Vẩy nến là bệnh mạn tính, tái phát nhiều lần trong đời và mang đến nhiều phiền toái cho người bệnh. Tại sao vẩy nến thường tái phát? Tìm hiểu ngay sau đây.

Lý giải lý do vẩy nến thường xuyên tái phát

Vẩy nến là bệnh mạn tính hiện nay chưa có phương pháp điều trị khỏi hoàn toàn. Người bệnh sẽ phải sống chung với bệnh suốt đời mà không biết nó sẽ bùng phát vào lúc nào. Dưới đây là lý giải cho thắc mắc tại sao vẩy nến lại thường xuyên tái phát?

Do sự suy yếu của hệ thống miễn dịch

Nguyên nhân sâu xa dẫn đến vẩy nến là do sự rối loạn, suy yếu của hệ thống miễn dịch, khiến các bạch cầu, ở đây là tế bào T tấn công các tế bào khỏe mạnh của cơ thể thay vì bảo vệ nó.

Tế bào T hoạt động quá mức cũng làm tăng sinh tế bào da. Đây là quá trình liên tục. Các tế bào da được sản xuất liên tục và “chết yểu” (chết sau 3 – 4 ngày thay vì 30 ngày như bình thường). Sau đó, các tế bào này di chuyển đến lớp ngoài cùng của da quá nhanh và tích tụ thành các mảng dày, có vẩy trên bề mặt da khiến da bị tổn thương, sưng đỏ và viêm.

Tiền sử gia đình

Đây là một trong những yếu tố nguy cơ quan trọng nhất và bạn không thể phòng ngừa hoặc can thiệp. Nếu bạn có cha hoặc mẹ bị vẩy nến thì bạn có 8% nguy cơ bị vẩy nến, còn nếu cả bố và mẹ đều bị vẩy nến thì bạn sẽ có nguy cơ bị bệnh này lên đến 41%.

Nhiễm virus và vi khuẩn

Những người bị nhiễm HIV có nguy cơ phát triển bệnh vẩy nến hơn những người có hệ miễn dịch khỏe mạnh. Trẻ em và thanh thiếu niên bị nhiễm trùng tái phát, đặc biệt là viêm họng liên cầu khuẩn, cũng có thể có nguy cơ gia tăng.

Căng thẳng, stress thường xuyên

Căng thẳng có thể ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch của bạn, mức độ căng thẳng cao có thể làm tăng nguy cơ bệnh vẩy nến. Do đó, nếu bạn không học được cách kiểm soát sự căng thẳng thì bị vẩy nến cũng điều dễ hiểu.

vay-nen-da-mat.jpg

Căng thẳng, stress dẫn đến vảy nến 

Béo phì

Trọng lượng dư thừa làm tăng nguy cơ bệnh vẩy nến. Tổn thương mảng bám liên quan ở tất cả các loại bệnh vẩy nến thường phát triển ở nếp gấp và nếp nhăn trên da như da sau gối, nách, háng, mông, da bụng,... Do đó, hãy giảm cân để tránh bị vẩy nến nói riêng và các vấn đề sức khỏe khác nói chung.

Hút thuốc

Hút thuốc lá không chỉ làm tăng nguy cơ bệnh vẩy nến mà còn làm tăng mức độ nghiêm trọng của bệnh. Hút thuốc cũng có thể đóng một vai trò trong sự phát triển ban đầu của bệnh.

Ngoài các yếu tố trên, vẩy nến còn thường xuyên tái phát do:

- Tổn thương da, chẳng hạn như vết cắt hoặc vết xước, vết cắn hoặc cháy nắng nặng.

- Uống quá nhiều rượu.

- Thiếu vitamin D.

- Sử dụng một số loại thuốc như: Thuốc điều trị rối loạn lưỡng cực, thuốc điều trị tăng huyết áp như thuốc chẹn beta, thuốc chống sốt rét và iod.

Chính những điều trên khiến vẩy nến không thể chữa khỏi và thường xuyên tái phát.

