Bệnh vẩy nến thường bị nhầm lẫn với một số bệnh khác, đặc biệt là nấm ngoài da. Bởi thế, việc nắm bắt và hiểu rõ về các triệu chứng, sự khác biệt giữa 2 loại bệnh này có thể giúp cho bệnh nhân lựa chọn được phương pháp điều trị thích hợp.

Bệnh vẩy nến và nấm ngoài da có những khác biệt nhất định

Bệnh vẩy nến và nấm ngoài da dễ gây nhầm lẫn trong chẩn đoán, tuy nhiên, chúng ta vẫn có thể phân biệt dựa vào các triệu chứng bệnh. Khi mắc vẩy nến, bệnh nhân thường phát triển những mảng màu đỏ, sau đó lớp vẩy màu trắng, bạc bắt đầu xuất hiện trên các mảng đỏ da. 

Với nấm ngoài da, bạn có thể bị một mảng da màu đỏ, có lớp vẩy xung quanh, phân thành biên giới rõ ràng với vùng da khỏe mạnh. Dưới đây là một số triệu chứng thường gặp ở 2 bệnh, để chúng ta có thể phân biệt cụ thể hơn.

59.jpg

Hình ảnh bệnh vảy nến

Dấu hiệu và các triệu chứng ở bệnh vẩy nến:

- Da khô và nứt, có thể bị chảy máu.

- Đau nhức trên các vùng da tổn thương.

- Cảm giác ngứa.

- Có thể bị bệnh trên 1 diện tích da lớn.

Dấu hiệu nấm ngoài da và các triệu chứng:

- Mảng đỏ có thể ngứa hoặc không.

- Một vòng tròn có lớp viền vẩy xung quanh, phân cách rõ ràng với vùng da khỏe mạnh.

- Nứt nẻ da, rụng tóc khi bị nấm đầu, móng tay có thể dày hoặc nâu vàng.

Trên đây là một số dấu hiệu điển hình ở bệnh vẩy nến và nấm ngoài da, có thể giúp chúng ta phân biệt được 2 bệnh này.

Về điều trị, khi mắc nấm ngoài da, bác sĩ có thể cho bệnh nhân sử dụng các loại thuốc mỡ, kem bôi ngoài da hoặc thuốc kháng nấm. Nếu được chữa tích cực, nhiều trường hợp thường khỏi sau 2-4 tuần. Trong khi đó, không có cách chữa trị triệt để bệnh vẩy nến, phương pháp điều trị chỉ giúp làm giảm triệu chứng cũng như các đợt bùng phát. Thuốc được sử dụng là thuốc mỡ bôi, thuốc uống, thuốc tiêm hoặc liệu pháp ánh sáng. Tuy nhiên, mỗi phương pháp đều tiềm ẩn những tác dụng phụ lâu dài tới cơ thể.  

Cả hai bệnh vẩy nến và nấm ngoài da đều gây khó chịu và mất thẩm mỹ. Trong khi nấm ngoài da có thể chữa khỏi bằng một số phương pháp điều trị tương đối nhanh chóng, thì bệnh vẩy nến lại trở nên “bướng bỉnh” hơn. Thêm vào đó, vẩy nến là bệnh mạn tính, có nghĩa là bạn gần như phải chịu đựng nó suốt đời!