Bệnh vẩy nến không phải là một trở ngại đối với các hoạt động ngoài trời. Ngược lại, tiếp xúc với ánh nắng mặt trời một cách khoa học có thể giúp ngăn chặn sự hoành hành của tế bào da bị bệnh, thúc đẩy tế bào khỏe mạnh phát triển.

Dùng ánh sáng để chữa bệnh vẩy nến đã không còn xa lạ!

Phương pháp sử dụng ánh nắng mặt trời từ lâu đã được áp dụng dưới hình thức chiếu tia UPV, UPA... Thông thường, tế bào da phát triển từ các lớp bên trong rất chậm, và để được tiếp xúc với bề mặt bên ngoài, quá trình này kéo dài một tháng. Tuy nhiên, đối với bệnh vẩy nến, quá trình thay mới đó chỉ diễn ra trong 4-5 ngày, các tế bào mới sinh ra trước khi các tế bào cũ kịp mất đi, dẫn tới tích tụ trên bề mặt da, tạo thành bong tróc, mẩn đỏ và ngứa. 

Bác sĩ da liễu Denise Mago (Mỹ) nói rằng, ánh sáng mặt trời có thể ngăn chặn hoạt động quá mức của các tế bào da ở bệnh vẩy nến và làm chậm sự tích tụ trên bề mặt da: "Ánh sáng mặt trời tạo ra những đợt sóng dài hơn so với tia cực tím và bao quát hơn" ông nói. Tuy nhiên, nếu tiếp xúc quá nhiều với ánh sáng mặt trời có thể sẽ phản tác dụng và gây trì hoãn cho việc điều trị bệnh vẩy nến. 

Điều đầu tiên Denise khuyên mỗi bệnh nhân của mình là nên thảo luận với bác sĩ da liễu về lượng ánh sáng cần tiếp xúc. Sau mỗi tuần thì thời gian tiếp xúc có thể tăng khoảng 5 phút. Hơn nữa, dù là người bị vẩy nến hay khỏe mạnh, thì cũng chỉ nên tắm nắng trước 11 giờ sáng và sau 3 giờ chiều. Khi tắm nắng nên sử dụng kem chống nắng có chỉ số SPF 50 trở lên, rửa bằng xà phòng cho da nhạy cảm và sử dụng kem dưỡng ẩm để làm ướt da, giữ nước.

Khi tiếp xúc với nước biển và hồ bơi, các bác sĩ da liễu đã nhấn mạnh rằng "không cần phải lo lắng về các tác động của nước biển trên da với bệnh vẩy nến, nhưng hãy nhớ rằng, nước clo trong những hồ bơi sẽ khiến khô da".