Cách phòng ngừa vẩy nến tái phát được nhiều người áp dụng

Khi bạn bị bệnh vẩy nến, điều quan trọng là phải làm theo lời khuyên của chuyên gia. Tuy nhiên, bạn có thể tự mình làm rất nhiều điều để giúp kiểm soát và ngăn ngừa bùng phát. Hãy tham khảo các cách dưới đây:

Sử dụng các loại kem dưỡng ẩm

Các triệu chứng vẩy nến sẽ trở nên tồi tệ hơn khi da của bạn bị khô, vì vậy hãy giữ ẩm cho da với các loại kem dưỡng. Để giúp loại bỏ vẩy, bạn có thể thoa kem lên các vị trí tổn thương da, sau đó bọc khu vực này với bọc nhựa hoặc vật liệu chống thấm khác. Để nguyên trong vài giờ, sau đó tháo ra.

Tránh thời tiết khô, lạnh

Khí hậu có thể có ảnh hưởng lớn đến bệnh vẩy nến. Đối với nhiều người, thời tiết lạnh, khô làm cho các triệu chứng tồi tệ hơn. Do đó, hãy giữ da của bạn tránh xa các điều kiện thời tiết có thể khiến da bị khô.

Sử dụng máy tạo độ ẩm

Điều quan trọng là giữ cho làn da của bạn được cung cấp độ ẩm thường xuyên. Hãy bật máy tạo ẩm cho da khi thời tiết hanh, khô.

Tránh dùng các thuốc có thể gây bùng phát vẩy nến

 Hãy cho chuyên gia của bạn biết về tất cả các loại thuốc bạn uống, ngay cả những loại thuốc không kê đơn và hỏi xem chúng có ảnh hưởng đến bệnh vẩy nến của bạn không. Thuốc được biết là làm cho bệnh vẩy nến tồi tệ hơn bao gồm: Thuốc được sử dụng để điều trị rối loạn tâm thần; Thuốc tim mạch…

Nếu bạn đang sử dụng bất kỳ loại thuốc nào trong số những loại thuốc này, hãy hỏi chuyên gia về các loại thuốc thay thế.

Tránh các vết xước, vết cắt, vết sưng và nhiễm trùng 

Điều quan trọng hơn đối với những người mắc bệnh vẩy nến là tránh va đập và vết cắt trên da. Chấn thương trên da có thể gây bùng phát hiện tượng Koebner – hiện tượng vẩy nến hình thành trên các vết thương da như hình xăm, vết tiêm chích, vết trầy xước,... Đặc biệt, hãy cẩn thận khi cạo râu, tránh châm cứu, xăm mình và cố hết sức để ngăn ngừa côn trùng cắn.

Tận hưởng ánh nắng mặt trời, nhưng không được quá nhiều

Tia cực tím trong ánh sáng mặt trời làm chậm sự tăng trưởng của các tế bào da, do đó, việc sử dụng ánh nắng mặt trời vừa phải là rất tốt. Nhưng bạn chỉ nên tắm nắng khoảng 20 phút mỗi ngày và đừng quên sử dụng kem chống nắng bởi cháy nắng có thể khiến vẩy nến nặng hơn và làm tăng nguy cơ ung thư da. 

Giảm căng thẳng

Căng thẳng kéo dài có thể gây bùng phát vẩy nến. Vì vậy, hãy cố gắng làm giảm sự lo lắng của bạn bằng các kỹ thuật thư giãn như thiền hoặc yoga.

Hạn chế uống rượu

Uống nhiều rượu có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng vẩy nến, đặc biệt là ở nam giới. Rượu có thể nguy hiểm nếu bạn đang sử dụng một số loại thuốc điều trị vẩy nến, vì vậy hãy trao đổi với chuyên gia của bạn.

ruou-bia-va-benh-vay-nen.jpg

Hạn chế bia rượu giúp giảm vảy nến 

Tập thể dục, ăn uống đúng cách và duy trì cân nặng khỏe mạnh

Mặc dù không có nghiên cứu nào cho thấy mối liên quan giữa chế độ ăn uống và bệnh vẩy nến nhưng các chuyên gia khuyên những người mắc bệnh này ăn một chế độ ăn uống cân bằng có nhiều trái cây và rau quả. Một số người nói rằng, các triệu chứng của họ cải thiện khi họ loại bỏ sữa hoặc gluten trong thực đơn ăn uống hàng ngày. Tập thể dục cũng có thể hữu ích. Một số nghiên cứu cho thấy trọng lượng dư thừa có thể kích hoạt đợt bùng phát của vẩy nến, vì vậy, bạn nên giữ cân nặng khỏe mạnh.