lượng cuộc sống. Những tổn thương vẩy nến xuất hiện trên da có vẩy, viêm đỏ, cạo ra như sáp nến nên được gọi là bệnh vẩy nến. Vậy người bệnh vẩy nến cần làm gì để sống hòa bình với bệnh và làm thế nào để có thể tầm soát được bệnh và hạn chế bệnh tái phát? Tham khảo ngay sau đây!

Sử dụng thuốc bôi giúp hạn chế bệnh vẩy nến tái phát

Thuốc bôi có chứa các chất corticoid giúp thuyên giảm nhanh triệu chứng ngứa, đỏ. Nếu lạm dụng thuốc này kéo dài sẽ gây teo da, rậm lông, nổi mụn, đỏ da, nghiện thuốc, tăng nguy cơ bội nhiễm hoặc làm nặng thêm tình trạng bệnh... Thuốc có chứa chất calcipotriol, một dẫn xuất của vitamin D, giúp ngăn chặn sự tạo vẩy, chống viêm, đưa da về trạng thái bình thường. Tuy nhiên những thuốc này thường không sử dụng được lên mặt và hạn chế cho phụ nữ có thai.

Để lựa chọn những biện pháp an toàn hơn, hiện nay các nhà khoa học đã tim ra những loại thuốc từ thảo dược như: Phá cố chỉ, sói rừng, bán biên liên kết hợp thành phần chitosan được chiết xuất từ vở tôm cua cá giúp nhanh lành vết thương sạch vẩy giữ ẩm và hạn chế tái phát đặc biệt là sản phẩm không có tác dụng phụ.

Thuốc đường toàn thần trong hỗ trợ điều trị bệnh vẩy nến

Đối với việc sử dụng thuốc đường toàn thần cần có chỉ định cụ thể từ bác sĩ chuyên môn. Hiện nay cấm tuyệt đối việc sử dụng corticoid cho mọi thể vẩy nến. 

- Thuốc ức chế sự hình thành quá trình miễn dịch như cyclosporin.

- Thuốc ức chế miễn dịc như methotrexate.

- Thuốc chứa dẫn chất vitamin A là các thuốc đặc trị, được dùng cho trường hợp vẩy nến kháng trị hoặc vẩy nến mủ. Thuốc này cho kết quả tốt nhưng đắt tiền và nhiều tác dụng phụ.

- Các chế phẩm sinh học chứa chất alefacept và etanercept cũng có tác dụng tốt trên bệnh vẩy nến.

Tầm soát bệnh vẩy nến bằng dinh dưỡng

Để tầm soát bệnh vẩy nến và chung sống hòa bình với bênh. Ngoài việc dùng thuốc người bệnh cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý.

Sinh hoạt đúng cách

- Luôn giữ một tâm lý thoải mái, lạc quan.

- Giữ sức khỏe tốt, rèn luyện thể lực.

- Ăn uống đầy đủ dưỡng chất, nên ăn thực phẩm giầu Omega 3 như Sò, Cá thu, cá hồi, đồ biển…. Hoa quả nên ăn những trái xoài, đu đủ…

- Phòng ngừa và trị liệu sớm các nhiễm trùng đường hô hấp, răng miệng. 

- Thoa kem giữ ẩm, an toàn cho da hàng ngày.

Việc nên tránh khi bị bệnh vẩy nến 

- Gãi, chà xát thương tổn sẽ làm tình trạng vẩy nến thêm nghiêm trọng.

- Tự điều trị theo mách bảo hoặc dùng đi dùng lại đơn thuốc đã đỡ bệnh trước đây mà không qua ý kiến của bác sĩ chuyên khoa.

- Tắm nước quá nóng, điều này có thể làm nặng thêm tình trạng khô da tróc vẩy.

- Không nên sử dụng các chất kích thích như: rượu bia, thuốc lá, hay cà phê, sẽ ảnh hưởng tới thần kinh làm bệnh trở nên nghiêm trọng hơn rất nhiều. 

Tuy không chữa được khỏi hoàn toàn nhưng đây là bệnh lý lành tính, cần biết cách chung sống hòa bình với bệnh và thực thực hiện các biện pháp tầm soát giúp thuyên giảm các biểu hiện ngoài da, giảm nguy cơ dẫn đến các biến chứng nặng nề, khó chữa như tổn thương khớp, vẩy nến mủ hoặc bệnh cảnh đỏ da toàn thân.